Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được điều chỉnh của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng trong điều kiện thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường (Trang 48 - 50)

II. Thực trạng hoạt động Hội đồng nhân dân thành phố khi thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường

1.4.Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được điều chỉnh của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

đồng nhân dân cấp tỉnh

Hiện nay, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng

nhân dân cấp tỉnh mà Luật Tổ chức HĐND và UBND quy định, Hội đồng nhân dân các tỉnh đang làm thí điểm còn thực hiện thêm các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 3 Nghị quyết số 725/2009/UBTVQH12 ngày 16 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Trong đó có việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm Tòa án nhân dân cấp huyện; giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.

Tại kỳ họp đầu tiên khi bắt đầu thực hiện thí điểm vào giữa năm 2009, Hội đồng nhân dân 10 tỉnh đang thực hiện thí điểm đã bầu ngay 2.182 vị Hội thẩm nhân dân cho 67 Tòa án huyện và 32 Tòa án quận, đảm bảo cho Tòa án xét xử án kịp thời. Công tác giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với hoạt động của Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện được tiếp tục duy trì và thực hiện bằng nhiều hình thức, do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trực tiếp thực hiện. Công tác tiếp xúc cử tri của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được đổi mới, mở rộng đối tượng mời và tham gia tiếp xúc, tăng điểm tiếp xúc…

1.5. Về thực hiện giám sát, kiểm tra đối với hoạt động của Ủy ban

Để thực hiện chức năng giám sát chính quyền cấp huyện, Thường trực

Hội đồng nhân dân một số tỉnh đã có văn bản yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp huyện phải báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội của huyện hàng tháng. Hoạt động giám sát của Thường trực, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh đối với hoạt động của chính quyền cấp huyện có nhiều chuyển biến tích cực, chú trọng hơn trong công tác giám sát việc đảm bảo đời sống nhân dân, những vấn đề thực tiễn đang bức xúc như giải tỏa, đền bù, bố trí tái định cư, giải quyết khiếu nại tố cáo…Tổng số cuộc giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với chính quyền cấp huyện so với trước khi thực hiện thí điểm tăng lên 6% đối với huyện, tăng 15,4% đối với quận; số lượng kiến nghị sau giám sát ở huyện tăng 3,6%, quận tăng đến 58%...

Công tác giám sát, kiểm tra đối với hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện cũng được Thường trực, các Ban Hội đồng nhân dân các tỉnh thực hiện tốt.

Từ những kết quả đã đạt được ở trên, thấy rằng trong quá trình làm thí điểm, hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước từ cấp tỉnh xuống đến cấp cơ sở từng bước đảm bảo tính thống nhất, thông suốt, giảm tầng nấc trung gian không cần thiết. Tại một số địa phương, quyền dân chủ trực tiếp của người dân từng bước được phát huy thông qua hội nghị đối thoại trực tiếp, tình hình kinh tế xã hội tiếp tục ổn định và phát triển, an ninh chính trị đảm bảo, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Điều này chứng tỏ chủ trương thực hiện thí điểm theo Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa X), Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội khoá XII là hoàn toàn đúng, phù hợp với thực tiễn. Đồng thời, qua kết quả điều tra xã hội học ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho thấy đa số cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân đều đồng tình ủng hộ chủ trương thực hiện thí điểm.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng trong điều kiện thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường (Trang 48 - 50)