Biện pháp 4: Xây dựng môi trường sư phạm mẫu mực trong nhà

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học phổ thông nguyễn văn huyên, thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 80 - 82)

trường đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện học sinh

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp các lực lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường xây dựng môi trường sư phạm mẫu mực đó là không ngừng cải tiến cách dạy, cách học, năng lực tự tu dưỡng rèn luyện của GV, HS, gắn kiến thức với công tác giáo dục chính trị tư tưởng, trau dồi đạo đức lối sống, đào tạo ra thế hệ học sinh đủ đức, đủ tài tạo ra trong một môi trường sư phạm lành mạnh. Học sinh có ý thức thi đua học tập rèn luyện, biết giữ gìn, bảo vệ môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội, tạo môi trường văn hóa, nhà giáo, học sinh thanh lịch. Nhà trường tập trung các nguồn lực, nguồn lực tà xã hội hóa giáo dục xây dựng khuôn viên nhà trường, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động giáo dục trong nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

- Cần thường xuyên chăm lo xây dựng cơ sở vật chất cải tạo môi trường, mua sắm thiết bị tạo môi trường, điều kiện học tập tốt cho học sinh tạo không gian thoáng đãng, sạch sẽ, công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn, tạo cảnh quan sạch đẹp.

- Có kế hoạch mua sắm thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học như: máy tính, máy chiếu, tài liệu, sách giáo khoa, các thiết bị phục vụ cho các hoạt động phong trào: loa,đài, tăng âm, máy phát điện

- Xây dựng các công trình phục vụ các hoạt động: nhà đa năng, sân khấu, sân thể thao, nhà để xe, nhà vệ sinh… đảm bảo các hoạt động, học tập của học sinh.

71

- Phải tạo dựng môi trường đoàn kết, lành manh, có phong cách học tập, lao động, rèn luyện nghiêm túc như: Thực hiện nghiêm túc nội qui, qui định của ngành, trường, duy trì các phong trào thi đua, phòng tránh các tệ nạn xã hội xâm nhập học đường; xây dựng trường học văn hóa, qui tắc ứng xử văn hóa trong trường học ứng xử, mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò, giữa trò với trò, có mối quan hệ mẫu mực hài hòa.

Đối với giáo viên cần phải những hành động, cử chỉ, lời nói ân cần mẫu mực, đối với học sinh phải đoàn kết, tương thân tương ái, đoàn kết giúp đỡ nhau, không tham gia các tệ nạn xã hội.

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức, đoàn thể nhà trường xây dựng các phong trào thi đua "dạy tốt, học tốt"; " Xây dựng trường xanh-sạch-đẹp", "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", phong trào " Tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".

3.2.4.3. Các bước tiến hành

Hiệu trưởng cần chỉ đạo công tác xây dựng môi trường sư phạm bằng những công việc cụ thể sau:

- Quán triệt t ới cán bộ, giáo viên, học sinh trong nhà trường các Nghi ̣ quyết , chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định nhà trường, của ngành Giáo dục về xây dựng môi trường chuẩn trong trong hệ thống giáo dục.

Tuyên truyền, vận động toàn thể thầy cô giáo, học sinh hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, kể chuyện về tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Xây dựng, củng cố khối đoàn kết nhất trí trong tập thể sư phạ m nhà trường. Ban giám hiệu nhà trường, tổ chức Công đoàn thường xuyên phát đ ộng và duy trì tổ chức tuyên truyền giáo du ̣c cho giáo viên, nhân viên phát huy các phong trào thi đua "Mỗi thầy cô là tấm gương sáng cho học sinh noi theo", phong trào “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”.

- Chỉ đạo Đoàn thanh niên tổ chức duy trì các phong trào văn hóa, văn nghệ dân gian truyền thống, các hoạt động ngoại khóa với nhiều chủ đề phong phú, đa dạng, học sinh phát huy năng lực của bản thân, tự tin tham gia các phong trào của

72

nhà trường. Tuyên truyền HS có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi. Biết giữ gìn bảo vệ của công, tài sản của cá nhân, của tập thể, trồng cây xanh, chăm sóc cây cảnh. Qua các buổi lao động đó các em được trực tiếp góp sức của mình xây dựng nhà trường và các em biết trân trọng công sức mình bỏ ra, giúp cho các em học sinh có được tình yêu đối với lao động, giáo dục được tinh thần làm chủ tập thể, từ đó các em thấy yêu trường yêu lớp hơn.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Mỗi CB-GV và học sinh trong trường cần thực hiện tốt Chỉ thị 40/2008/CT- BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" và các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong nhà trường. Giáo viên, học sinh trong nhà trường cần có ý thực trách nhiệm tốt với vai trò của mình, thống nhất được tầm quan trọng của quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh trong giai đoạn hiện nay với những tác động nền kinh tế thị trường, nhiều giá trị nhân văn, đạo đức truyền thống đang bị ảnh hưởng do tác động của môi trường hội nhập.

Do vậy để thực hiện biện pháp này có hiệu quả cần phải đưa vấn đề GDĐĐ vào công tác xây dựng môi trường sư phạm một cách khoa học, chặt chẽ. Huy động các lực lượng thống nhất mục đích và thống nhất chương trình hành động xây dựng môi trường sư phạm để GDĐĐ cho học sinh.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học phổ thông nguyễn văn huyên, thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)