Hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, tiếp nhận, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng trong điều kiện thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường (Trang 59 - 61)

II. Thực trạng hoạt động Hội đồng nhân dân thành phố khi thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường

c)Hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, tiếp nhận, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo

Công tác tiếp xúc cử tri đã được thực hiện theo chương trình, kế hoạch đã đề ra. Tỷ lệ đại biểu tiếp xúc cử tri đạt tỷ lệ cao. Mối quan hệ giữa đại biểu, tổ đại biểu với các cơ quan hữu quan được duy trì. Tuy nhiên, một bộ phận đại biểu chưa nhận thức đúng tầm quan trọng trong hoạt động tiếp xúc cử tri; thiếu cơ chế để cử tri giám sát, đánh giá hoạt động của đại biểu. Thành phần cử tri tham gia tiếp xúc ít có sự thay đổi, các ý kiến, kiến nghị chỉ mới dừng lại ở các vấn đề cụ thể, còn ít ý kiến về các chủ trương lớn của địa phương.

- Công tác quy hoạch cán bộ HĐND có nơi, có lúc chưa được quan tâm đúng mức, thiếu một chiến lược cụ thể về đào tạo nguồn cán bộ kế cận có đủ năng lực, phẩm chất, trình độ và kinh nghiệm trong công tác HĐND.

- Chất lượng đại biểu tuy đã được nâng lên nhưng chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và đòi hỏi thực tế; tỷ lệ, cơ cấu đại biểu đôi lúc, đôi nơi còn chưa hợp lý; hầu hết đại biểu hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, số lượng đại biểu chuyên trách còn ít nên chưa thể đóng vai trò nòng cốt, tạo sự chuyển biến sâu sắc trong hoạt động của HĐND. Một bộ phận đại biểu còn thiếu kỹ năng hoạt động. Sự ràng buộc trách nhiệm đại biểu với cử tri còn lỏng lẻo, chưa có cơ chế và phương thức để HĐND và cử tri đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi đại biểu.

Qua hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát, nhìn chung, việc triển khai thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường đã được thực hiện đảm bảo quy định theo tiến độ kế hoạch của thành phố, công tác tổ chức bộ máy, hoạt động điều hành của chính quyền các cấp từng bước ổn định; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành diễn ra bình thường; việc bố trí, sắp xếp cán bộ sau khi thực hiện thí điểm từng bước được chấn chỉnh; các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư, xây dựng, dự toán, quyết toán ngân sách được bảo đảm thống nhất trong điều hành phân cấp; UBND các huyện, quận, phường đã ban hành Quy chế làm việc phù hợp với yêu cầu, tình hình mới khi thực hiện không tổ chức Hội đồng nhân dân; các địa phương vẫn tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến người dân về chủ trương thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường; quyền làm chủ của nhân dân được tăng cường và phát huy; HĐND các xã vẫn hoạt động ổn định; chưa có vướng mắc phát sinh lớn trong quá trình thực hiện.

Có thể nói, qua thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường đã tạo được sự đồng thuận của cán bộ, công chức và nhân dân, thực hiện giảm bộ máy trung gian nhưng vẫn đảm bảo kịp thời triển khai và thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước xuống cơ sở và người dân. Quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực vẫn đảm bảo chặt chẽ, có hiệu lực, hiệu quả, kinh tế - xã hội tại địa phương tiếp tục phát triển, quốc phòng an ninh được giữ vững. Nâng cao tính chủ động của bộ máy chính quyền, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng trong điều kiện thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường (Trang 59 - 61)