đức học sinh.
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Công tác tổ chức là giao nhiệm vụ cụ thể cho cá nhân, tập thể tham gia thực hiện. Quản lý chỉ đạo kế hoạch hoạt động GDĐĐ chính là sự cụ thể hóa các mục tiêu, yêu cầu, công việc, biện pháp của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Có
64
vai trò rất quan trọng, giúp người quản lý chủ động định hướng trước các nội dung, biện pháp, thời gian, tránh hiện tượng chồng chéo, bị động khi triển khai thực hiện giúp kế hoạch hoạt động được thực hiện thông suốt từ lãnh đạo đến thực hiện. Tuy nhiên kế hoạch phải được xây dựng dựa trên thực trạng đạo đức của học sinh tại nhà trường, dựa trên điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương, kế hoạch phải có tính khả thi và đạt hiệu quả theo mục tiêu đã đề ra.
3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện
Trong phân công nhiệm vụ cụ thể cho tập thể, cá nhân trong nhà trường Hiệu trưởng phải chú ý lựa chọn cán bộ, giáo viên có kinh nghiệm và năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, có uy tín với đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh. Nội dung kế hoạch phải có tính khái quát, cụ thể, đảm bảo tính toàn diện và chú ý đến vai trò, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, cá nhân, phù hợp với chức năng của bộ phận và cá nhân được giao.
- Đối với công tác tổ chức: Dựa vào thực trạng, những khả năng của nhà
trường, xác định mục tiêu cụ thể như: thời gian, con người, nội dung, hình thức, biện pháp thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh, quá trình triển khai kế hoạch gắn liền tổ chức, cá nhân cụ thể, phù hợp với điều kiện của nhà trường và phải đáp ứng yêu cầu của nhà trường và xã hội. Căn cứ vào thực tế nhà trường, Hiệu trưởng thành lập Ban chỉ đạo quản lý hoạt động GDĐĐ của nhà trường, phân cấp quản lý cán bộ, phân công nhiệm vụ cho các Phó hiệu trưởng trực tiếp tham gia quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh. Đối với các trường có 01 Hiệu trưởng; 02 Phó Hiệu trưởng, Hiệu trưởng cần phân công như sau:
+ Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn: Phụ trách chuyên môn, chịu trách nhiệm quản lý chất lượng văn hóa và chất lượng đạo đức của học sinh thông qua các môn học. Do vậy Phó hiệu trưởng chỉ đạo, giám sát giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học gây hứng thú, tránh gây nhàm chán cho học sinh, đây cũng là kết quả đánh giá xếp loại giáo viên cuối năm học.
+ Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất, phụ trách các hoạt động giáo dục: Phụ trách hoạt động giáo dục, hoạt động ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp. Căn cứ vào kế hoạch nhà trường, tiến hành cụ thể hóa từng nội dung trong kế
65
hoạch, phân công nhiệm vụ đối với các tổ chức, cá nhân xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức theo tuần, tháng, học kỳ, thành lập, giao trách nhiệm cho các tổ chức được phân công thực hiện, kiểm tra, giám sát. Tổ chức phối hợp chặt chẽ với Đoàn Thanh niên, Hội cha mẹ học sinh, các tổ chức ngoài nhà trường tham gia với nội dung đa dạng, phong phú tạo sự lôi cuốn đối với học sinh. Bên cạnh nguồn lực về nhân lực cần quan tâm tới cơ sở vật chất thuận lợi, nguồn kinh phí cho hoạt động.
Trong các hoạt động giáo dục cần xen kẽ nội dung giáo dục văn hóa, đạo đức và rèn luyện kỹ năng sống, giao lưu văn hóa, văn nghệ, nêu gương người tốt việc tốt, mời các chuyên gia, học giả nói chuyện chuyên đề về giáo dục rèn luyện kỹ năng sống, định hướng nghề nghiệp cho học sinh…
Hằng tuần, tháng, sơ kết, tổng kết năm học, đánh giá phân loại kết quả, phân tích hạn chế, nguyên nhân, từ đó đề ra kế hoạch thực hiện trong thời gian tiếp theo. Việc đánh giá thi đua phải kèm theo sự động viên khen thưởng kịp thời.
Phối hợp với Đoàn Thanh niên xây dựng Kế hoạch thi đua về thực hiện nề nếp học tập, tổ chức thi văn hóa, văn nghệ - thể dục thể thao nhân các ngày lễ lớn, bảo quản, sử dụng cơ sở vật chất, vệ sinh khuôn viên lớp học và nhà trường chăm sóc cây cảnh ở các khu vực được phân công, tiến hành kiểm tra, nhận xét hàng tuần, xếp loại thi đua giữa các lớp.
Phân công, chỉ đạo thực hiện nội dung giáo dục đối với GVCN được thực hiện qua các kênh thông tin (họp giao ban hàng tuần hoặc qua bảng thông báo tại phòng Hội đồng trường, địa chỉ email của tổ chuyên môn).
Hiệu trưởng và cán bộ trong ban chỉ đạo giáo dục GDĐĐ của nhà trường cùng phân tích đặc điểm tình hình của nhà trường, của ngành của địa phương, những thuận lợi, khó khăn, mặt mạnh, hạn chế, tài chính, nhân lực xây dựng Kế hoạch giáo dục phải bám sát ba mục tiêu là: Nâng cao nhận thức, thái độ, tình cảm đạo đức và rèn luyện hành vi cần xác định rõ mục tiêu giáo dục cho từng giai đoạn cụ thể trong năm học.
