- KKTL trong kỹ năng tiến hành kiểm tra, đánh giá của sinh viên.
5 Do lượng tri thức tiếp thu ở trường SP là quá lớn 49 147 1 102 10 10 29 2.3 6Do tính chất học tập ở trường CĐ30906312617172332
3.5.1. Chân dung thứ nhất.
Sinh viên Lê Thị Huyền, khoa Nhạc - Hoạ, sinh năm 1985, quê quán tại An Đức 1 - Vĩnh Quang - Vĩnh linh - Quảng Trị. Thành phần gia đình: công nhân. Bố mẹ Huyền trước đây công tác tại nông trường bò sữa Lâm đồng. Đến năm 1990 về nghỉ ở nhà làm ruộng. Hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn. Từ năn 1991 đến năm 1993 Huyền theo học chương trình phổ thông tại Vĩnh Linh, Quảng Trị. Do điều kiện hoàn cảnh gia đình, bố mẹ Huyền mải bươn trải để kiếm sống nên ít có điều kiện thời gian chăm lo việc học tập của Huyền. Bên cạnh đó, vào đầu những năm 90 xã Vĩnh Quang là một xã nghèo của Tỉnh. Điều kiện, cơ sở vật chất, trình độ của giáo viên…còn nhiều hạn chế. Bản thân Huyền chưa nỗ lực cố gắng nên em đã gặp rất nhiều KKTL trong hoạt động học tập. Kết quả học ở phổ thông và thi tốt nghiệp đều xếp
loại trung bình. Năm 2003 Huyền tốt nghiệp phổ thông, nhưng do biết lực học chưa tốt nên em quyết định nghỉ một năm ở nhà ôn tập. Năm 2004, Huyền quyết định dự thi vào khoa Nhạc - Hoạ trường ĐHSP Huế, sau đó lấy điểm xét tuyển vào khoa Nhạc - Hoạ trường CĐSP Quảng Trị với số điểm vừa đủ vào trường. Ngay từ khi còn học phổ thông, Huyền đã gặp nhiều KKTL trong hoạt động học tập dẫn đến việc bị hổng kiến thức. Trước mục đích, yêu cầu cao của hoạt động học tập ở trường CĐ đã gây ra không ít KKTL trong quá trình học tập của em. Hết học kỳ I, kết quả học tập TBC của em là: 4,72, xếp loại yếu.
* Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập biểu hiện qua ba mặt: nhận thức, thái độ, hành vi.
Qua trao đổi với chúng tôi em Huyền cho biết, em gặp phải rất nhiều KKTL trong hoạt động học tập. Biểu hiện dàn đều trên tất cả 3 mặt: nhận thức, thái độ và hành vi. Kết quả cụ thể chúng tôi trình bầy ở bảng 28.
Bảng 30: Tổng hợp khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập.
STT Số lượng Các mặt ∑ X 2.8 TB 1 Nhận thức 21 3.0 1 2 Thái độ 18 2.6 3 3 Hành vi 20 2.9 2 * Nhận xét:
Kết quả bảng 28 cho thấy, Huyền đã gặp rất nhiều KKTL trong hoạt động học tập với X = 2.8 (kết quả này này nằm trong khung khó khăn ở mức độ cao). Khó khăn trong hoạt động học tập của em Huyền trải đều ở ba mặt. Trong đó, Huyền gặp khó khăn nhất ở mặt nhận thức với X = 3.0, xếp thứ bậc 1. Khó khăn về mặt hành vi xếp thứ 2 với X = 2.9, tiếp theo là khó khăn về mặt thái độ với X = 2.6 xếp thứ 3. Như vậy cả 3/3 mặt đều có X > 2.
Qua quá trình trò chuyện, phỏng vấn Huyền cho biết, em gặp khó khăn ở tất cả các kỹ năng trong từng khâu của hoạt động học tập. Đặc biệt là khó khăn trong các kỹ năng ở khâu “làm việc độc lập với sách và tài liệu”; “tự học và sắp xếp thời gian học tập”; “chuẩn bị và tiến hành xêmina”. Đều có X = 3.0. Kết quả
này chứng tỏ rằng, khi phải thay đổi môi trường học tập mới khả năng thích ứng với hoạt động học tập cuả Huyền là rất kém. Huyền cũng cho biết em nhận thức được tất cả những khó khăn mình gặp phải. Do vậy trong quá trình học tập em luôn cố gắng chăm chỉ học tập “lấy cần cù bù khả năng”. Tuy vậy, do chưa biết cách vận dụng các kỹ năng trong quá trình học tập nên kết quả học tập của vẫn rất kém. Vậy nguyên nhân nào gây ra những khó khăn kể trên ở em Huyền?
* Tiến hành điều tra cho thấy, có rất nhiều nguyên nhân gây ra khó KKTL mà Huyền gặp phải. Theo Huyền các nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng nhiều nhất là: “Do lực học của bản thân”; “do chưa có phương pháp học tập hợp lý”; “do rụt rè, nhút nhát, không chịu học hỏi”… Huyền cho biết do hoàn cảnh gia đình và khả năng nhận thức chậm nên em thường mặc cảm với bạn bè, ngại trao đổi. Mỗi khi gặp khó khăn em thường tự mình mò mẫm tìm hướng giải quyết. Chính việc tự mò mẫn này càng làm cho Huyền bế tắc trong việc vận dụng các kỹ năng của hoạt động học tập cũng như việc tìm ra phương pháp học tập hợp lý cho bản thân. Bên cạnh đó theo Huyền những nguyên nhân khách quan cũng có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động học tập của em. Trong đó, nguyên nhân khách quan ảnh hưởng nhiều nhất là “do thiếu sách, giáo trình, tài liệu”; “do kiến thức tiếp thu trong một ngày là quá nhiều”; “do ít được hướng dẫn về phương pháp học tập”… Huyền cho biết, muốn khắc phục khó khăn trong học tập, do đặc thù môn học cần phải có đàn mới có thể ôn luyện kịp thời, khắc sâu tri thức lĩnh hội. Do phương tiện học tập thiếu thốn, cộng với việc hiện nay tài liệu, sách học tập của các môn học năng khiếu thiếu trầm trọng. Mặt khác, khi học ở CĐ đòi hỏi sinh viên cũng phải có tính độc lập, tự chủ cao. Song những khả năng này ở Huyền còn hạn chế. Tất cả những lý do trên khiến Huyền đã gặp rất nhiều KKTL trong hoạt động học tập.
Khi tiếp xúc với em Huyền, ấn tượng để lại cho chúng tôi là, em rất rụt rè, ngại giao tiếp với mọi người, khả năng giao tiếp còn yếu, thiếu tự tin vào bản thân.
* Chính những khó khăn kể trên đã ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả học tập của Huyền.
Kết quả học tập kỳ I, năm học 2004 – 2005 của sinh viên Lê Thị Huyền:
TLHĐC Anh văn Dân ca Tập đọcnhạc LSANVN& TG NL cơ bản Triết học MHĐC TBC họckỳI Xếp loại Học kỳ I Học lực Rèn luyện 4 2 5 3 6 6 6 4 4.72 Yếu kháTB