Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội

Một phần của tài liệu Vấn đề giới trong bối cảnh của biến đổi khí hậu (nghiên cứu trường hợp tại xã giao xuân, huyện giao thủy, tỉnh nam định) (Trang 78)

Địa bàn nghiên cứu xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định thuộc vùng đệm của Vƣờn quốc gia Xuân Thuỷ và có gần 60% số ngƣời dân tham gia vào hoạt động thuỷ sản và sinh kế của họ phụ thuộc lớn vào khu vực đất ngập nƣớc của Vƣờn quốc gia này. Giao Xuân là một xã trong 9 xã ven biển của huyện Giao Thuỷ, đồng thời là một trong 5 xã thuộc vùng đệm của Vƣờn Quốc gia Xuân Thuỷ. Phía Tây của xã Giao Xuân giáp xã Giao Hải, phía đông giáp xã Giao Lạc, phía bắc giáp xã Bình Hoà và xã Giao Hà, phía nam giáp biển. Giao Xuân có đê quốc gia dài 2,8 km chạy dọc qua xã, con đê này chính là ranh giới giữa vùng dân cƣ sinh sống với vùng bãi triều có rừng ngập mặn và khu nuôi trồng hải sản. Xã Giao Xuân có chín xóm và 1 Thị Tứ: xóm Xuân Tiến, xóm Xuân Thọ, xóm Xuân Thắng, xóm Thị Tứ, xóm Xuân Hoành, xóm Xuân Minh, xóm Xuân Châu, xóm Xuân Tiên, xóm Xuân Phong, xóm Xuân Hùng. Cho đến năm 2015, xã Giao Xuân có khoảng 2.571 hộ với khoảng gần 9.896 nhân khẩu. Trong đó có 27% theo đạo Thiên chúa, còn lại là tín đồ đạo Phật và không tham gia tôn giáo.

Hình 3.1. Bản đồ địa bàn nghiên cứu Giao Xuân, huyện Giao Thủy

(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội xã Giao Xuân năm 2014)

Xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, mỗi năm hứng chịu từ 3 đến 5 cơn bão. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 – 24°C. Tháng lạnh nhất là các tháng 12 và 1, với nhiệt độ trung bình từ 16 – 17°C. Tháng 7 nóng nhất, nhiệt độ khoảng trên 29°C. Lƣợng mƣa trung bình trong năm từ 1.750 – 1.800 mm, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mƣa từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Số giờ nắng trong năm: 1.650 – 1.700 giờ. Độ ẩm tƣơng đối trung bình: 80 – 85%.

Mặt khác, do nằm trong cùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm các xã ven biển tỉnh Nam Định, trong đó có địa bàn nghiên cứu là xã Giao Xuân thƣờng chịu ảnh hƣởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 – 6 cơn/năm. Thuỷ triều tại vùng biển Nam Định thuộc loại nhật triều, biên độ triều trung bình từ 1,6 – 1,7 m; lớn nhất là 3,31 m và nhỏ nhất là 0,11m.

Những nguồn sinh kế chính trong huyện Giao Thủy chủ yếu là hoạt động nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản (chiếm 50% thu nhập), đánh bắt thủy sản

(chiếm 36% tổng thu nhập) và dịch vụ (chiếm 14%). Huyện Giao Thủy là huyện bị ảnh hƣởng nặng nề bởi BĐKH nhƣ nƣớc biển dâng, tăng tần suất hiện tƣợng thời tiết khắc nghiệt [Báo cáo kinh tế xã hội xã Giao Xuân, 2014].

