Phát triển dịch vụ NHBL của một số NHTM hiện nay

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng nông nghiệpViệt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên (Trang 37)

5. Kết cấu của Luận văn

1.3.1.Phát triển dịch vụ NHBL của một số NHTM hiện nay

Cung cấp các dịch vụ tài chính cá nhân hay hoạt động NHBL là một trong những hoạt động truyền thống hình thành nên hệ thống NHTM trên thế giới. Trải qua những biến động nhƣ trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

giới vừa qua, các nhà quản trị ngân hàng đã nhận thức sâu sắc về tính không ổn định của nhóm khách hàng doanh nghiệp khi xảy ra khủng hoảng kinh tế, khách hàng cá nhân đƣợc các ngân hàng hƣớng tới nhƣ một thị trƣờng tiềm năng, chiến lƣợc. Thực tiễn và lý luận đã chỉ rõ vai trò, tính ổn định và bền vững của nhóm khách hàng này đối với hoạt động ngân hàng. Vì vậy, hầu hết các NHTM trên thế giới ngày nay đều có xu hƣớng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ - chuyển một phần sang kinh doanh bán lẻ. Sau đây tác giả đƣa ra nghiên cứu quá trình phát triển dịch vụ NHBL của một số NHTM trên thế giới từ đó rút ra bài học cho các NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng Agribank chi nhánh Thái Nguyên nói riêng.

1.3.1.1. Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietiBank)

VietinBank là ngân hàng thƣơng mại đi đầu toàn ngành ngân hàng về công tác huy động vốn đáp ứng nhu cầu của các thành phần kinh tế, góp phần vào sự phát triển và xây dựng đất nƣớc. Tổng nguồn vốn huy động tăng đều qua các năm, bình quân từ 35-38%/năm. VietinBank đã có sự phát triển vƣợt bậc theo mô hình ngân hàng đa năng, có mạng lƣới hoạt động đƣợc phân bổ rộng khắp 63 tỉnh thành với 161 Chi nhánh, hơn 1100 phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm, gần 1,6 nghìn điểm lắp đặt máy ATM… thực sự phát huy đƣợc thế mạnh ngân hàng bán lẻ của VietinBank tại Việt Nam. Doanh số giao dịch trên POS VietinBank đạt trung bình 80 tỷ đồng/ngày trên tổng số 10 triệu tài khoản khách hàng cá nhân. VietinBank là ngân hàng đi đầu trong việc không ngừng phát triển các tiện ích dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đáp ứng tốt các tiêu chí về năng lực cạnh tranh và xứng đáng với Giải thƣởng “Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu” 2012 và Giải thƣởng “Hệ thống an ninh thông tin ngân hàng tiêu biểu” 2012. Để đạt đƣợc kết quả này đòi hỏi những nỗ lực không ngừng của ngân hàng nhằm nâng cao năng lực quản trị, cũng nhƣ năng lực quản lý rủi ro và bảo mật thông tin. Trong những năm qua, VietinBank đặc biệt chú trọng đến công nghệ thông tin và hệ thống an ninh thông tin ngân hàng. Với tỷ lệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

đầu tƣ cho an ninh thông tin chiếm hơn 30% trên tổng ngân sách cho thấy VietinBank là ngân hàng có hệ thống bảo mật thông tin tốt nhất hiện nay.

Mới đây nhất, VietinBank đã triển khai dịch vụ thu phí cầu đƣờng không dừng tại cầu Cần Thơ và cầu Phú Mỹ. Dịch vụ sẽ đƣợc triển khai mở rộng tới nhiều tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Dịch vụ này sẽ kết nối tài khoản thanh toán/thẻ E-Partner của VietinBank với thiết bị OBU, giúp khách hàng đi qua trạm thu phí mà không cần dừng lại. Điều này cho thấy, việc nắm bắt cơ hội mở rộng cung cấp dịch vụ NHBL cho một bộ phận dân cƣ lớn đang có nhu cầu các dịch vụ tài chính sẽ giúp định vị rõ nét đặc trƣng sản phẩm của mình so với các NHTM khác.

1.3.1.2. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt nam là một trong bốn ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc lớn nhất ở Việt nam đƣợc hình thành sớm nhất và lâu đời nhất, là doanh nghiệp nhà nƣớc hạng đặc biệt, đƣợc tổ chức hoạt động theo mô hình Tổng công ty nhà nƣớc.

