Để tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng tới hành vi, vi phạm của học sinh trong nhà trường, tác giả đã tiến hành khảo sát CBQL giáo viên, phụ huynh và học sinh trong trường THPT Nguyễn Văn Huyên kết quả thu được trên bảng 2.5
41
Bảng 2.5: Các nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng vi phạm đạo đức
STT Nội dung khảo sát
Kết quả khảo sát CBQL, GV Phụ huynh Học sinh Thứ hạng Thứ hạng Thứ hạng
1 Người lớn chưa gương mẫu. 3.9 1 3.9 1 3.8 1
2 Gia đình, XH buông lỏng GDĐĐ 3.8 2 3.8 2 3.5 3 3 Do đang trong giai đoạn biến đổi
về tâm sinh lý lứa tuổi. 3.8 2 3.8 2 3.4 4
4 Nội dung GDĐĐ của nhà trường
chưa đổi mới và phù hợp. 3.8 2 3.7 4 3.7 2
5 Do tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, sự bùng nổ thông tin, truyền thông.
3.3 9 3.2 8 3.3 5
6 Quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh
của nhà trường chưa chặt chẽ. 3.4 8 2.9 10 2.9 9 7 Do một số thầy cô giáo chỉ quan
tâm tới dạy kiến thức, chưa quan tâm GDĐĐ học sinh.
2.8 11 2.6 13 2.6 10 8 Chưa có sự phối hợp giữa chặt chẽ
giữa gia đình và nhà trường. 3.0 5 2.9 10 2.6 10 9 Tác động của tệ nạn xã hội, văn
hóa phẩm không lành mạnh. 3.0 9 3.0 9 2.6 10
10 Do quản lý GDĐĐ của nhà trường,
gia đình và xã hội chưa đồng bộ. 3.8 2 3.7 4 3.1 7 11 Đoàn thể xã hội chưa quan tâm đến
giáo dục đạo đức trong nhà trường. 2.8 11 2.7 12 2.6 10 12 Đời sống của học sinh còn gặp
nhiều khó khăn. 2.0 13 2.2 8 2.2 15
13 Do thiếu hiểu biết về pháp luật. 3.6 6 3.6 7 3.1 7 14 Bản thân chưa có ý thức tự rèn
luyện, sống không có lý tưởng, còn trông chờ ỷ lại
3.6 6 3.7 4 3.3 5
42 Nhận xét:
Nhìn vào bảng 2.5 ta thấy các đối tượng khảo sát đều nhất trí 100% cho rằng các nguyên nhân trên đều ảnh hưởng đến hành vi vi phạm đạo đức của học sinh (điểm trung bình cao nhất là 3,9 thấp nhất là 2,2) chiếm vị trí cao nhất "Người lớn chưa gương mẫu", "Gia đình, xã hội buông lỏng GDĐĐ". Tiếp theo do "HS đang trong giai đoạn biến đổi về tâm sinh lý lứa tuổi"; "Nội dung GDĐĐ của nhà trường chưa đổi mới và phù hợp", "Bản thân chưa có ý thức tự rèn luyện, sống không có lý tưởng, còn trông chờ ỷ lại", "Do quản lý GDĐĐ của nhà trường, gia đình và xã hội chưa đồng bộ","Do thiếu hiểu biết về pháp luật", "Do tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, sự bùng nổ thông tin, truyền thông". Tất cả các nguyên nhân trên CBGV, phụ huynh, HS đánh giá đều được đánh giá ở mức độ rất ảnh hưởng điểm trung bình từ 3,3 đến 3,9.
Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vi phạm trên, tác giả phỏng vấn sâu các cô giáo chủ nhiệm lớp khối 11 được biết: nguyên nhân là do một số em gia đình buông lỏng quản lý, phó thác quản lý giáo dục học sinh cho nhà trường, gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn phải đi làm ăn xa hoặc do cha mẹ ly hôn không có người quản lý hoặc, một số em bị bạn bè lôi kéo bỏ học, trốn giờ đi chơi game, thiếu tiền dẫn đến hành vi trộm cắp trong nhà trường và ngoài nhà trường dẫn đến vi phạm pháp luật.
Các nguyên nhân "Chưa có sự phối hợp giữa chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường", "Tác động của tệ nạn xã hội, văn hóa phẩm không lành mạnh","Đoàn thể xã hội chưa quan tâm đến giáo dục đạo đức trong nhà trường", "Đời sống của học sinh còn gặp nhiều khó khăn" được đánh giá ở mức độ ảnh hưởng, điểm đánh giá từ 2,0 đến 3,0.
Kết luận: Từ những nguyên nhân đã khảo sát trên chúng tôi nhận thấy các nguyên nhân ảnh hưởng nhiều đến hành vi, vi phạm đạo đức của học sinh là do người lớn chưa gương mẫu; gia đình buông lỏng quản lý; Nội dung GDĐĐ của nhà trường chưa đổi mới và phù hợp; Do quản lý GDĐĐ của nhà trường, gia đình và xã hội chưa đồng bộ; Do một số thầy cô giáo chỉ quan tâm tới dạy kiến thức, chưa quan tâm GDĐĐ học sinh, công tác quản lý GDĐĐ học sinh của nhà trường chưa chặt chẽ.
Do vậy nhà trường cần chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức học sinh là đổi mới nội dung GDĐĐ cho học sinh tránh hiện tượng nhàm chán cho học sinh. Thực tế cho thấy tình trạng vi phạm đạo đức của học sinh THPT hiện nay nguyên nhân chủ
43
yếu là do các em thiếu hiểu biết pháp luật qua khảo sát cho thấy trường THPT