Phân tích sự thích ứng với BĐKH, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra một số nhân tố tác động đến việc các cá nhân, cộng đồng, quốc gia hay các tổ chức quốc tế lựa chọn các chiến lƣợc thích ứng phù hợp. Việc lựa chọn một chiến lƣợc thích ứng phụ thuộc đều phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có khả năng tiếp cận thông tin, kiến thức và sự sẵn có của nguồn lực bao gồm ngân sách và quyền lực của xã hội.
Một trong những điểm nổi bật khi thực hiện các biện pháp ứng phó với rủi ro thời tiết là sự phân công lao động chuyên môn hóa gắn với quan hệ giới [Siri Erisksen và cộng sự, 2005]. Nói cách khác, sự thích ứng với BĐKH có quan hệ với sự phân công lao động theo giới trong gia đình. Sự phân công một thành viên của hộ gia đình tham gia vào một hoạt động hoặc một số các hoạt động kiếm tiền chính có thể giúp hộ gia đình kiếm đƣợc thu nhập cao hơn việc các thành viên trong gia đình đều tham gia vào một số hoạt động hỗ trợ. Các tác giả cho rằng nam giới có ƣu thế hơn phụ nữ khi chuyên môn hóa lao động vì nam giới có khả năng dành thời gian liên tục cho một công việc. Trong khi đó, trách nhiệm đối với công việc tái sản xuất bao gồm cả chăm sóc con cái và nấu ăn khiến cho hầu hết phụ nữ không thể dành nhiều thời gian cần thiết để thực hiện một số công việc nhất định nhƣ chủ cửa hàng, di chuyển xa để buôn bán hoặc làm các việc làm đƣợc trả công. Vì vậy, nam giới thƣờng là ngƣời kiếm thu nhập chủ yếu cho gia đình trong khi thu nhập của phụ nữ qua một số hoạt động có vai trò hỗ trợ thêm là một chiến lƣợc phổ biến thể hiện sự phân công lao động trong một số gia đình ở cả Kenya và Tanzania. Nếu nam giới làm lao động phổ thông toàn thời gian hoặc làm trong hầm mỏ sẽ mang lại thu nhập ổn định cho hộ gia đình trong khi phụ nữ chỉ thỉnh thoảng làm thêm một vài việc phổ thông và có thu nhập ít. Gia đình càng có nhiều thành viên có thể làm
việc tập trung càng có nhiều cơ hội hơn khi đƣơng đầu với những khó khăn trong BĐKH [Siri Erisksen và cộng sự, 2014].
Câu hỏi đặt ra là liệu các biện pháp thích ứng có hoàn toàn vì BĐKH? Các chiến lƣợc thích ứng có mối liên hệ trực tiếp với những BĐKH nhƣng mối liên hệ này dƣờng nhƣ yếu hơn tác động của các nhân tố kinh tế, chính trị và xã hội tới các chiến lƣợc sinh kế ở nông thôn. Việc di cƣ ra đô thị tìm việc làm là một ví dụ. Di cƣ đƣợc xem nhƣ một biện pháp của hộ gia đình nhằm đảm bảo có nguồn thu nhập ổn định từ công việc ở đô thị và giảm bớt những khó khăn về kinh tế do BĐKH trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra. Thử nghiệm các loại cây trồng mới cũng đƣợc xem là một biện pháp thích ứng với BĐKH. Tuy nhiên, biện pháp này cũng nhằm đa dạng hóa và ổn định nguồn thu nhập của hộ gia đình và cả hai lý do này đều liên quan gián tiếp đến BĐKH [Ole Mertz và cộng sự, 2009]. Nhƣ vậy, các biện pháp thích ứng (nếu có) là kết quả tác động tổng hợp của nhiều nhân tố từ kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá hơn là tác động đơn lẻ của BĐKH, mà theo đó khả năng tiếp cận đến nguồn lực sản xuất cũng bị ảnh hƣởng bởi yếu tố giới tính và tình trạng bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới trong một cộng động xác định. Do đó, việc phân tích tác động của từng nhân tố đến các biện pháp thích ứng là vô cùng quan trọng nhƣng không phải việc dễ dàng.