BIDV đã đƣa vào hoạt động trung tâm chăm sóc khách hàng 24/7 - là cầu nối chia sẻ, lắng nghe phản hồi của khách hàng nhằm gia tăng tính tƣơng tác giữa khách hàng với ngân hàng. Đây là những bƣớc đi chiến lƣợc của BIDV nhằm đem đến cho khách hàng những trải nghiệm sản phẩm dịch vụ bán lẻ thân thiện và hiện đại. BIDV đang là ngân hàng đi tiên phong trong việc nghiên cứu cải tiến chất lƣợng các sản phẩm dịch vụ thông qua việc đầu tƣ toàn diện, từ hệ thống công nghệ, các quy trình quản lý rủi ro đến đơn giản hóa chính sách, thủ tục và đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp.

BIDV đã tập trung đầu tƣ hiện đại hóa cơ sở hạ tầng dịch vụ và xây dựng mạng lƣới ngân hàng phủ sóng trên 63 tỉnh thành của cả nƣớc với hơn 750 điểm giao dịch; trên 14,000 điểm kết nối ATM/POS và nhiều chi nhánh bán lẻ theo chuẩn quốc tế đã vận hành hoạt động hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Trong năm 2014, dịch vụ tài chính cá nhân của BIDV cũng đã đƣợc ghi nhận với nhiều giải thƣởng uy tín trong và ngoài nƣớc nhƣ “Ngân hàng điện tử hàng đầu Việt Nam 2014”; Ngân hàng Điện tử tiêu biểu 2014; Top 3 Ngân hàng có doanh số chấp nhận thanh toán thẻ VISA qua POS cao nhất; Ngân hàng có sản phẩm ấn tƣợng nhất cho sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế BIDV-Manchester United; Top 3 ngân hàng có doanh số sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế MasterCard cao nhất... Giải thƣởng “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2015” (Giải thƣơng đƣợc Tạp chí The Asian Banker trao tặng năm 2015) tiếp tục khẳng định uy tín, vị thế của BIDV trên thị trƣờng dịch vụ tài chính cá nhân...

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra sâu rộng, đòi hỏi các ngành kinh tế mũi nhọn phải sẵn sàng cho cuộc cạnh tranh khốc liệt. Ngân hàng là một trong những ngành gặp phải nhiều thách thức nhất từ bên ngoài vì các NHTM Việt Nam còn rất non trẻ so với các ngân hàng lớn trên thế giới. Đứng trƣớc thực trạng đó, các ngân hàng buộc phải đổi mới theo hƣớng hoạt động thực sự có hiệu quả, đáp ứng các nhu cầu đa dạng của thị trƣờng để tránh thua ngay trên “sân nhà”. Các NHTM Việt Nam phải căn cứ vào môi trƣờng kinh tế xã hội và nguồn lực của ngân hàng mình để định ra chiến lƣợc phát triển dịch vụ NHBL cho phù hợp nhằm nhanh chóng chiếm lĩnh thị trƣờng tiềm năng. Sau đây là một số bài học kinh nghiệm cho phát triển dịch vụ NHBL của NHTM Việt Nam nói chung và Agribank nói riêng.

Thứ nhất, để phát triển thành công dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên thị

trƣờng, ngân hàng thƣơng mại cần phải nghiên cứu thị trƣờng, xác định đƣợc khả năng thực lực và mục tiêu phát triển của mình để xây dựng chiến lƣợc phát triển phù hợp. Chiến lƣợc phát triển tổng thể đƣợc xây dựng trên cơ sở mục tiêu của doanh nghiệp, chiến lƣợc khách hàng, chiến lƣợc phát triển sản phẩm và hệ thống mạng lƣới, cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ Thứ hai, muốn phát triển đƣợc dịch vụ ngân hàng bán lẻ cần có hệ thống mạng lƣới chi nhánh phù hợp theo chiến lƣợc tổng thể. Tuy nhiên việc phát triển mạng lƣới phải căn cứ vào khả năng ứng dụng công nghệ, chiến lƣợc phát triển khách hàng và khả năng khai thác hiệu quả thị trƣờng. Thực tế có những ngân hàng thành công trong phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ do phát triển mạng lƣới rộng khắp hoặc khai thác dịch vụ ngân hàng bán lẻ thông qua mạng lƣới của bên thứ ba nhƣng cũng có nhƣng ngân hàng thành công nhờ ứng dụng công nghệ để gọn nhẹ mạng lƣới hay giảm mạng lƣới để tập trung cho các đối tƣợng khách hàng theo chiến lƣợc đề ra.

