II. Các giải pháp cụ thể:
6. Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND thành phố
2.2. Kiến nghị với địa phương:
1. Để có thể thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm được giao thì các Ban phải đủ mạnh, cả về phẩm chất và trình độ, năng lực. Tổ chức của các Ban HĐND thành phố cần được tăng cường hơn, chủ yếu về tiêu chuẩn, chất lượng các thành viên Ban. Có như vậy mới có điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban nói riêng, của HĐND thành phố nói chung, nhất là trong điều kiện thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường.
2. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các Ban, đề nghị các khoá HĐND thành phố tiếp theo, trước mắt là nhiệm kỳ HĐND thành phố khoá VIII, nên cơ cấu đại biểu của Ban bảo đảm cân đối giữa đại biểu có trình độ nghiên cứu về cơ chế, chính sách chung ở tầm cả thành phố với đại biểu có kiến thức chuyên ngành; cân đối hợp lý giữa đại biểu công tác ở cấp thành phố với đại biểu công tác ở các địa phương, có tính đến sự kế thừa giữa các nhiệm kỳ HĐND thành phố. Ngoài các tiêu chuẩn của đại biểu HĐND thành phố, các thành viên Ban cần phải có tiêu chuẩn am hiểu tương đối sâu về nghiệp vụ, chuyên môn thuộc các lĩnh vực mà Ban đảm nhiệm. Bộ phận lãnh đạo Ban, ngoài những tiêu chuẩn chung, phải gồm những người có tâm huyết với lĩnh vực phụ trách, có ý thức trách nhiệm cao đối với công việc. Từng thành viên Ban phải có điều kiện hoạt động, có thể dành thời gian và công sức tối thiểu cho hoạt động của Ban. Cần có quy định về thời gian tối thiểu trong năm mà các đại biểu HĐND thành phố dành cho công tác HĐND nói chung, thời gian tối thiểu mà các thành viên Ban hoạt động kiêm nhiệm dành cho hoạt động của các Ban HĐND nói riêng.
3. Thường trực HĐND thành phố cần tăng cường hơn sự chỉ đạo điều hoà, phối hợp hoạt động của các Ban HĐND thành phố. Các Ban của HĐND thành phố cần có cơ chế phối hợp hoạt động chặt chẽ, có hiệu quả hơn. Đặc biệt trong việc thẩm tra, giám sát những vấn đề thuộc lĩnh vực liên quan đến nhiều ban.
4. Thường trực HĐND thành phố cũng cần xem xét kết quả giám sát của các Ban của HĐND khi cần thiết và báo cáo HĐND thành phố tại kỳ họp gần nhất. Việc Thường trực HĐND thành phố xem xét, cho ý kiến đối với các báo cáo kết quả giám sát hoặc các báo cáo thẩm tra của các Ban của HĐND sẽ tạo thêm điều kiện để công tác giám sát, thẩm tra của các Ban HĐND ngày càng nâng cao thêm tính hiệu lực, hiệu quả.
5. Cần tăng cường thành viên chuyên trách; cơ cấu thành viên của Ban cần phải có tiêu chuẩn am hiểu tương đối sâu về nghiệp vụ, chuyên môn thuộc các lĩnh vực mà Ban đảm nhiệm; có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết, có bản lĩnh, dành nhiều thời gian thỏa đáng cho hoạt động của Ban.
6. Thường trực HĐND thành phố cần tăng cường sự chỉ đạo, phối hợp tham gia hoạt động cùng các Ban của HĐND thành phố; tạo điều kiện hơn về cơ sở vật chất giao lưu học tập kinh nghiệm, nâng cao năng lực, trình độ nhằm động viên, khích lệ để thành viên Ban hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoạt động giám sát mang lại hiệu quả cao nhất.
7. Đề nghị quy định phân công Tổ đại biểu HĐND quận, huyện tham dự các cuộc họp giao ban định kỳ với UBND, các phòng, ban, ngành, địa phương; định kỳ có lịch hàng tháng, hàng quý thường xuyên liên hệ với cơ sở để nắm tình hình, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân nhằm tăng cường hoạt động của HĐND thành phố, để có điều kiện gần dân, giải quyết những vấn đề bức xúc và ý kiến của nhân dân.