Bảng 3.1. Dân số và lao động của xã Giao Xuân

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Tổng dân số Ngƣời 9 663 9 817 9896 2 Tổng số hộ Hộ 2 418 2 539 2571 3 Tỷ lệ lao động trong độ tuổi % 52,2 56,3 55%

4 Tổng số thôn trong xã Thôn 10 10 10

5 Tổng số thôn ven biển của xã

Thôn 4 4 4

(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội xã Giao Xuân năm 2014)

Nông nghiệp là hoạt động sinh kế chính của hộ gia đình sinh sống ở xã Giao Xuân. Tỉ lệ hộ gia đình làm nông nghiệp chiếm 70,1% trong đó bao gồm hoạt động trồng lúa và hoa màu, và nuôi trồng thủy sản. Tỉ lệ hộ phi nông nghiệp chiếm 28,0% và tỉ lệ hộ nghèo của xã là 14,9%. Xã Giao Xuân cũng là một xã trọng điểm của huyện trong việc khai thác kinh tế biển, thu nhập năm 2009 của xã từ hoạt động kinh tế biển, chủ yếu là nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 50 tỉ đồng.

Bảng 3.2. Ngành nghề và mức sống của các hộ gia đình xã Giao Xuân

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Tỷ lệ hộ nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản % 70,3 71,0 70,1 2 Tỷ lệ hộ phi nông nghiệp % 18,5 18.5 19,9 3 Tỷ lệ hộ nghèo % 11,2 10,5 10,0

(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội xã Giao Xuân năm 2014)

Xã Giao Xuân có mức độ phơi nhiễm cao với các thiên tai do sinh kế của ngƣời dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp; và tỉ lệ cao các hộ gia đình sinh sống trong các khu vực nguy hiểm cao nhƣ gần phía trong đê biển đã cũ. Xã Giao Xuân có thế mạnh trong ứng phó với BĐKH nhƣ hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng đƣợc nhu cầu cơ bản của ngƣời dân và đã có sự quan tâm của một số tổ chức phi chính phủ trong việc tổ chức các can thiệp giảm thiểu tác động của BĐKH và rủi ro thiên tai [Báo cáo kinh tế xã hội xã Giao Xuân, 2014].

Bảng 3.3. Đặc điểm chung của cộng đồng dân cƣ xã Giao Xuân

Cơ sở hạ tầng

Đƣờng giao thông liên thôn đƣợc bê tông hóa và có hệ thống y tế chăm sóc cộng đồng.

Có hệ thống loa phát thanh đến từng thôn. Sinh kế

90% các hộ gia đình phỏng vấn có sinh kế chính là sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản (ngao và tôm). Ngoài ra nhiều hộ gia đình còn tham gia việc thu lƣợm sản vật thủy sản trong khu vực bìa rừng của vƣờn quốc gia Xuân Thủy nhƣ một nguồn thu nhập quan trọng của gia đình. Ngoài ra ở đây còn có các hoạt động sinh kế khác nhƣ làm muối, nấu rƣợu, xây dựng…

Thu nhập bình quân năm 2013 khoảng 25 triệu đồng/ngƣời.

Ngƣời dân di cƣ ra các thành phố lớn tƣơng đối cao: nhƣ Hà Nội, Hồ chí Minh và Nam Định, ngoài ra di cƣ theo mùa vụ đến các thành phố nhƣ Hà Nội và xã lân cận (chủ yếu thu hoạch ngao và làm việc trong các đầm tôm).

Cấu trúc quy mô hộ gia đình

Quy mô hộ gia đình hai thế hệ tƣơng đối phổ biến. Giáo dục

Tỉ lệ ngƣời biết chữ 98%

Có nhiều hoạt động tổ chức phi chính phủ đã tổ chức và thực hiện các dự án về BĐKH tại đây nhằm nâng cao nhận thức và đa dạng sinh kế của ngƣời dân địa phƣơng nhằm tăng sức chống chọi và thích ứng của cộng đồng với BĐKH. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xã còn có một nhóm văn nghệ đƣợc thành lập của phụ nữ và nam giới từ 20 đến 60 tuổi chuyên biểu diễn các tiết mục văn nghệ nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về BĐKH

