Kiến nghị đối với Trung ương

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng trong điều kiện thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường (Trang 134 - 139)

II. Các giải pháp cụ thể:

6. Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND thành phố

2.1. Kiến nghị đối với Trung ương

1. Đề nghị nghiên cứu, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền địa phương nói chung và Hội đồng nhân dân nói riêng. Sự lãnh đạo của tổ chức Đảng mà trực tiếp là của cấp ủy đảng đối với chính quyền địa phương là sự lãnh đạo chính trị được thực hiện thông qua các hình thức và các phương pháp dân chủ, phù hợp với các quy định Điều lệ Đảng và các quy định của luật pháp. Để tôn trọng và nâng cao vai trò, vị trí độc lập của Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của mình, các tổ chức Đảng thông qua các Đảng viên là đại biểu Hội đồng nhân dân phổ biến, thuyết phục Hội đồng nhân dân về các chủ trương, chính sách và giải pháp của cấp ủy. Mặt khác, để tăng cường tính độc lập của Hội đồng nhân dân, đảm bảo cho Hội đồng nhân dân thật sự là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, cần cơ cấu số lượng đảng viên được giới thiệu để bầu làm đại biểu Hội đồng nhân dân với một tỷ lệ hợp lý.

2. Đề nghị Ủy ban sửa đổi Hiến pháp của Quốc hội xem xét sửa đổi Hiến pháp năm 1992 theo hướng không tổ chức HĐND huyện, quận, phường trên phạm vi toàn quốc. Riêng đối với các thành phố trực thuộc trung ương, do tính chất đặc thù của đô thị cần có sự thống nhất trong chỉ đạo, điều hành nên không tổ chức HĐND xã, tập trung quyền lực về Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương.

3. Đề nghị Đảng, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định về thời điểm kết thúc thực hiện thí điểm, không nên kéo dài. Thời điểm thích hợp nhất để kết thúc thực hiện thí điểm là trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, sau khi đã sửa đổi xong Hiến pháp năm 1992.

4. Đề nghị tiếp tục nghiên cứu, tổng kết về vai trò, tổ chức, chức năng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan, tổ chức khác ở huyện, quận, phường để cải tiến, tổ chức lại các cơ quan chính quyền địa phương và các cấp hành chính ở nước ta.

5. Đề nghị tiến hành nghiên cứu các nội dung đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khoá X) về tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, phân biệt rõ sự khác biệt giữa chính quyền nông thôn và chính quyền đô thị, đồng bộ với kết quả thực hiện thí điểm theo hướng:

- Khi không còn HĐND ở huyện, quận, phường thì các thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chỉ có 1 cấp chính quyền là thành phố, thị xã; vùng nội thành chỉ có một cấp hành chính. Điều này cũng phù hợp với các đô thị lớn hay nhỏ trên thế giới;

- Về quy mô diện tích và dân số trên địa bàn quận, phường của thành phố trực thuộc Trung ương; các phường thuộc thị xã, thành phố thuộc tỉnh cũng cần đựơc nghiên cứu hoạch định lại cho phù hợp. Khi không còn HĐND, những đơn vị hành chính này có thể không còn gọi là quận, phường như cũ mà có thể là khu hành chính với quy mô thích hợp trong từng loại đô thị cụ thể;

- Ở cấp có HĐND và UBND: Cần nghiên cứu sâu và làm rõ hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của HĐND và UBND;

- Tăng cường số lượng và chất lượng đại biểu HĐND một cách hợp lý cho HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng thời tăng cường và quy định rõ hơn nữa hoạt động giám sát của HĐND đối với UBND.

6. Đề nghị sớm xem xét, chia tách Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 thành 2 luật: Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Luật Tổ chức Ủy ban nhân dân, trong đó làm rõ những nội dung đổi mới, cải cách, thể hiện rõ sự khác biệt giữa chính quyền nông thôn và chính quyền đô thị, quy định rõ các biện pháp chế tài cụ thể nhằm bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương trong giám sát...

Nâng cao chất lượng đại biểu, bầu ra những đại biểu tiêu biểu, có trình độ, năng lực, điều kiện thực hiện nhiệm vụ. Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận, kỹ năng hoạt động là công việc cần được tiến hành thường xuyên. Nâng cao trách nhiệm đại biểu. Đổi mới và tăng cường công tác thông tin phục vụ hoạt động của đại biểu; thường xuyên quan tâm, cung cấp tài liệu và các văn bản có liên quan nhất là các tài liệu về chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước và các thông tin về tình hình KT-XH, QP-AN của địa phương, tạo điều kiện để đại biểu thức hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Tăng cường phối hợp giữa đại biểu, tổ đại biểu với chính quyền và nhân dân địa phương.

