II. Thực trạng hoạt động Hội đồng nhân dân thành phố khi thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường
b) Quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương
Việc quyết định những vấn đè quan trọng ở địa phương đã từng bước được đổi mới về nội dung và phương thức thực hiện
Về nội dung, bên cạnh những vấn đề quan trọng liên quan đến tổ chức bộ máy, chỉ tiêu và giải pháp thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, phân bổ và quyết toán ngân sách, HĐND thành phố đã lựa chọn và quyết định nhiều vấn đề mang tính đột phá, nhiều vấn đề mà cử tri và nhân dân hết sức quan tâm, phản ánh được nhu cầu thực tế ở địa phương như: thực hiện các chính sách xã hội; công tác cán bộ; quản lý, quy hoạch sử dụng đất đai; phát triển đô thị; phát triển giáo dục…
Công tác thẩm tra bước đầu có sự chủ động, kết hợp linh hoạt các phương thức nghiên cứu tài liệu, giám sát chuyên đề, khảo sát thực tế, tham vấn chuyên gia và ý kiến cử tri nên chất lượng thẩm tra được nâng lên, có tính phản biện cao. Trình tự, thủ tục xem xét, quyets định được cải tiến theo hướng thực chất hơn, thu được nhiều ý kiến chuyên sâu, làm rõ được những vấn đề còn có ý kiến khác nhau trước khi quyết định.
Chất lượng Nghị quyết HĐND được nâng lên, sát với thực tiễn cuộc sống và có tính khả thi, nội dung nghị quyết chỉ ra được mục tiêu, giải pháp phù hợp, lộ trình thực hiện cụ thể nên đem lại hiệu quả trong việc giải quyết các khó khăn, vướng mắc, khơi dậy tiềm năng, phát huy tiềm lực, lợi thế của địa phương, tạo ra những chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy vậy, việc quyết định những vấn đề quan trọng vẫn còn hạn chế trong việc cung cấp thông tin, tài liệu có nơi, có lúc chưa đầy đủ, thiếu cơ sở để đại biểu nghiên cứu. Thời gian thảo luận một số vấn đề mang tính chuyên sâu không nhiều.