3.1.2. Các xu hƣớng BĐKH và các dạng thiên tai chủ yếu tại Giao Xuân, huyện Xuân Thủy

Các số liệu khí tƣợng thu thập tại năm trạm khu vực Nam Định (Trạm Nam Định, Văn Lý – Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình) trong 20 năm qua cho thấy nhiệt độ trung bình của khu vực Nam Định là 23,70 độ C, nhiệt độ thấp nhất là 7,3 độ C, nhiệt độ lớn nhất là 33,2 độ C. Nhiệt độ trung bình năm khu vực Nam Định những năm 1990 khoảng 23,7 độ C đến năm 2009 là khoảng 24,3 độ C; nhƣ vậy nhiệt độ trung bình năm tăng 0,6 độ C trong vòng 39 năm qua (tăng khoảng 0,03 độ C/năm). Ngoài ra, huyện Giao Thủy cũng chịu nhiều tác động khác của thiên tai bao gồm: nắng nóng, rét đậm rét hại, hạn hán, ngập mặn và sƣơng muối và một số hiện tƣợng bất thƣờng nhƣ rét đậm, thời gian xảy ra bão thay đổi và nắng nóng kéo dài [Báo cáo kinh tế xã hội xã Giao Xuân, 2014].

Từ các số liệu quan trắc, tổng lƣợng mƣa hàng năm có xu hƣớng giảm dần từ năm 2000 trở lại đây tại huyện Giao Thủy. Lƣợng mƣa năm bình quân nhiều năm ở đây đạt khoảng 1650 mm. Mỗi năm trung bình có khoảng trên dƣới 150 ngày có mƣa. Lƣợng mƣa phân phối không đều theo thời gian trong năm. Mỗi năm hình thành hai mùa mƣa và khô rõ rệt. Mùa mƣa thƣờng kéo dài 5 tháng, từ tháng 5 đến tháng 10 với tổng lƣợng mƣa chiếm tới xấp xỉ 83% tổng lƣợng mƣa năm, tập trung vào tháng 7 và 8. Mùa khô thƣờng kéo dài 6 tháng, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với tổng lƣợng mƣa chỉ chiếm khoảng 17% lƣợng mƣa của cả năm. Mực nƣớc biển dâng tăng 20 cm trong vòng 50 năm qua (1960-2010). Hiện tƣợng rét đậm kéo dài (38 ngày trong năm 2008), nắng nóng và sƣơng muối.

Các nghiên cứu và báo cáo môi trƣờng của tỉnh Nam Định ở huyện Xuân Thủy cho thấy với các hiện tƣợng nhƣ bão, mƣa lớn, lốc xoáy, BĐKH đã và đang làm tăng tính bất thƣờng và cƣờng độ của các hiện tƣợng thời tiết cực đoan và gây ra các tác động tiêu cực đến hoạt động sinh kế nuôi ngao tại vùng bãi chiều, trồng lúa trong đê, nuôi tôm, cá nƣớc ngọt và nƣớc lợ, đình trệ hoạt động khai thác thuỷ sản ven bờ ở xã Giao Xuân. Tuỳ theo tính chất nặng nhẹ của hiện tƣợng thời tiết có thể dẫn đến thiệt hại một phần hoặc mất mùa 100%. Đối với cơ sở vật chất hạ tầng cơ sở cho các hoạt động sinh kế này cũng có thể bị thiệt hại tuỳ mức độ thiên tai xảy ra. Tại xã Giao Xuân, huyện Giao Thuỷ, mùa mƣa bão thƣờng xảy ra vào tháng 6 đến tháng 9 trong năm, nhiều nhất là tháng 8. Tuy nhiên trong những năm gần đây bão xuất hiện có nhiều thay đổi hơn so với trƣớc. Cụ thể trong 30 năm trở lại đây, bão và mƣa lớn vẫn là thiên tai có tác động nhiều nhất, tần suất xuất hiện các thiên

tai có cƣờng độ lớn từ năm 2000 đến nay có xu hƣớng tăng, đặc biệt xuất hiện bão lớn liên tục các năm 2011, 2012 và 2013, có lúc nhiều hơn bão liên tục trong một thời gian rất ngắn.

Hạn hán và nắng nóng: Có thể gây ra hiện tƣợng ngao chết, cây trồng chậm phát triển do thiếu nƣớc ngọt. Đặc biệt Giao Thuỷ là huyện ven biển, hạn hán sẽ đi đôi với xâm nhập mặn gây tác động đến cây trồng và đối tƣợng nuôi thuỷ sản ngày càng nghiêm trọng hơn.

