Các nhân tố vi mô

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sy Phát triển hệ thống phân phối sản phẩm của tập đoàn TH true milk trên thị trường việt nam (Trang 35 - 38)

1.4.1.1 . Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Môi trường bên trong công ty bao gồm nguồn lực về con người, vật chất kỹ thuật, tài chính của công ty. Những yếu tố này ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động kinh doanh của công ty.

Nhân lực luôn là vấn đề quan trọng trong mỗi công ty để đảm bảo cho công ty hoạt động hiệu quả.Chất lượng của nhân sự cao cấp và đội ngũ nhân viên kinh doanh của công ty có vai trò quan trọng trong phát triển hệ thống phân phối.Trong đó các cấp lãnh đạolà những người quyết định có nên phát triển hệ thống phân phối hay không, phát triển theo hướng nào? Là do các nhân sự cấp cao quyết định.Việc phát triển hệ thống phân phối có thực sự hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào các nhân sự cấp cao này.

Nguồn lực tài chính

Nguồn lực tài chính là vấn đề quan trọng nhất trong việc phát triển công ty. Với nguồn tài chính hiện có, việc phân bổ nguồn vốn vào các mặt hàng trọng điểm, sử dụng vốn hiệu quả, tập trung vào mặt hàng chiến lược cũng là một trong các yếu tố phát triển hệ thống phân phối. Việc phát triển hệ thống phân phối có vai trò mở rộng các trung gian thương mại, tập trung mở rộng thị trường không hẳn thành công ngay mà còn cần phải có thời gian để khách hàng chấp nhận do đó cần có lượng vốn vừa đủ lớn để duy trì và phát triển thị trường mục tiêu của doanh nghiệp.

Nguồn lực vật chất kỹ thuật

Các yếu tố về vật chất kỹ thuật cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối hàng hóa phát triển hệ thống phân phối của công ty. Kho chứa hàng đảm bảo hàng hóa được bảo quản theo đúng tiêu chuẩn thì chất lượng của hàng hóa sẽ không ảnh hưởng, bên cạnh đó các yếu tố như xe tải, xe chở hàng cần đáp ứng kịp thời cho việc cung ứng hàng hóa sẽ là một yếu tố phát triển tốt hệ thống phân phối để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

Đóng vai trò quan trọn vào hoạt động phát triển hệ thống phân phối của doanh nghiệp.Các doanh nghiệp đều xác định rõ chức năng hoạt động của từng phòng ban cá nhân để phân công công việc được hiệu quả. Qua dó các phòng ban phải có nghĩa vụ, quyền lợi cụ thể trong việc điều hành và phát triển hoạt động hệ thống phân phối. Cấu trúc của công ty càng khoa học thì hiệu quả sẽ càng cao vì các

quyết định, các chiến lược thay đổi hệ thống phân phối sẽ được thực hiện nhanh chóng kịp thời.

Văn hóa doanh nghiệp

Đó là các chuẩn mực, khuân mẫu giá trị truyền thống mà mỗi thành viên trong doanh nghiệp tôn trọng và tuân theo, hay đó chính là các văn hóa doanh nghiệp mà nhân viên trong công ty đã tạo nên góp phần xấy dựng hình ảnh của doanh nghiệp, đóng góp vào sự phát triển hệ thống phân phối. Một khi doanh nghiệp xây dựng đươc hình ảnh công ty tốt đẹp thì chính các đối tác, các thành viên trong hệ thống phân phối cũng sẽ tin tưởng hơn vào doanh nghiệp và hợp tác sẽ nhiệt tình hiệu quả.

1.4.1.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Môi trường vi mô

- Nhà cung cấp. Cần có mối quan hệ tốt với nhà cung cấp có uy tín vì nhà cung cấp có vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thống phan phối. Nhà cung cấp sẽ cung cấp hàng hóa kịp thời khi có nhu cầu mà còn đảm bảo chất lượng. Với những nhà cung cấp có uy tín,và có thương hiệu họ luôn đảm bảo việc cung ứng hàng hóa kịp thời , đúng số lượng và chất lượng cho khách hàng và không tăng giá khi hàng hóa khan hiếm. Khi đó các doanh nghiệp kinh doanh có đủ nguồn hàng cung cấp kho khách hàng kịp thời đúng lúc. Nó giúp cho hệ thống phân phối của doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và thông suốt.

- Khách hàng chính là thị trường của doanh nghiệp. Những thay đổi trong việc sử dụng hàng hóa sẽ làm thay đổi trong hệ thống phân phối. Đặc điểm của khách hàng mục tiêu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc lựa chọn kênh. Những yếu tố quan trọng cần xem xét về đặc điểm khách hàng là qui mô, cơ cấu, mật độ và hành vi khách hàng. Khách hàng càng phân tán về địa lý thì kênh càng dài. Khách hàng mua thường xuyên từng lượng nhỏ cũng cần kênh dài. Mật độ khách hàng trên một đơn vị diện tích càng cao càng nên sử dụng kênh phân phối trực tiếp. Nguyên nhân làm cho các sản phẩm tiêu dùng công nghiệp thường được bán trực tiếp là các

khách hàng công nghiệp có số lượng ít nhưng qui mô của mỗi khách hàng lớn và tập trung về mặt địa lý.

- Đối thủ cạnh tranh. Thị trường sữa luôn là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp vì vậy rất nhiều doanh nghiệp đã tham gia vào thị trường này do vậy mà cạnh tranh vô cùng gay gắt là yếu tố tất yếu. Đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp sản xuất, đại lý nhà phân phối độc quyền. Các doanh nghiệp luôn muốn chiếm được thị phần rộng nhất và chiếm ưu thế nhất trên thị trường, nên luôn nỗ lực mở rộng thị trường thong qua phát triển hệ thống phân phối sao cho có hiệu quả nhất. Qua việc cạnh tranh giữa các đối thủ nó cũng đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc quyết định phát triển hệ thống phân phối của các doanh nghiệp kinh doanh.

- Cơ quan hữu quan tác động tới chính sách thuế các chính sách hỗ trợ, chính sách thị trường, chống hàng giải hàng nhái hàng kém chất lượng.Hoạt động kinh doanh của công ty cũng chịu nhiều ảnh hưởng của cách chính sách nhà nước như chính sách thuế, chính sách về quản lý chất lượng…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sy Phát triển hệ thống phân phối sản phẩm của tập đoàn TH true milk trên thị trường việt nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w