Tác động của BĐKH đối với lao động trả lƣơng, lao động tự chủ trong

Một phần của tài liệu Vấn đề giới trong bối cảnh của biến đổi khí hậu (nghiên cứu trường hợp tại xã giao xuân, huyện giao thủy, tỉnh nam định) (Trang 38 - 39)

trong lĩnh vực phi nông nghiệp và di cƣ

Theo báo cáo Xu hƣớng lao động Việt Nam năm 2013 do Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Bộ LĐ-TB và XH thực hiện đã chỉ ra rằng ở Việt Nam có nhiều phụ nữ hơn nam giới làm việc tại kinh doanh hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài lĩnh vực nông nghiệp, phụ nữ chủ yếu là lao động tự chủ (26% trong khi con số này ở nam giới là 19%), trong khi nam giới thƣờng có xu hƣớng có công việc có lƣơng hoặc đƣợc trả công (41%, trong khi con số này ở phụ nữ là 24%). Ở khu vực thành thị, khoảng 15% lao động nữ tự chủ trong lĩnh vực phi nông nghiệp tập trung chủ yếu trong khu vực bán hàng và dịch vụ, trong khi con số này ở nam giới chỉ là 8% [Ngân hàng thế giới, 2012]. Thiên tai là một trong những nguyên nhân làm cho phụ nữ mất việc làm, phải làm việc lâu hơn và điều kiện làm việc và kiếm tiền trở nên xấu hơn, điều này gây nên nhiều khó khăn cho phụ nữ trong tiếp cận một cách không bình đẳng đến các nguồn lực và làm hạn chế năng lực của họ trong việc đối mặt với những sự kiện không mong đợi/thiên tai hoặc thích ứng với những thay đổi [Brigde, 2012]. Lao động tự chủ nữ và nữ lao động trong doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ thƣờng có thu nhập thấp hơn nam giới. Tính dễ bị tổn thƣơng hiện có của ngƣời phụ nữ sẽ còn tăng lên do sự độc hại của thiên nhiên và những thiên tai liên quan đến BĐKH [Bộ LĐTB và XH, 2013].

Trong những nghiên cứu về an ninh con ngƣời của Viện nghiên cứu Môi trƣờng và an ninh con ngƣời của LHQ (UNU-EHS), BĐKH và những yếu tố môi trƣờng tác động đến di cƣ chỉ ra rằng sự suy thoái môi trƣờng là một trong những áp lực lên vấn đề di cƣ tại đồng bằng sông Mêkông ở Việt Nam [UNU-EHS, 2008]. Nghiên cứu này phát hiện những mối liên hệ sau giữa lũ lụt và di cƣ:

Vào mùa lũ, mọi ngƣời thƣờng di cƣ theo vụ và chuyển lên các trung tâm thành thị để kiếm việc làm. Đối với những ngƣời mà sinh kế của họ phụ thuộc trực tiếp vào nông nghiệp (chủ yếu là nông dân trồng lúa), những cơn lũ lớn thƣờng phá huỷ mùa màng và hơn nữa thƣờng đẩy mọi ngƣời di cƣ đến những nơi khác để tìm kiếm sinh kế thay thế. Trong nhiều nghiên cứu về phụ nữ di cƣ theo mùa vụ tới Hà Nội năm 2007 ở đồng bằng sông Hồng chỉ ra rằng phụ nữ và nam giới dù có hoạt động di cƣ lên Hà Nội theo mùa nhƣng họ không có ý định thay đổi phân công lao động trong gia đình khi họ trở về gia đình vì quan niệm rằng công việc tái sản xuất luôn đƣợc coi là việc của phụ nữ và nam giới chỉ có thể làm giúp nếu phụ nữ đi vắng một thời gian và nếu nam giới di cƣ. Trong quá trình di cƣ, cả phụ nữ và nam giới đều tích cực tham gia vào việc phát triển quan niệm về giới và phân công lao động trong gia đình để có thể thỏa thuận với nhau trong sắp xếp công việc để tạo thuận lợi cho việc di cƣ, di chuyển và sự tồn tại của gia đình [Hà Thị Vân Khánh và Resurreccion, 2007].

Một phần của tài liệu Vấn đề giới trong bối cảnh của biến đổi khí hậu (nghiên cứu trường hợp tại xã giao xuân, huyện giao thủy, tỉnh nam định) (Trang 38 - 39)