Sƣơng muối, rét đậm, rét hại: Làm cho đối tƣợng nuôi, cây trồng chậm phát triển hoặc chết nếu kéo dài và không có biện pháp phòng chống kịp thời. Các hiện tƣợng thời tiết này đặc biệt nghiêm trọng đối với hoạt động nuôi ngao tại bãi chiều, lúa vụ đông xuân, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hoạt động buôn bán nhỏ cũng bị ảnh hƣởng bởi rét đậm, rét hại. Ở huyện Giao Thuỷ, sƣơng muối thƣờng xuyên xảy ra trong mùa đông (vào khoảng tháng 12 và tháng 1) trên đia bàn huyện, thƣờng xuấ hiện vào ban đếm cho đến gần sáng.

Triều cƣờng, nƣớc biển dâng: Gây gia tăng chi phí cải thiện cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ hoạt động nuôi tôm, cầu cảng, đƣờng đi lại, cải tạo bãi nuôi ngao, sửa chữa nâng cấp cầu cống, đê biển.

Thông tin thu thập tại xã cho thấy loại thiên tai có ảnh hƣởng nhiều nhất đến sản xuất chính là bão, rét đậm, sƣơng muối. Xâm ngập mặn cũng ảnh hƣởng đến việc sản xuất lúa và hoa màu. Một vài vấn đề về tính tổn thƣơng kinh tế ở xã Giao Xuân trƣớc BĐKH theo các báo cáo của xã nhƣ sau:

- Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản nƣớc lợ sát biển nên chịu ảnh hƣởng trực tiếp các hiện tƣợng nƣớc biển dâng, xâm nhập mặn, bão lụt, rét đậm, nắng nóng.

- Hoạt động trồng trọt chịu ảnh hƣởng trực tiếp của thời tiết, ngƣời dân chƣa có các hệ thống nhà kính, mái che để ứng phó với nắng nóng, mƣa lớn nên năng xuất cây trồng sẽ giảm và mất mùa nếu các hiện tƣợng thời tiết cực đoan xảy ra.

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (BTNMT) đã xây dựng các kịch bản BĐKH cho Việt Nam trong năm 2009. Kết quả hoạt động này đƣợc cập nhật bổ sung vào cuối năm 2010 đã vạch ra các kịch bản về BĐKH, và sẽ tiếp tục cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu đến năm 2015, đặc biệt là vấn đề nƣớc biển dâng đến năm 2100 đƣợc trình bày trong tài liệu “Biến đổi khí hậu và Mực nƣớc biển dâng ở Việt Nam”

(BTNMT, 2009). Các kịch bản này đƣa ra phƣơng án cụ thể sẽ diễn ra ở Nam Định, trong đó có xã Giao Xuân nhƣ sau:

- Khả năng nhiệt độ trung bình của huyện Giao Thuỷ sẽ tăng thêm 1,2 độ C vào năm 2050 và 2,4 độ C vào cuối thế kỷ 21.

- Lƣợng mƣa trung bình năm tăng dần đều so với mốc thời kỳ 1980 – 1999, đến cuối thể kỷ 21, lƣợng mƣa tăng trung bình 7,9% so với thời kỳ so sánh.

- Trong quá khứ, phải mất 50 năm mực nƣớc biển trung bình mới tăng 20 cm nhƣng theo kịch bản về BĐKH thì chỉ trong 35 năm nữa, tính từ năm 2010 mực nƣớc trung bình sẽ tăng thêm 20 cm.

3.2. Phân công lao động theo giới trong lao động sản xuất nông nghiệp tại xã Giao Xuân Giao Xuân

Trong phần này tác giả tập trung phân tích các đặc điểm phân công lao động trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của phụ nữ và nam giới, từ đó giúp tìm hiểu sự khác biệt về khả năng dễ bị tổn thƣơng và năng lực khác nhau trong việc đối phó với BĐKH.

