TRƯỜNG VIỆT NAM
3.1.1. Dự báo thị trường sữa Việt Nam tới năm
3.1.1.1. Bối cảnh thị trường sữa trên thế giới
Ngành sản xuất sữa toàn cầu đang đối mặt với thách thức của việc nhu cầu sữa đang tăng với tốc độ hiện tại trong thập kỷ tới. Trong thập kỷ qua việc buôn bán sữa bột trên toàn cầu khá ổn định, nhưng kể từ 2006 đã tăng tốc với mức 8% mỗi năm tính về khối lượng, do điều kiện thắt chặt hơn trên thị trường vốn đã được thắt chặt. Tăng trưởng thương mại đã được đáp ứng bằng việc sản xuất sữa mạnh hơn và tăng cường hoạt động xuất khẩu bởi các nhà xuất khẩu lớn.
Hình 3. 1. Tăng trưởng nhu cầu xuất khẩu thế giới (ngàn tấn, 2001-2012)
(Nguồn http://vcn.vnn.vn từ năm 2001-2012)
Ghi chú:
- Whey Powder (Bột váng sữa),
- SMP = Skim milk Powder (Bột sữa nghèo bơ);
- WMP - Whole milk powder - (Bột sữa toàn phần).
- Tăng nhập khẩu sữa bột (ngàn tấn, 2001-2012)
Bên cạnh đó theo dự đoán của các nhà phân tích thị trường, trong những năm tới nhu cầu sữa toàn cầu sẽ vượt quá nguồn cung. Theo OECD - FAO cho đến năm 2020 sản lượng sữa dự kiến của toàn cầu sẽ tăng ở mức 2% mỗi năm, trong khi đó nhu cầu về thương mại dành cho các thị trường đang phát triển sẽ tiếp tục tăng nhanh hơn nhiều so với năng lực của các nhà xuất khẩu có thể cung cấp.
Hình 3. 2. Tăng trưởng kinh tế đã qua và kế hoạch ở các thị trường sữa Châu A đang phát triển
(Nguồn:http://vcn.vnn.vn)
Biểu đồ trên biểu thị tốc độ tăng trưởng kinh tế đã qua và kế hoạch ở các thị trường sữa Châu Á đang phát triển. Qua biểu đồ trên có thể thấy cơ hội cho sự tăng
trưởng nhu cầu về sữa ở phần thế giới đang phát triển là đáng kể và sẽ tiếp tục phát triển với GDP tăng lên tạo nên tăng thu nhập của các gia đình. Tại các đô thị do việc tăng di cư sẽ đẩy tăng trưởng nhu cầu sữa nhanh hơn ở một số vùng khác, vì dân chúng làm việc tại thành phố sẽ kiếm được nhiều tiền hơn và vì thế sẽ tìm kiếm một chế độ dinh dưỡng tốt hơn và đa dạng trong bữa ăn của họ. Sự tăng trưởng mạnh mẽ dự kiến trong nền kinh tế châu Á và các nước Đông Bắc Phi sẽ tạo cơ hội lớn nhất cho việc mở rộng thị trường sữa. Ngành sữa cũng sẽ được hình thành như là một yếu tố quan trọng trong việc tạo nên bữa ăn giàu protein ở các khu vực này.
3.1.1.2. Dự báo thị trường sữa Việt Nam
Sự gia tăng trong nhu cầu sữa của toàn thế giới cũng có sự ảnh hưởng không nhỏ đến ngành sữa Việt Nam. Việt Nam được đánh giá là thị trường tiêu thụ sữa tiềm năng. Điều này là bởi Việt Nam là một quốc gia đông dân, cơ cấu dân số trẻ với mức tăng dân số cao khoảng 1,2%/năm, tỷ lệ tăng trưởng GDP 6-8%/năm, thu nhập bình quân đầu người tăng 14,2%/năm.4 Những yếu tố này kết hợp với xu thế cải thiện thiện sức khỏe và tầm vóc của người Việt Nam khiến cho nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa luôn giữ mức tăng trưởng cao.
Năm 2010, trung bình mỗi người Việt Nam tiêu thụ khoảng 15 lít sữa/năm, thấp hơn so với các nước trong khu vực như Thái Lan 34 lít/người/năm, Trung Quốc 25 lít/người/năm. Dự báo đến năm 2020, con số này sẽ tăng gần gấp đôi, lên đến 28 lít sữa/năm/người.
Hình 3. 3. Tiêu thụ sữa bình quân đầu người của Việt Nam (kg/người/năm)