Thứ ba, ứng dụng công nghệ hiện đại trong các sản phẩm dịch vụ, đặc

biệt dịch vụ ngân hàng điện tử để mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng và giảm chi phí cho ngân hàng. Mấu chốt thành công trong phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ là nền tảng khách hàng lớn, sự phong phú về sản phẩm dịch vụ và phát triển trên một không gian rộng lớn nên phải tận dụng công nghệ.

Thứ tư, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng để đáp ứng các

nhu cầu khách hàng. Nếu ngân hàng vẫn tiếp tục kinh doanh dựa trên các hoạt động ngân hàng truyền thống (huy động vốn và cho vay) thì khó có thể thành công trong phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đƣợc. Bên cạnh đó việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cũng cần xuất phát từ nhu cầu khách hàng. Chỉ khi ngân hàng nắm bắt đƣợc nhu cầu khách hàng mới tạo ra đƣợc sản phẩm dịch vụ phù hợp và đƣợc khách hàng đón nhận. Khi đó mới có thể phát triển mạnh dịch vụ NHBL

Thứ năm, muốn phát triển đƣợc dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đòi hỏi từng

ngân hàng phải xây dựng chiến lƣợc Marketting phù hợp nhằm gây dựng hình ảnh và thƣơng hiệu mạnh trên thị trƣờng. Chiến lƣợc Marketting có thể đƣợc thực hiện theo định kỳ hoặc theo từng sản phẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng phát triển dịch vụ NHBL tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên hiện nay nhƣ thế nào?

- Trong thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên đã đạt đƣợc những thành tựu gì? Ngoài ra, còn những vấn đề hạn chế nào?

- Những giải pháp nhằm phát triển dịch vụ NHBL cho Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên trong thời gian tới là gì? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Tác giả lựa chọn địa bàn nghiên cứu là tỉnh Thái Nguyên và Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT chi nhánh Thái Nguyên vì:

Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, chính trị của vùng trung du miền núi phía Bắc. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc, Thái Nguyên là một trong những tỉnh đƣợc Trung Ƣơng quyết định thành lập Ngân hàng sớm nhất và bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 06 năm 1951. Nhiệm vụ của ngân hàng lúc này là phục vụ cho công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tại chiến khu Việt Bắc.

Ngày nay, trƣớc yêu cầu đổi mới của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, hệ thống Ngân hàng tỉnh Thái Nguyên đã không ngừng đổi mới về tổ chức và hoạt động, đảm bảo hoạt động ngân hàng “ An toàn - Hiệu quả - Phát triển và Hội nhập”.

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có Ngân hàng nhà nƣớc thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; 02 ngân hàng phục vụ các chính sách xã hội và cấp tín dụng đầu tƣ cho các dự án của nhà nƣớc là Ngân hàng Chính sách - Xã hội và Ngân hàng phát triển khu vực Bắc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Kạn - Thái Nguyên; 03 NHTM nhà nƣớc là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, NHTM cổ phần Đầu tƣ và Phát triển, NHTM cổ phần Công thƣơng; 11 NHTM Cổ phần chi nhánh Thái Nguyên bao gồm Quốc tế, An Bình, Việt Nam Thịnh Vƣợng, Kỹ Thƣơng, Nam Việt, Quân Đội, Đông Á, Á Châu, Hàng Hải, Sài Gòn Thƣơng Tín và Đông Nam Á. Ngoài ra, Thái Nguyên còn có rất nhiều Chi nhánh ngân hàng loại II, loại III; Phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm, Quỹ tín dụng nhân dân….tồn tại và hoạt động. Trong số các tổ chức tín dụng trên thì Agribank chi nhánh Thái Nguyên là ngân hàng trên địa bàn chiếm gần 30% thị phần hoạt động, với mạng lƣới các chi nhánh trực thuộc và phòng giao dịch rộng khắp tới tận các xã, huyện thị trong tỉnh.