8. Đầu mỗi nhiệm kỳ, đồng thời với quyết định thành lập các tổ đại biểu, cử Tổ trưởng, Tổ phó Thường trực HĐND thành phố ban hành quy chế về hoạt động của tổ đại biểu HĐND cấp mình; đồng thời giao trách nhiệm cho Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND thành phố lập tổ chuyên trách công tác đại biểu để theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc các tổ đại biểu thực hiện Quy chế đó. Định kỳ tổ chức hội nghị giao ban giữa Thường trực HĐND thành phố với các Tổ trưởng tổ đại biểu, hàng năm có hội nghị tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động của các tổ để năm sau hoạt động tốt hơn. Cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản cụ thể về cơ chế và phương thức tiếp dân của đại biểu HĐND để các tổ và đại biểu tiếp công dân đúng quy định.
9. Qua theo dõi các báo cáo định kỳ hoạt động của các tổ, Thường trực HĐND thành phố có hình thức biểu dương, khuyến khích các tổ, các đại biểu hoạt động nề nếp, chất lượng, hoàn thành nhiệm vụ; phê bình, nhắc nhở các tổ và đại biểu thực hiện chưa tốt nhiệm vụ. Khắc phục tình trạng cào bằng, đánh giá tổ và đại biểu hoạt động tích cực, đúng và đầy đủ quy chế cũng như tổ và đại biểu hoạt động thiếu tích cực, chưa đúng và đầy đủ nhiệm vụ. Giữa và cuối mỗi nhiệm kỳ HĐND, Thường trực HĐND thành phố nên có báo cáo tổng kết hoạt động của các tổ đại biểu, khen thưởng thích đáng các tổ và các đại biểu hoạt động đạt kết quả cao, lập thành tích xuất sắc.
10. Thường trực HĐND thành phố ban hành văn bản về cơ chế và phương thức tiếp dân cụ thể của đại biểu HĐND để các tổ và đại biểu tiếp công dân đúng quy định.
11. Một số đại biểu được bầu theo cơ cấu ít có điều kiện tiếp cận, cập nhật thông tin nên ý kiến tại diễn đàn kỳ họp ít chất lượng. Mặt khác, cơ sở pháp lý cho hoạt động của HĐND nói chung, của đại biểu HĐND thành phố nói riêng chưa đồng bộ, thiếu thống nhất; trách nhiệm của đại biểu chưa được quy định cụ thể. Vì vậy, chưa động viên, khuyến khích kịp thời đối với những đại biểu tâm huyết, hoạt động tích cực; những đại biểu hoạt động kém hiệu quả cũng không bị phê bình, chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước cử tri. Việc thực hiện chức năng giám sát của đại biểu cũng còn hạn chế do thiếu các chế tài cụ thể và đủ mạnh để bảo đảm các kết luận, kiến ghị sau giám sát được các cơ quan chức năng liên quan thực hiện nghiêm túc. Vì vậy cần bổ sung quy chế hoạt động theo hướng cụ thể trách nhiệm của đại biểu HĐND; nghiên cứu, hoàn thiện các quy định về hoạt động giám sát của HĐND, nhất là chế tài bảo đảm thực hiện các kiến nghị sau giám sát.
12. Cần có cơ chế để khuyến khích các tổ chức thành viên của UBMTTQ, cấp thành phố, cấp quận, huyện chủ động và tích cực trong hoạt động giám sát (chức năng giám sát cộng đồng của UBMTTQ và giám sát hoạt động của HĐND cùng cấp); ví dụ: bổ sung biên chế có trình độ kinh nghiệm trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước để giám sát; giao HĐND thành phố quyết định phân bổ ngân sách chi cho hoạt động của các tổ chức đoàn thể cấp quận, huyện; có cơ chế khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân giám sát, phát hiện tồn tại đem lại hiệu quả xã hội./.