Hiệu trưởng nhà trường yêu cầu các bộ phận như: Các phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, Bí thư đoàn Thanh niên, giáo viên bộ môn giáo dục công dân, GVCN căn cứ nhiệm vụ được giao, căn cứ dự thảo kế hoạch giáo dục
66
GDĐĐ của nhà trường để chủ động phối hợp với các cá nhân, tổ chức có liên quan, chủ động học tập kinh nghiệm của các đơn vị bạn, phát huy sáng tạo tinh thần trách nhiệm, xây dựng kế hoạch dự thảo hoạt động theo các nhiệm vụ mà mình được phân công phụ trách.
Các tập thể, cá nhân sau khi xây dựng xong kế hoạch dự thảo, Hiệu trưởng họp Ban chỉ đạo để thống nhất và khớp các kế hoạch dự thảo của các tổ chuyên môn, cá nhân, tổ chức Đoàn Thanh niên thành kế hoạch dự thảo chung của toàn trường. Sau đó hiệu trưởng đưa ra họp Ban giám hiệu mở rộng, xin ý kiến của hội đồng sư phạm nhà trường, ban đại diện cha mẹ học sinh để các bộ phân, cá nhân thảo luận, bàn bạc dân chủ và đi đến sự đồng thuận, phát huy sức mạnh của tập thể, từ đó Kế hoạch chính thức được thực hiện.
- Xây dựng kế hoạch tổng thể cả năm cần gắn với các cuộc vận động như: "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo", phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", tập trung thực hiện 5 nội dung: Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh giúp các em tự tin trong học tập, hình thành nên một phong cách, kỷ luật, nề nếp của nhà trường.
- Phó Hiệu trưởng căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo các tổ chức, cá nhân xây dựng kế hoạch giáo dục GDĐĐ cho học sinh hàng tháng, hàng tuần riêng cho các lớp. Cùng các thành viên trong Ban chỉ đạo tổ chức kiểm tra, đánh giá các kế hoạch giáo dục trong cả năm của nhà trường. Sau khi thống nhất hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận, các cá nhân lập kế hoạch giáo dục GDĐĐ của các lực lượng này để đảm bảo sự nhất quán với mục tiêu chung của kế hoạch tổng thể. Kế hoạch giáo dục GDĐĐ cho học sinh hàng tháng, hàng tuần ngoài việc phải bám sát mục tiêu giáo dục, nhiệm vụ và nội dung giáo dục, kế hoạch cần được xây dựng gắn liền vào những chủ đề hàng tháng với những hình thức giáo dục đa dạng, phong phú, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.Chỉ đạo các GV môn học lồng ghép giáo dục, giá trị sống, kỹ năng sống ghép được việc giáo dục gá trị sống, kỹ năng sống.
67
- Công tác quản lý chỉ đạo kế hoạch hoạt động GDĐĐ:
Hiệu trưởng lập chương trình, nội dung, hình thức hoạt động đã nêu trong kế hoạch. Giao kế hoạch cho các tổ chức Đoàn Thanh niên, giáo viên thực hiện. Việc thực hiện kế hoạch phải bám sát kế hoạch của nhà trường đã đề ra và Ban chỉ đạo cần phải giám sát xem GV có cần hỗ trợ không.
- Tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho HS. Ban chỉ đạo cần tiến hành kiểm tra định kỳ để đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch, sau khi kiểm tra, đánh giá sơ bộ, nếu thấy cần thiết có thể điều chỉnh kế hoạch và kiểm tra đánh giá giai đoạn cuối kỳ. Đánh giá tổng thể kế hoạch và đây là một trong những cứ liệu để xây dựng kế hoạch cho chu trình mới. Đây là bước quan trọng bởi nó giúp người quản lý tổ chức nhìn nhận lại những kết quả đã đạt được có đảm bảo theo mục tiêu theo kế hoạch đề ra. Đồng thời giúp người quản lý xem xét những nguyên nhân dẫn đến thành công cũng như hạn chế của kết quả thực hiện.
Như vậy, ta thấy rõ việc bồi dưỡng cho CB, GV biết cách xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện là vô cùng hữu ích giúp cho CBQL, GV của nhà trường quản lý tốt công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giúp kế hoạch đi đúng mục tiêu đề ra, đồng thời cũng hạn chế đến mức thấp nhất những thất bại, rủi ro trong quá trình thực hiện.
Kế hoạch phải bám sát mục tiêu, định hướng phát triển của giáo dục của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương và nhà trường. Hình thức, nội dung, biện pháp phải xuất phát từ mục tiêu giáo dục nhà trường; được quán triệt trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh trong nhà trường, kế hoạch mang tính định hướng cụ thể trong từng năm học, học kỳ, tháng, tuần.
Để thực hiện tốt kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh, nhà trường cần phải nhận thức đúng đắn sâu sắc về vai trò, trách nhiệm, mục tiêu, nhiệm vụ quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh. Thường xuyên qua tâm đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kịp thời để có điều chỉnh thích hợp.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện
Đối với cán bộ quản lý phải năng lực, nghiệp vụ chuyên môn có tầm nhìn sâu rộng tổng thể về công tác quản lý giáo dục.
68
Các giáo viên có đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, có lòng yêu nghề, cao ý thức trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, nắm được nội dung, hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho HS.
Nhà trường phải đảm bảo yêu cầu về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, tài chính để thực hiện công tác GDĐĐ, thường xuyên tổ chức cho cán bộ GV được giao lưu học hỏi kinh nghiệm tại các trường học có uy tín trong quản lý hoạt động GDĐĐ.