Giao Xuân là xã lao động thuần nông với khoảng 70% dân số trong ngành nông nghiệp, trong đó tỉ lệ phụ nữ làm nông chiếm 60%. Thông tin thu thập tại xã Giao Xuân cho thấy có sự phân công lao động rất rõ ràng giữa phụ nữ và nam giới trong các hoạt động sản xuất và sự phân chia lao động này có thể đƣợc tóm tắt trong bảng sau đây:

Bảng 3.4. Phân công lao động trong sản xuất nông nghiệp ở xã Giao Xuân (ghi chú: X: có tham gia)

Hoạt động Nam Nữ Hoạt động Nam Nữ

Trồng trọt

Làm đất X X Bón phân X

Chọn giống X Điều tiết nƣớc X

Gieo mạ X Gặt X

Cấy X Vận chuyển X X

Phun thuốc X X Phơi thóc X X

Trồng rau X

Tƣới rau X (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thu hoạch hoa màu X

Bán X

Chăn nuôi Nuôi trồng thủy sản

Mua giống X Thả giống X

Vệ sinh chuồng trại X Chắm sóc hàng ngày X

Bán X Thu hoạch X

Chăn thả gia súc X Bán X

Làm thuê (trông nom) X

Làm thuê (thu hoạch) X X

Đánh bắt tự nhiên (bao gồm tại cả vùng đệm quốc gia Xuân Thủy)

Mò ngao X

Bắt hải sâm X

Bán sản phẩm X

(Nguồn: Thảo luận nhóm 2015)

Kết quả thảo luận nhóm cho thấy trong hoạt động chăn nuôi gia súc và gia cầm tại địa phƣơng, phụ nữ đóng vai trò chính, gần nhƣ 100% phụ nữ đảm nhận các hoạt động nhƣ mua giống, chuẩn bị thức ăn cho gia súc gia cầm và công việc chăm sóc. Đây là một trong những xu hƣớng thay đổi về phân công lao động trong vòng mƣời năm qua khi phụ nữ ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt và chăn nuôi, trong khi trƣớc kia nam giới đóng vai trò quyết định về giống và tham gia vào làm đất, vận chuyển khi thu hoạch thì những công việc này phụ nữ ngày càng đảm nhiệm và có tiếng nói quyết định hơn.

Đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản và đánh bắt tự nhiên: đây là lĩnh vực sinh kế nam giới đóng vai trò chủ đạo và có tính quyết định từ việc chọn giống, chăm nom, thu hoạch và chịu trách nhiệm bán sản phẩm. Phụ nữ cũng tham gia vào hoạt động nuôi trồng thủy sản nhƣng chủ yếu là tham gia hoạt động thu lƣợm đánh bắt quy mô nhỏ. Do vùng đệm của rừng quốc gia Xuân Thủy cũng nằm trên xã Giao

Xuân nên ngƣời dân địa phƣơng còn thƣờng xuyên thu lƣợm sản phẩm trên vùng đệm này và thông tin khảo sát cho thấy đa phần công việc này do phụ nữ đảm nhận. Điều này đƣợc lý giải do việc thu lƣợm đòi hỏi tính kiện nhẫn và linh động về thời gian, thuận lợi cho phụ nữ trong khi nam giới có thể tìm kiếm các cơ hội việc làm tốt hơn.

Phân tích trên cho thấy dù có sự thay đổi về vai trò của phụ nữ trong hoạt động trồng trọt và chăn nuôi nhƣng sự thay đổi này lại không xảy ra trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Thực tế việc phân công lao động trong ngành nuôi trồng thủy sản cho thấy nam giới vẫn đƣợc nhìn nhận và mong đợi là ngƣời làm việc quan trọng, đòi hỏi tính kỹ thuật và mức độ đầu tƣ rủi ro và tính nguy hiểm cao hơn, đôi khi là có sự nguy hiểm nếu nhƣ hộ gia đình quyết định đầu tƣ lớn trong hoạt động sản xuất nhƣ nuôi trồng thủy sản, trong khi phụ nữ thƣờng làm những công việc

Một phần của tài liệu Vấn đề giới trong bối cảnh của biến đổi khí hậu (nghiên cứu trường hợp tại xã giao xuân, huyện giao thủy, tỉnh nam định) (Trang 78)