Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng trong điều kiện thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường (Trang 64 - 68)

II. Thực trạng hoạt động Hội đồng nhân dân thành phố khi thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường

3.2.Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố

3. Thực trạng hoạt động Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố khi thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện,

3.2.Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố

đồng nhân dân thành phố

Hội đồng nhân dân thành phố đã thực hiện tốt những nhiệm vụ được tăng thêm theo Nghị quyết số 725/2009/UBTVQH12 như tăng cường công tác giám sát, đi kiểm tra thực tế đến tận cơ sở, bầu Hội thẩm Tòa án nhân dân, tổ chức tiếp công dân thường xuyên, giám sát hoạt động của cơ quan tư pháp các quận, huyện, phê chuẩn dự toán ngân sách của địa phương...

- Trên cơ sở Quy chế phối hợp số 79/QCLT ngày 30 tháng 7 năm 2008 giữa 4 cơ quan: Đoàn ĐBQH, Thường trực HĐND, UBND và Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN thành phố; Thường trực HĐND thành phố điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung lại Quy chế cho phù hợp như quy định phối hợp về tổ chức bầu cử, tiếp xúc cử tri; công tác giám sát, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; việc phản ánh những tâm tư, nguyện vọng, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân…

- Phân công đại biểu HĐND thành phố phụ trách đơn vị quận, huyện tham dự các cuộc họp giao ban định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, năm của UBND quận, huyện để nắm bắt những chủ trương, tình hình hoạt động, tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị của địa phương, báo cáo đề xuất Thường trực HĐND thành phố kịp thời chỉ đạo giải quyết.

- Chỉ đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND thành phố tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy; tiếp nhận chuyên viên có trình độ chuyên môn phù hợp nhằm nâng cao chất lượng tham mưu, tăng cường nắm tình hình tại các quận, huyện và đề xuất Thường trực, các Ban của HĐND hướng xử lý các vấn đề cụ thể.

- Phân công lãnh đạo Văn phòng và chuyên viên theo dõi từng địa bàn quận, huyện. Người được phân công có trách nhiệm nắm tình hình hoạt động của UBND, các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước, phục vụ hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND; theo dõi tổng hợp những vấn đề bức xúc của địa phương; những ý kiến phản ánh của cử tri; kết quả giải quyết và trả lời của các cơ quan chức năng…tại địa bàn được giao phụ trách.

- Trực tiếp làm việc với Thường trực HĐND 11 xã thuộc huyện Hòa Vang; giám sát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; tình hình triển khai thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND tại UBND quận Thanh Khê; làm việc với TAND huyện Hòa Vang về tình hình giải quyết các loại án và thi hành án phạt tù; công tác giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân…

- Ban Pháp chế HĐND thành phố làm việc với Sở Nội vụ thành phố về tình hình triển khai thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường; giám sát tình hình hoạt động của các cơ quan Công an, Tòa án nhân dân quận, huyện…

- Thường trực HĐND và các Ban HĐND thành phố tăng cường đi thực tế tại cơ sở để giám sát theo ý kiến phản ánh của cử tri và theo các nội dung đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân.

- Trong các đợt tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND thành phố, Thường trực HĐND thành phố yêu cầu lãnh đạo UBND huyện, quận, phường, các Ban Quản lý dự án và các cơ quan hữu quan tham dự nhằm kịp thời giải quyết, tháo gỡ những vướng mắc, ý kiến, phản ánh của cử tri.

Nhìn chung, việc thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường trên địa bàn thành phố thực hiện tốt. Thường trực và lãnh đạo các ban HĐND định kỳ hàng tháng đều dự họp giao ban tháng của UBND thành phố với các Sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện. Hàng tháng cơ quan UBND, TAND, và VKSND các quận, huyện đều gửi cho Thường trực HĐND thành phố báo cáo về thực hiện nhiệm vụ của mình cùng các kiến nghị, đề xuất với Thường trực HĐND thành phố. Hàng quý, Thường trực HĐND thành phố đều tổ chức làm việc với Thường trực HĐND 11 xã của huyện Hòa Vang. Ngoài ra, tại các kỳ họp của HĐND thành phố đều mời thủ trưởng các cơ quan nội chính cấp huyện như Chánh án Tòa án, Viện Trưởng Viện kiểm sát và Trưởng công an tham dự.

Công tác thực hiện thí điểm trên địa bàn thành phố đảm bảo đúng quy định về tiến độ và kế hoạch đề ra. Công tác tổ chức bộ máy, hoạt động điều hành của chính quyền các cấp ổn định. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý tiến hành thông suốt. Việc bố trí, sắp xếp cán bộ sau khi thực hiện thí điểm được thực hiện kịp thời. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư, xây dựng, dự toán, quyết toán ngân sách được bảo đảm thống nhất trong điều hành phân cấp. UBND các huyện, quận, phường vẫn hoạt động ổn định trong tình hình mới. Quyền làm chủ nhân dân vẫn được phát huy. HĐND các xã hoạt động ổn định.

Qua thực hiện thí điểm đã tạo được sự đồng thuận của cán bộ, công chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân thành phố. Đã giảm được khá nhiều biên chế và bộ máy trung gian, giảm được nhiều khoản chi phí hành chính không cần thiết. Sự chủ động, sáng tạo của bộ máy chính quyền được phát huy, nâng cao. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính được chú trọng. Quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực có hiệu lực, hiệu quả. Tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển, quốc phòng an ninh được giữ vững.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng trong điều kiện thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường (Trang 64 - 68)