Các mối quan hệ phối hợp trong hoạt động của Ban:

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng trong điều kiện thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường (Trang 73 - 76)

II. Thực trạng hoạt động Hội đồng nhân dân thành phố khi thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường

3. Các mối quan hệ phối hợp trong hoạt động của Ban:

Ban đã phối hợp hoạt động với các Ban VH-XH, Pháp chế trong các hoạt động có liên quan hoặc các hoạt động do Thường trực HĐND chủ trì. Nhờ đó nhiều vấn đề cần đưa ra kỳ họp HĐND quyết định thường có sự thống nhất ý kiến nhận định, đề xuất của cả 3 Ban.

Cho đến nay, Ban thường xuyên có sự phối hợp tốt với Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội trong các hoạt động khảo sát và giám sát tại địa phương, trong tổ chức hoạt động lấy ý kiến tham gia các dự luật. Ban thường xuyên báo cáo theo yêu cầu đồng thời cũng nhận được nhiều thông tin hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm hoạt động của Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội.

Đối với Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố, khi có yêu cầu phối hợp trong hoạt động liên quan đến các lĩnh vực Ban đảm trách, Thường trực HĐND thường phân công Ban phối hợp hoạt động với Đoàn. Nhiệm kỳ qua hoạt động này được duy trì tốt.

3.1.2. Những tồn tại trong quá trình hoạt động

- Về chế độ làm việc: Ban chưa thực hiện sinh hoạt Ban mỗi quý ít nhất một lần như Quy chế hoạt động của HĐND quy định. Các thành viên Ban chưa đượcphân công cụ thể theo dõi tình hình từng địa phương, lĩnh vực, nhất là trong điều kiện thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường.

- Trong hoạt động giám sát: Chất lượng một số cuộc giám sát chưa cao, tiến độ thực hiện một số chuyên đề giám sát còn kéo dài. Vẫn còn nhiều kiến nghị qua hoạt động giám sát của Ban chưa thực sự được một số cơ quan hữu quan quan tâm tiếp nhận, xử lý kịp thời và đúng mức.

- Trong phối hợp hoạt động: Tuy đã có nhiều cố gắng phối hợp tốt giữa các Ban về chương trình, kế hoạch và nội dung hoạt động nhưng trong phối hợp giám sát về lĩnh vực ngân sách vẫn chưa được thực hiện thường xuyên và hiệu quả.

- Quá trình tổ chức thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường trên địa bàn thành phố đạt kết quả tích cực. Tuy nhiên việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các Ban của HĐND, cơ chế giám sát của hệ thống chính trị huyện quận, phường chưa có văn bản cụ thể nào nên hiệu quả giám sát chưa cao; hoạt động của Ban Kinh tế- Ngân sách hướng về cơ sở hiện nay do sự điều hòa, phối hợp của Thường trực HĐND thành phố nên chưa nâng cao được tính chủ động cần thiết trong hoạt động của Ban.

3.2. Ban Văn hóa – xã hội:

Bước sang nhiệm kỳ 2011-2016 khóa VIII, Ban Văn hóa- Xã hội HĐND TP tiếp tục hoạt động có nhiều thuận lợi. Thuận lợi rõ nét nhất là Chủ tịch HĐND vừa là Bí thư thành ủy, vừa là Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội; nhiều vấn đề bức xúc được Thường trực HĐND TP ghi nhận, quyết định kịp thời, thỏa đáng.

Trong những năm qua với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, Ban Văn hóa- Xã hội HĐND thành phố đã có nhiều cố gắng trong đổi mới, cải tiến các hoạt động của mình; qua giám sát và kịp thời có kiến nghị với Thường trực HĐND thành phố đã góp phần đưa vào Nghị quyết những quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, thể hiện bằng các Nghị quyết của HĐND, đồng thời thường xuyên giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND dưới nhiều hình thức phong phú, thiết thực và hiệu quả. Các hoạt động tổ chức các kỳ họp, công tác giám sát, phối hợp tổ chức tiếp xúc cử tri, tiếp dân, giải quyết các vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp và thực hiện một số nhiệm vụ khác đã được Ban VH-XH HĐND thành phố đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, thể hiện vai trò rất lớn của mình trong việc thẩm tra và giám sát những vấn đề quan trọng của thành phố, góp phần đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân thành phố.

Cùng với các Ban khác, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP được bầu đủ số lượng, đảm bảo cơ cấu, thành phần; Ban có 11 thành viên (tăng 2 so với nhiệm kỳ trước), tăng 02 chuyên trách, các thành viên của Ban là đại biểu đang đảm trách các cương vị chủ chốt công tác đảng, các sở, ban ngành đoàn thể, các doanh nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình giám sát, thẩm tra các báo cáo của UBND, các sở, ban ngành thành phố giúp Thường trực HĐND và các đại biểu HĐND tập trung thảo luận quyết nghị những vấn đề quan trọng trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội của thành phố.

1.3. Thuận lợi với địa bàn thành phố gọn, giao thông thuận lợi, hoạt động giám sát của Ban dễ dàng.

Với các quận, huyện: Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn và Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng có quy mô dân số phù hợp, vị trí địa lý thuận lợi kết hợp với giao thông dễ dàng, thành phố không nhiều vấn đề xã hội phức tạp như ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng... đây chính là yếu tố thuận lợi để công việc giám sát đi thực tế của Ban VH- XH không gặp nhiều khó khăn như ở các tỉnh miền núi, tây nguyên.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng trong điều kiện thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w