Ban Pháp chế HĐND thành phố:

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng trong điều kiện thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường (Trang 129)

II. Các giải pháp cụ thể:

4.Ban Pháp chế HĐND thành phố:

Cần lựa chọn những đại biểu có năng lực, bản lĩnh chính trị vững vàng và đặc biệt phải am hiểu pháp luật, có cơ chế bổ sung, thay thế những đại biểu chuyển công tác, phải nghỉ vì lý do khách quan để bảo đảm duy trì hoạt động của Ban. Phân công các thành viên Ban Pháp chế theo dõi, phụ trách các cơ quan tư pháp các quận, huyện; đồng thời tăng cường các hoạt động giám sát đối với các cơ quan này trong chương trình hoạt động của Ban.

Công tác tuy tố, xét xử và thi hành án còn rất nhiều vấn đề bất cập, là một trong những nguyên nhân chính gây ra khiếu kiện kéo dài của công dân hiện nay. Do vậy, Ban Pháp chế cần tập trung theo dõi, giám sát vấn đề này và cùng các cơ quan, ngành, địa phương liên quan tháo gỡ những vướng mắc, khắc phục những bất cập để hoạt động quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này càng hiệu quả hơn; đồng thời vừa đảm bảo thực thi pháp luật nghiêm túc, vừa đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng của công dân khi tham gia khiếu kiện

Do không còn HĐND huyện như trước đây nữa nên cần duy trì thường xuyên chế độ giao ban HĐND 2 cấp (cấp thành phố - cấp xã), 6 tháng một lần. Thông qua hoạt động này sẽ giúp cho Thường trực HĐND thành phố nắm bắt kịp thời các hoạt động của HĐND 11 xã, qua đó có sự hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động, nhất là trong công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ họp, nâng cao hiệu quả tiếp xúc cử tri, hiệu quả giám sát và thẩm tra các báo cáo, giải quyết tốt ý kiến cử tri và những vấn đề nổi cộm ở địa phương...

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng trong điều kiện thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường (Trang 129)