Các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND thành phố:

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng trong điều kiện thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường (Trang 129 - 131)

II. Các giải pháp cụ thể:

5. Các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND thành phố:

Khi không còn HĐND huyện, quận, phường thì các Tổ đại biểu chính là những cánh tay nối dài, là cầu nối giữa HĐND thành phố với các địa

phương và cử tri thành phố. Do vậy, các Tổ đại biểu (nhất là Tổ trưởng) cần duy trì đều đặn sinh hoạt họp Tổ hàng tháng; tùy tình hình thực tế tại địa phương để tổ chức cho các thành viên đi giám sát, nắm tình hình tại đơn vị, cơ sở; tập trung giữ mối liên hệ chặt chẽ với cử tri, tham gia đầy đủ các đợt tiếp xúc cử tri và có trách nhiệm đến cùng trong quá trình giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, kiến nghị của cử tri; thường xuyên trao đổi thông tin và phối hợp hoạt động với Mặt trận huyện, quận, phường, xã ở địa bàn Tổ phụ trách.

Cần chủ động hơn nữa để liên hệ, làm việc với chính quyền địa phương, giúp địa phương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác quản lý nhà nước trên địa bàn; qua đó, báo cáo đề xuất với Thường trực HĐND thành phố xem xét, chỉ đạo, xử lý đối với những vấn đề, lĩnh vực vượt thẩm quyền của Tổ đại biểu và chính quyền của địa phương đó.

Để chuẩn bị và tham gia tích cực, hiệu quả vào các hoạt động tại kỳ họp thường kỳ và đột xuất của HĐND thành phố, các Tổ đại biểu và từng vị đại biểu HĐND thành phố cần tự đọc và nghiên cứu sâu các nội dung sẽ được trình tại kỳ họp; nắm chắc vấn đề để tự tin tham gia thảo luận và chất vấn tại kỳ họp theo đúng quyền của người đại biểu đại diện cho quyền và lợi ích chính dáng của cử tri đã bầu ra mình; thẳng thắn trao đổi, tranh luận với nhau để làm sáng tỏ các vấn đề nổi cộm, bức xúc, các vấn đề cần được thông qua bằng Nghị quyết của HĐND thành phố; chủ động đề xuất những chủ trương, chính sách giúp thành phố phát triển và vững mạnh hơn.

Bản thân mỗi người đại biểu cũng cần phát huy cao tinh thần tự học để trau dồi kiến thức chuyên môn, quán triệt kỳ nhiệm vụ đại biểu và vai trò chức năng của HĐND thành phố; nắm được trách nhiệm của UBND thành phố, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố và nhiệm vụ của

Ngoài ra, Thường trực HĐND thành phố cần quan tâm hơn trong việc tăng cường và đổi mới hình thức, nội dung tập huấn, bồi dưỡng nâng cao các kỹ năng hoạt động của đại biểu HĐND; tổ chức tập huấn theo chuyên đề, thường xuyên tổ chức giao ban, hội thảo để trao đổi kinh nghiệm… đồng thời với việc yêu cầu Văn phòng giúp việc cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu, hồ sơ, văn bản có liên quan để các đại biểu biết, nghiên cứu và giám sát. Từ đó Thường trực HĐND thành phố có sự theo dõi, tổ chức kiểm điểm, đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động của từng Tổ đại biểu, từng vị đại biểu HĐND thành phố theo định kỳ như quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND đã nêu.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng trong điều kiện thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường (Trang 129 - 131)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w