7. Đề nghị Quốc hội xem xét, đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII nội dung xây dựng Luật hoạt động giám sát của HĐND. Có cơ chế giám sát của Ủy ban MTTQVN, các tổ chức đoàn thể các cấp để phối hợp hoạt động giám sát với HĐND thành phố khi không tổ chức HĐND huyện, quận, phường; Cụ thể hóa bằng các quy định, chế tài cụ thể để thực hiện quyền giám sát của HĐND thành phố đối với hoạt động tư pháp khi không còn HĐND huyện, quận, phường cũng như đối với thẩm quyền được chuyển giao từ HĐND huyện, quận, phường qua UBND huyện, quận, phường.

8. Bổ sung chức năng nhiệm vụ quyền hạn của các Ban HĐND thành phố khi thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường (Nghị quyết số 725/2009/UBTVQH12 ngày 16/01/2009 chỉ điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của UBND huyện, quận, phường nơi không tổ chức HĐND huyện, quận, phường).

9. Đề nghị Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, có văn bản quy định phân công Đại biểu chuyên trách đứng điểm tại các quận, huyện, có nơi làm việc cụ thể công khai để tiếp công dân, hạn chế kiêm nhiệm để có điều kiện gần dân, giải quyết những vấn đề bức xúc và ý kiến của nhân dân.

10. Đề nghị Đảng, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, có văn bản cho phép Hội đồng nhân dân các tỉnh đang thực hiện thí điểm được quyền chủ động về tổ chức và hoạt động như tăng thêm đại biểu chuyên trách Hội đồng nhân dân tỉnh, tăng thêm ngân sách, tăng thêm bộ máy giúp việc,…Có như vậy thì khi tổng kết thực hiện thí điểm mới có nhiều bài học kinh nghiệm rút ra để trình Đảng, Quốc hội xem xét, quyết định lựa chọn mô hình phù hợp nhất, không nên quy định cứng nhắc như hiện nay. Do đó, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền ở trung ương quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn những vấn đề có liên quan đến việc thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường; đồng thời cần tăng cường các điều kiện cần thiết để bảo đảm cho việc thực hiện thí điểm.

11. Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho triển khai thí điểm đề án nâng cao chất lượng hoạt động và tổ chức giám sát của Tổ đại biểu HĐND thành phố ở nơi thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường theo hướng: mỗi Tổ đại biểu HĐND thành phố có ít nhất 01 đại biểu HĐND thành phố hoạt động chuyên trách; 01 chuyên viên Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND thành phố sinh hoạt và công tác tại các quận, huyện không có HĐND quận, huyện trực tiếp theo dõi và thực hiện việc giám sát hoạt động của cơ quan quản lý hành chính quận, huyện để Tổ đại biểu HĐND thành phố nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.

- Cho phép thành lập Tổ đại biểu HĐND thành phố trực thuộc HĐND thành phố theo hình thức như Đoàn ĐBQH thành phố ở địa phương, việc sử dụng con dấu, kinh phí do HĐND thành phố quyết định để có điều kiện cần thiết cho HĐND thành phố hoạt động thực chất, đảm bảo thực quyền theo quy định của pháp luật.

12. Kiến nghị với Quốc hội nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức HĐND và UBND bổ sung và làm rõ thêm chức năng, vai trò của Văn phòng HĐND với hoạt động của các Ban HĐND.

13. Kiến nghị với Chính phủ ban hành qui định về chế độ kinh phí của HĐND, biên chế chuyên viên giúp việc của các Ban HĐND phù hợp với hoạt động đặc thù của HĐND, nhất là kinh phí giám sát. Đây là công việc thường xuyên, gắn liền với cơ sở.

14. Đề nghị tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ Hội đồng nhân dân, kể cả chuyên viên trong bộ máy giúp việc cùng với việc bảo đảm điều kiện làm việc, chế độ chính sách để đại biểu HĐND và chuyên viên giúp việc thực hiện được đúng, đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo pháp luật quy định.

15. Đề nghị cần thống nhất giao cho Quốc hội hoặc Chính phủ hướng dẫn, kiểm soát hoạt động của Hội đồng nhân dân, tổ chức và chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đại biểu, cán bộ Hội đồng nhân dân. Về lâu dài, cần phải xem xét, giải quyết được tận gốc rễ mâu thuẫn giữa cơ cấu và chất lượng đại biểu HĐND.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng trong điều kiện thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường (Trang 134 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w