II. Thực trạng hoạt động Hội đồng nhân dân thành phố khi thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường
a) Về công tác thẩm tra các báo cáo, đề án, tờ trình về kinh tế và ngân sách của Ban tại kỳ họp:
ngân sách của Ban tại kỳ họp:
Các báo cáo thẩm tra của Ban từng bước được nâng cao chất lượng, đảm bảo có đủ các văn bản và tư liệu cần thiết, thảo luận dân chủ và có kết luận cụ thể.
Đây là một trong các hoạt động chính của Ban nên Ban không chỉ quan tâm đến các nội dung chủ yếu về kế hoạch, về ngân sách, về cơ chế chính sách mà còn quan tâm cả những vấn đề cụ thể phát sinh tại địa phương chưa có hướng giải quyết. Từ khi thực hiện Luật Ngân sách nhà nước, việc thẩm tra báo cáo của UBND về tình hình thực hiện dự toán thu - chi ngân sách là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của Ban. Trên thực tế, Ban đã phối hợp với Sở Tài chính giúp Thường trực HĐND và UBND trong việc xây dựng và tiến hành phân bổ dự toán thu- chi ngân sách cho các đơn vị trực thuộc; giữa hai kỳ họp theo định kỳ Ban đã giúp Thường trực HĐND xem xét các đề xuất cụ thể của UBND về sử dụng nguồn kết dư, nguồn thưởng vượt thu cũng như điều chỉnh, bổ sung vốn kế hoạch XDCB.
Qua các Báo cáo thẩm tra của Ban tại các kỳ họp HĐND cho thấy có sự kết hợp tương đối thoả đáng giữa tính bao quát với tính thời sự, tính cập nhật trong các ý kiến của Ban về các lĩnh vực kế hoạch, cơ chế chính sách, ngân sách, khoa học- công nghệ và môi trường; đề xuất đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, một số cơ chế chính sách mà thành phố cần báo cáo Chính phủ để xin chủ trương.
Trong hoạt động của mình, Ban luôn có ý thức quán triệt các Nghị quyết, Chương trình công tác lớn của Thành uỷ đề ra như các Đề án: phát triển công nghiệp, xuất khẩu, du lịch, thuỷ sản nông lâm, kinh tế tư nhân và kinh tế hợp tác; các chủ trương quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị, giải toả, đền bù và tái định cư... Trong các báo cáo thẩm tra Ban luôn mạnh dạn lưu ý về thực trạng trì trệ, thiếu sự phối kết hợp tốt giữa các cấp, các ngành trong tổ chức thực hiện các Nghị quyết của HĐND thành phố.
Trong thảo luận tại hội trường, ngoài báo cáo thẩm tra chung của Ban, các đại biểu là thành viên Ban với tư cách là đại biểu đã có nhiều ý kiến bổ sung, dẫn chứng, minh hoạ cho các nội dung trong báo cáo thẩm tra. Điều đó đã góp phần cho Hội đồng nhân dân dễ dàng cân nhắc để đi đến quyết định chính thức. Phần lớn nội dung kiến nghị từ báo cáo thẩm tra của Ban được đưa vào Nghị quyết kỳ họp.
b) Về công tác giám sát:
Trong suốt nhiệm kỳ, kể cả trước và sau khi thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường, Ban đã tổ chức được hơn 400 cuộc giám sát, khảo sát thực tế ở các Sở, ngành và địa phương, riêng trong thời gian thực hiện thí điểm đã tăng số lần giám sát, khảo sát hơn 20%. Trong nhiệm kỳ qua Ban đã triển khai các hình thức giám sát sau:
- Giám sát chung về tình hình thực hiện Nghị quyết của HĐND thành phố về nhiệm vụ kinh tế - xã hội và ngân sách hàng năm:
Công tác giám sát chung của Ban tập trung vào việc giám sát hoạt động của UBND thành phố, các Sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách ở địa phương; việc thực hiện các văn bản pháp luật của Trung ương, Nghị quyết của HĐND thành phố thuộc các lĩnh vực quản lý kinh tế, hoạt động kinh doanh, ngân sách, tài chính, tiền tệ, khoa học, công nghệ và môi trường... Thông qua công tác giám sát, Ban kịp thời có ý kiến trực tiếp với các cơ quan, tổ chức nơi đến giám sát về những vấn đề cần khắc phục trong việc thi hành pháp luật cũng như việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh tế và ngân sách, khoa học, công nghệ và môi trường; đồng thời qua khảo sát thực tế, Ban có được các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác thẩm tra, mặt khác có cơ sở đề xuất, kiến nghị với HĐND và UBND thành phố về các chủ trương, giải pháp về lĩnh vực kinh tế và ngân sách, khoa học, công nghệ và môi trường.
Ban Kinh tế và Ngân sách đều có chương trình công tác giám sát hàng năm và lãnh đạo Ban cụ thể hoá thành chương trình công tác cụ thể hàng quý, tháng trong năm để triển khai tổ chức thực hiện.
- Giám sát qua kiến nghị của các tổ chức, công dân về lĩnh vực kinh tế và ngân sách:
Bên cạnh các hoạt động giám sát nêu trên, Ban còn tiến hành giám sát thông qua kiến nghị của các tổ chức, công dân về các lĩnh vực mà Ban phụ trách. Sau khi nhận được đơn thư khiếu nại hoặc ý kiến phản ánh của các tổ chức, công dân về lĩnh vực kinh tế và ngân sách, lãnh đạo Ban tiến hành xem xét, nếu thấy cần thiết Ban tổ chức đoàn đi khảo sát thực tế hoặc làm việc với đơn vị, địa phương nơi có vấn đề xảy ra. Kết thúc cuộc khảo sát, giám sát Ban đều có văn bản đề nghị Thường trực HĐND thành phố có ý kiến với UBND thành phố hoặc các cơ quan chức năng của thành phố xem xét, giải quyết.
Qua theo dõi nhận thấy một số kiến nghị của Ban đã được UBND thành phố, các sở, ngành, đơn vị liên quan quan tâm xử lý, có các biện pháp khắc phục đạt kết quả, đáp ứng được nhiều nguyện vọng chính đáng của cử tri.
Nhìn chung, Ban Kinh tế và Ngân sách đã có nhiều cố gắng trong hoạt động giám sát. Công tác giám sát của Ban ngày càng được nâng cao về chất lượng, hiệu quả, đi vào chiều sâu, bao quát được các nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực kinh tế và ngân sách, tập trung vào những vấn đề cấp bách mà HĐND thành phố đề ra và cử tri quan tâm, góp phần nhỏ tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Nhiều ý kiến đề xuất, kiến nghị của Ban được UBND thành phố quan tâm chỉ đạo giải quyết, được các ngành, các đơn vị tiếp nhận xử lý. Mặt khác, thông qua công tác giám sát, khảo sát thường xuyên hàng năm, Ban đã có thêm thông tin, tư liệu để xây