2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu

2.2.2.1.Thu thập tài liệu thứ cấp

Thông tin thứ cấp bao gồm: Số liệu thống kê về hoạt động kinh doanh và dịch vụ NHBL tại Agribank chi nhánh Thái Nguyên; Đặc điểm, cơ cấu, bộ máy tổ chức hoạt động của Agribank chi nhánh Thái Nguyên; Các văn bản của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam về tín dụng ngân hàng và dịch vụ bán lẻ; Các nghiên cứu trong nƣớc và trên thế giới về dịch vụ bán lẻ. Các tài liệu liệu này cung cấp những thông tin cần thiết cho phần nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của luận văn, xác định các định hƣớng và nội dung nghiên cứu; đề xuất một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Thái Nguyên.

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng tài liệu là các báo cáo tổng kết đã đƣợc công bố của Ngân hàng TW, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam và Agribank chi nhánh Thái Nguyên.

2.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Tiến hành điều tra ngẫu nhiên khách hàng đã và đang sử dụng các dịch vụ tại Agribank chi nhánh Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ Chọn mẫu điều tra: Là bƣớc quan trọng có liên quan trực tiếp tới độ chính xác của các kết quả nghiên cứu. Để xác định số đơn vị cần điều tra nghiên cứu, tác giả sử dụng công thức sau:

2 2 2 t n    Trong đó: n: Số lƣợng khách hàng cần điều tra t: Hệ số tin cậy (t = 1,96 với  = 5%)

2: Phƣơng sai

: Phạm vi sai số cho phép (không quá 20 ngàn đồng)

Dựa vào số liệu điều tra thử 30 khách hàng đang sử dụng dịch vụ NHBL tại Agribank chi nhánh Thái Nguyên, tác giả tính đƣợc độ lệch chuẩn về số tiền gửi (  2 )  = 124,972 (ngàn đồng). Áp dụng công thức tính đƣợc: 150 99 , 149 20 972 , 124 96 , 1 2 2 2     n (khách hàng)

Nhƣ vậy, cỡ mẫu cần điều tra là 150 khách hàng.

Phương pháp điều tra:

Đối với việc nghiên cứu tại Agribank chi nhánh Thái Nguyên, ở đây danh sách các khách hàng cá nhân đƣợc bảo mật do đó để xác định đƣợc tổ chức chọn mẫu, tác giả sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống trên thực địa (tại các quầy giao dịch và trụ sở chính của Agribank chi nhánh Thái Nguyên trên địa bàn thành phố Thái Nguyên).

2.2.3. Phương pháp tổng hợp tài liệu

Trên cơ sở các tài liệu sơ cấp và thứ cấp, tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tổ để phân chia tài liệu theo các chỉ tiêu nghiên cứu. Sau đó, sử dụng công cụ EXCEL để tổng hợp tài liệu, và các tài liệu sau khi tổng hợp sẽ đƣợc trình bày bằng hai hình thức là bảng thống kê và đồ thị thống kê.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

2.2.4. Phương pháp phân tích

2.2.4.1. Phương pháp so sánh

Dùng để so sánh, đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu theo các đối tƣợng, nội dung, các loại hình nghiệp vụ và đơn vị thời gian.

Phƣơng pháp so sánh đƣợc ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế xã hội. Trong luận văn tác giả sử dụng phƣơng pháp:

So sánh số tuyệt đối: Là sự chênh lệch giữa số liệu của kỳ nghiên cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và kỳ liền trƣớc kỳ nghiên cứu. Phƣơng pháp này cho thấy sự biến động về số liệu qua hai kỳ nhằm tìm ra nguyên nhân, từ đó đƣa ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.

∆y = Yt - Yt-1

Trong đó:

+ Yt: Số liệu kỳ nghiên cứu t + Yt-1: Số liệu kỳ (t-1)

+ ∆y: Sự chênh lệch của số liệu qua 2 kỳ

So sánh số tương đối:

- Tỷ trọng là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng thể, đƣợc đo bằng phần trăm (%). Phƣơng pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phƣơng pháp khác để quan sát và phân tích đƣợc tầm quan trọng và sự biến

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng nông nghiệpViệt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên (Trang 37)