Các giải pháp chung về mặt cơ cấu, tổ chức và cơ sở pháp lý 1 Về phía Trung ương:

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng trong điều kiện thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường (Trang 124 - 126)

1. Về phía Trung ương:

Trước hết, Trung ương Đảng cần quan tâm hơn đối với HĐND về bố trí nhân sự, tổ chức, chủ trương và định hướng hoạt động của HĐND; cần có sự hướng dẫn và giám sát kịp thời của Quốc hội, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; cần có sự chỉ đạo kiểm tra thường xuyên của Chính phủ.

Quốc hội cần ban hành Luật giám sát của HĐND giống như hoạt động giám sát của Quốc hội, nhằm giúp cho hoạt động của HĐND thành phố nói chung, của Thường trực HĐND, các Ban, các đại biểu HĐND thành phố nói riêng có hiệu lực, hiệu quả hơn với việc quy định rõ ràng chế tài đối với các cơ quan chịu sự giám sát của HĐND.

Chủ trương thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường là rất phù hợp với đặc điểm và định hướng phát triển của thành phố Đà Nẵng hiện nay nên Quốc hội và Chính phủ cần tiếp tục để Đà Nẵng thực hiện chủ trương này đồng thời với việc không tổ chức cả HĐND 11 xã còn lại của huyện Hòa Vang. Điều quan trọng nữa là một khi Quốc hội cho phép thực hiện thí điểm cho đến năm 2014 trong khi chưa thể thay đổi Hiến pháp năm 1992 và các Luật có liên quan của Quốc hội thì cần lưu ý kịp thời bổ

sung các quy định tạm thời và tạo điều kiện giúp của 10 tỉnh, thành phố đang thực hiện thí điểm có thể làm tốt nhất vai trò, chức năng, nhiệm vụ mới này.

Như đã nêu trên, vị trí của Ủy viên Thường trực HĐND thành phố cần được bỏ để thay bằng việc thêm 01 Phó Chủ tịch HĐND thành phố; đồng thời với việc phân chia cụ thể thẩm quyền và phân công phụ trách theo dõi từng mảng, lĩnh vực để mỗi thành viên trong Thường trực HĐND thành phố thuận tiện khi triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

Cần xác định rõ cơ quan cấp trên (hệ dọc) của Văn phòng giúp việc cho hoạt độn của HĐND thành phố để từ đó chịu trách nhiệm trong việc hướng dẫn, tổ chức tập huấn, tạo môi trường và các điều kiện vật chất giúp nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND thành phố, nhất là đối với Văn phòng các tỉnh, thành phố đang thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường.

2. Về phía Địa phương:2.1. Thành ủy: 2.1. Thành ủy:

Cần nghiên cứu, xem xét, chỉ đạo về cơ cấu đại biểu sao cho hợp lý hơn theo hướng tăng số lượng đại biểu HĐND thành phố, tăng số lượng lãnh đạo mỗi Ban của HĐND (tối thiểu 3 người), tăng số lượng các đại biểu chuyên trách công tác của HĐND,… Tăng chất lượng đại biểu theo hướng tăng tỷ lệ đại biểu công tác trong lĩnh vực tôn giáo, mặt trận, đoàn thể; lựa chọn và thẩm tra những người có trình độ, năng lực, tâm huyết, có đủ các điều kiện cần thiết và có tinh thần phản biện tốt để thực hiện được nhiệm vụ đại biểu, để đấu tranh được vì quyền và lợi tích chính đáng của cử tri; đồng thời tạo điều kiện giúp cho cử tri lựa chọn, bỏ phiếu bầu ra và gắn bó, tin tưởng gửi gắm những tâm tư nguyện vọng đến đại biểu của mình.

Xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách giúp hoạt động của HĐND thành phố được thuận lợi, đảm bảo vị trí vai trò thực chất là “cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương”; giúp mỗi người đại biểu HĐND thành

phố đích thực là “người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân”; giúp thể hiện rõ tính chất Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là “Nhà nước của dân, do dân và vì dân” đặc biệt là trong bối cảnh thành phố Đà Nẵng lần đầu tiên thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND cả ba cấp huyện, quận, phường.

2.2. HĐND thành phố:

Cần tạo lập mối quan hệ công tác chặt chẽ, thường xuyên hơn giữa Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND thành phố với các cơ quan của Quốc hội, với Đoàn đại biểu Quốc hội; với UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố; với các Tổ đại biểu và từng vị đại biểu HĐND thành phố; với các sở, ngành liên quan và với chính quyền, mặt trận ở các huyện, quận, phường, xã;

Cần thường xuyên duy trì việc nắm bắt, khai thác, tiếp nhận đảm bảo tính nhanh nhạy, linh hoạt và chính xác trong quá trình trao đổi thông tin giữa Thường trực HĐND, các Ban và Văn phòng với các cơ quan của thành phố, từ các địa phương, từ các phương tiện thông tin đại chúng và thông qua ý kiến, kiến nghị, phản ánh của cử tri; lưu ý tăng cường phối hợp hoạt động tham vấn với cử tri, với các cơ quan truyền thông là những yếu tố quan trọng để phát huy hiệu lực và hiệu quả hoạt động chung.

HĐND thành phố là cơ quan quyết định ngân sách của địa phương. Vì vậy, Thường trực HĐND thành phố cần quan tâm bố trí nguồn kinh phí đủ để đảm bảo triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu HĐND, các đại biểu HĐND thành phố và Văn phòng giúp việc của mình; kể cả việc đảm bảo các điều kiện vật chất như trụ sở làm việc, phương tiện, trang thiết bị văn phòng…

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng trong điều kiện thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường (Trang 124 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w