Một số yêu cầu và bài học rút ra khi thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng trong điều kiện thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường (Trang 88 - 91)

II. Thực trạng hoạt động Hội đồng nhân dân thành phố khi thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường

c) Kết quả đạt được:

3.4. Một số yêu cầu và bài học rút ra khi thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường

(là 50 đại biểu) nhưng nhiệm kỳ này Đà nẵng đã tăng thêm 03 Phó trưởng ban chuyên trách tại các ban của HĐND thành phố theo quy định tại Quyết định số 215/QĐ-TTg ngày 16/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc hướng dẫn cơ cấu, thành phần và số lượng đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.

Có thể nói, qua thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường đã tạo được sự đồng thuận của cán bộ, công chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân thành phố. Thể hiện rõ nhất ở việc giảm biên chế và bộ máy trung gian, giảm chi phí hành chính. Tính chủ động của bộ máy chính quyền được nâng cao, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính được chú trọng, quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực có hiệu lực, hiệu quả, kinh tế - xã hội tại các địa phương tiếp tục phát triển, quốc phòng an ninh được giữ vững.

3.4. Một số yêu cầu và bài học rút ra khi thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường tổ chức HĐND huyện, quận, phường

3.1. Một số yêu cầu:

Đà Nẵng đang thí điểm chỉ tổ chức HĐND ở cấp thành phố và cấp xã thuộc huyện Hòa Vang, bỏ HĐND các quận, huyện và HĐND phường. Trong mô hình này, HĐND chỉ được tổ chức ở cấp thành phố (HĐND thành phố) và cấp xã (HĐND các xã thuộc huyện Hòa Vang); không tồn tại HĐND các quận, HĐND huyện Hòa Vang và HĐND các phường thuộc quận.

Khi bỏ HĐND các quận, huyện và phường, trên cơ sở Nghị quyết được HĐND thành phố thông qua, nhất là các Nghị quyết về giao chỉ tiêu kinh tế - xã hội 6 tháng, năm cho các địa phương, UBND thành phố sẽ cụ thể hóa thành các văn bản Quyết định, Chỉ thị chỉ đạo thực hiện của mình. Căn cứ các văn bản này của UBND thành phố, UBND các quận, huyện cụ thể hóa và quyết định những chủ trương, biện pháp thực hiện theo thẩm quyền của cơ quan hành chính mà pháp luật quy định. Tiếp theo đó, UBND phường cụ thể hóa các văn bản của UBND quận. Không còn cấp trung gian là HĐND quận, huyện và phường nữa. Như vậy, UBND thành phố là cơ quan trực tiếp và UBND huyện, quận, phường là các cơ quan gián tiếp cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các Nghị quyết của HĐND thành phố.

Như vậy, trong các Nghị quyết của HĐND thành phố, bên cạnh việc quyết định những vấn đề mang tính chất chung của thành phố, trong những trường hợp cần thiết, rất cần phải quyết định cả những vấn đề cụ thể phát sinh của từng địa phương quận, huyện để làm cơ sở cho các địa phương này cụ thể hóa và tổ chức thực hiện Nghị quyết của HĐND thành phố thông qua UBND cấp mình.

Sau khi không còn tổ chức HĐND huyện, quận, phường nữa thì hoạt động giám sát việc thực hiện Nghị quyết của HĐND thành phố ở các địa phương (huyện, quận, phường) sẽ được thực hiện tập trung thông qua hoạt động của Thường trực, các Ban và đại biểu HĐND thành phố. Đặc biệt khi đó, vai trò chủ động tổ chức các hoạt động giám sát của Tổ đại biểu HĐND thành phố đơn vị quận, huyện và của từng đại biểu trong tổ đại biểu đó có ý nghĩa rất lớn.

- Giám sát là quá trình kiểm tra xem xét sử dụng công cụ giao tiếp trong thực tế để phát hiện những hạn chế, sai sót thì chúng ta có thể điều chỉnh cho phù hợp nhằm đạt được mục tiêu giao tiếp một cách có hiệu quả. Hiệu quả giám sát của Ban VH - XH, HĐND có một đặc điểm là phải xét nó trong mối quan hệ với hiệu lực giám sát của HĐND. Hiệu quả cao hay thấp phụ thuộc vào việc HĐND thực hiện chức năng giám sát theo quy định của pháp luật đến đâu cũng như những kết luận kiến nghị từ hoạt động giám sát có được các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh hay không. Để đảm bảo hiệu lực, hoạt động giám sát cần phải có chất lượng, nghĩa là phải đưa ra những kết luận những kiến nghị đúng đắn. Trong mối quan hệ giữa chất lượng và hiệu lực giám sát thì chất lượng giám sát là tiền đề bảo đảm hiệu lực, nhưng để đảm bảo hiệu lực giám sát còn cần có sự tự giác chấp hành nghiêm chỉnh của các chủ thể bị giám sát đối với các kết luận, kiến nghị đúng đắn rút ra từ hoạt động giám sát. Đồng thời cần có các biện pháp xử lý đối với các chủ thể không chấp hành nghiêm các kết luận đó. Một khi chất lượng và hiệu lực giám sát được đảm bảo thì đương nhiên hiệu quả hoạt động giám sát sẽ tốt hơn.

Như vậy, muốn đạt được hiệu quả giám sát thì trước hết, Ban VH- XH HĐND phải thực hiện đúng chức năng giám sát như luật định và đảm bảo cho các kiến nghị, kết luận của mình được thực hiện nghiêm chỉnh. Tuy nhiên tính hiệu quả của hoạt động giám sát, bên cạnh việc đảm bảo về mặt hiệu lực, phải tính toán đến những đầu tư, chi phí (thời gian, vật chất, nguồn lực lao động...) cho hoạt động giám sát. Hiệu quả giám sát của Ban là thể hiện ở tính hiệu lực thi hành các kiến nghị qua của hoạt động giám sát của các cơ quan cso chức năng liên quan, đem lại kết quả phù hợp với mục đích giám sát, với những chi phí hợp lí về thời gian, trí lực, vật lực, nguồn lực lao động...cho hoạt động giám sát.

Tại Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng, trên cơ sở Nghị quyết về chương trình giám sát hàng năm của HĐND thành phố, Thường trực HĐND và Ban VH - XH thành phố đã cụ thể hóa bằng việc xây dựng và quyết định chương trình giám sát của mình. Nội dung chương trình giám sát của Thường trực và các Ban tập trung vào việc giám sát hoạt động của UBND thành phố, các cơ quan chuyên môn của UBND thành phố, các ngành tư pháp, các cơ quan đơn vị trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước và Nghị quyết HĐND thành phố; giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội và những vấn đề bức xúc trong lĩnh vực kinh tế ngân sách, văn hóa xã hội và pháp chế.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng trong điều kiện thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w