trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
3.2.5.1. Mục đích biện pháp
Nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong công tác GDĐĐ cho học sinh
3.2.5.2. Nội dung
Nhà trường - gia đình - xã hội là cộng đồng hóa trách nhiệm nhằm bảo đảm tính tích cực của môi trường xã hội và sự thống nhất mang tính giáo dục đối với thế hệ trẻ cụ thể như sau:
- Môi trường nhà trường:
73
trường từ cơ sở vật chất, cảnh quan, nề nếp, kỷ cương… Do vậy Hiệu trưởng phải xây dựng mối quan hệ lành mạnh trong sáng giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa tập thể và cá nhân… những mối quan hệ tốt đẹp sẽ tạo nên môi trường đạo đức thuận lợi để hình thành nhân cách tốt đẹp ở học sinh. Quan tâm tới việc đánh giá, khen thưởng, kỷ luật giáo dục đạo đức cho học sinh công bằng, khách quan. Đầu năm học, sơ kết học kỳ, cuối năm học tiến hành họp phụ huynh nêu kế hoạch chỉ tiêu, kết quả giáo dục đạo đức học sinh; Thông báo, mời cha mẹ học sinh đến trường khi học sinh vi phạm kỷ luật học tập, đạo đức; Tổ chức thăm gia đình học sinh; Trao đổi qua điện thoại, số liên lạc điện tử với cha mẹ học sinh.
- Môi trường gia đình: Gia đình là tế bào của xã hội là môi trường đầu tiên lâu dài trong quá trình rèn luyện và hình thành nhân cách thế hệ trẻ, Do vậy Ban giám hiệu nhà trường phải chỉ đạo các tổ chuyên môn, tổ chức đoàn thể thường xuyên phối hợp với gia đình nhận thức vai trò của giáo dục đạo đức của học sinh trong giai đoạn hiện nay, vai trò của gia đình trong giáo dục học sinh tại gia đình, thường xuyên có kênh thông tin hai chiều giữa nhà trường và gia đình, trong các buổi hội thảo về chủ đề giáo dục đạo đức của nhà trường nên mời các bậc phụ huynh tham gia cùng trao đổi những kinh nghiệm, phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh. Cần phải nâng cao vai trò của phụ huynh trong việc quản lý và giáo dục học sinh, giữa nhà trường và gia đình luôn duy trì kênh thông tin hai chiều để phụ huynh có thể thường xuyên nắm bắt quá trình rèn luyện của con em mình trong nhà trường phối hợp với nhà trường giáo dục những học sinh chưa ngoan, hiểu được tâm tư nguyện vọng của các em, để từ đó điều chỉnh phương pháp giáo dục phù hợp, tránh áp đặt cứng nhắc.
Thực hiện tốt cuộc vận động “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” thực hiện chuẩn mực đạo đức. Các thầy cô giáo phải biết kết hợp với gia đình, các bậc cha mẹ, hiểu thấu đáo học sinh.
- Xây dựng môi trường xã hội tích cực: Xã hội là một môi trường rộng lớn phức tạp luôn biến động, tác động không nhỏ tới đạo đức của học sinh trong nhà trường nhất là trong bối cảnh hội nhập hiện nay, có tích cực và tiêu cực đan xen nhau. Do vậy nhà trường cần phải phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa
74
phương, các cơ quan, đoàn thể thực sự gắn kết, phải ra sức xây dựng môi trường xã hội tích cực như: xây dựng khu dân cư văn hóa, văn minh, môi trường xã hội tích cực có lối sống trong sạch lành mạnh, tăng cường các biện pháp phòng chống các tệ nạn xã hội, vi phạm an ninh- trật tự xã hội, tạo dư luận xã hội tích cực đây chính là điều kiện môi trường tốt nhất nuôi dưỡng phát triển nhân cách đạo đức cho học sinh noi theo.
3.2.5.3. Cách tiến hành
Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể cung cấp tư liệu về giáo dục truyền thống, tài liệu lịch sử địa phương, biên soạn các tài liệu về những giá trị chuẩn mực của xã hội, những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, giáo dục kĩ năng sống…
- Sự phối hợp với các ban ngành chức năng tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh, cụ thể:
Ngành y tế: Tuyên truyền những kiến thức về bảo vệ sức khỏe, vệ sinh phòng bệnh, giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh, bảo vệ môi trường sống…
Ngành Công an: Tổ chức tuyên truyền cho học sinh tri thức về pháp luật, luật an toàn giao thông, cách phòng chống, không tham gia các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm…
Ngành Tư pháp: tuyền truyền cho học sinh về luật pháp Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phối hợp với nhà trường tổ chức giáo dục pháp luật cho học sinh bằng nhiều hình thức như: tuyên truyền, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật trong nhà trường.
Ngành Văn hóa - thông tin - thể thao: tổ chức tốt các hoạt động giáo dục thể chất, thẩm mỹ cho học sinh thông qua các hoạt động văn hóa thể thao, văn nghệ, thăm quan, vui chơi giải trí…
Để thực hiện có hiệu quả: Cần xây dựng mối quan hệ chắt chẽ, gắn bó giữa nhà trường, gia đình và xã hội; các lực lượng tham gia phối hợp giáo dục đạo đức cho học sinh phải nhiệt tình, tâm huyết.