Để thích ứng với BĐKH, hai loại chiến lƣợc thích ứng cơ bản về mặt sinh kế của ngƣời dân gồm đa dạng hóa nguồn thu nhập và cải tạo công việc hiện tại. Ở một số nơi, cải tạo công việc hiện tại là biện pháp chính nhƣng ở một vài nơi khác, đa dạng hóa nguồn thu nhập, thoát khỏi sự lệ thuộc vào hoạt động nông nghiệp là xu hƣớng đƣợc ƣu tiên hơn. Việc lựa chọn chiến lƣợc nào phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phƣơng. Đa dạng hóa nguồn thu nhập, cụ thể là tìm kiếm các việc làm phi nông nghiệp đƣợc trả công đƣợc xem là một biện pháp thích ứng với BĐKH đƣợc sử dụng phổ biến ở nhiều nơi. Thậm chí, đối với những hộ gia đình nông dân nghèo ở Nepal và Ấn Độ, đây đƣợc xem là chiến lƣợc quan trọng nhất để thích ứng với những BĐKH và nông nghiệp thông qua việc nam giới tăng cƣờng tìm kiếm các công việc phi nông nghiệp có đƣợc trả công. Tuy nhiên, việc tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp không phải dễ dàng do tính cạnh tranh trong công việc cao hoặc do ít việc [Fraser Sugden và cộng sự, 2014]. Việc tìm kiếm việc làm phi
nông cũng phụ thuộc nhiều vào độ tuổi và trình độ học vấn, và xu thế là ngƣời trẻ và có trình độ học vấn cao hơn dành thời gian tìm việc phi nông nhiều hơn các nhóm còn lại.
Trong thực tế do tác động của BĐKH, ngƣời dân có thể dừng hoàn toàn các hoạt động nông nghiệp và trở thành những ngƣời công nhân di cƣ hoặc làm thuê. Khi đó, sản xuất nông nghiệp sẽ bị ngừng trệ. Bên cạnh đó, một số ngƣời dân vừa giảm một phần hoạt động nông nghiệp, vừa tìm kiếm các công việc phi nông. Di cƣ cũng là một giải pháp quan trọng để ứng phó với sự biến thiên của thời tiết. Di cƣ, bao gồm cả di cƣ ra đô thi, đóng vai trò quan trọng trong sự hồi phục sinh kế ở nhiều nƣớc đang phát triển. Có những bằng chứng cho thấy ở một số nƣớc, những ngƣời dân di cƣ đã sử dụng kiến thức về môi trƣờng của địa phƣơng và thúc đẩy việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên. Vì vậy, di cƣ cũng đƣợc xem là một chiến lƣợc thích ứng khả thi đối với BĐKH trong một số hoàn cảnh nhất định [LHQVN, 2008]. Đối với nhiều gia đình có ngƣời di cƣ, đặc biệt là xuất khẩu lao động, khoản tiền gửi về đã giúp họ đƣơng đầu với hạn hán cũng nhƣ những biến động thời tiết khác. Tất nhiên, việc di cƣ tìm việc làm đã có lịch sử lâu đời và chịu tác động của nhiều yếu tố nhƣng chính áp lực từ sự BĐKH đã làm tăng dòng ngƣời di cƣ bao gồm cả di cƣ theo mùa, di cƣ lâu dài và xuất khẩu lao động [LHQVN, 2010]. Nếu thời tiết thuận lợi và mùa vụ thu hoạch tốt, ngƣời dân sẽ di cƣ đến các thành phố ở Ấn Độ tìm việc vài tháng trong một năm nhƣng nếu sản xuất không tốt, thời gian di cƣ sẽ dài hơn. Các gia đình nghèo có xu hƣớng phụ thuộc vào lao động di cƣ cao hơn nên thƣờng có nhiều lao động di cƣ hơn. Tuy nhiên, ở Nepal và Ấn Độ, phần lớn ngƣời di cƣ là nam giới trong độ tuổi lao động và thậm chí có cả trẻ vị thành niên và điều này đã đổ gánh nặng việc nhà và công việc sản xuất của gia đình lên vai ngƣời phụ nữ. Đáng chú ý là trong nhiều gia đình, khi nam giới di cƣ lao động, khả năng tiếp cận nguồn lực tài chính của phụ nữ vẫn không đƣợc cải thiện. Phụ nữ không tiếp cận đƣợc tiền chồng họ gửi về. Ở Dhnusha và Morang, Nepal, ngƣời chồng đi xuất khẩu lao động gửi tiền về qua ngân hàng và trong một số trƣờng hợp, gia đình nhà chồng đi nhận tiền và có quyền kiểm soát nguồn tiền này, chứ không phải ngƣời vợ [Fraser Sugden và cộng sự, 2014].
Cũng có các ý kiến cho rằng di cƣ không phải là một biện pháp thích ứng lâu dài mà chỉ là một sự điều chỉnh ngắn hạn nhằm ứng phó lại những trở ngại nhƣ một chiến lƣợc ứng phó trong trong khi sự thích ứng là những thay đổi diễn ra lâu dài trong các chiến lƣợc của hộ gia đình, chiến lƣợc ứng phó mang tính ngắn hạn và dễ thay đổi.
Nhìn chung, ngƣời dân đã áp dụng đồng thời nhiều biện pháp thích ứng và việc lựa chọn các biện pháp này rất linh hoạt. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, hộ gia đình có thể chuyển đổi linh hoạt giữa các loại hoạt động này. Hộ gia đình có xu hƣớng tìm kiếm một việc làm chính có thể thay thế cho hoạt động nông nghiệp và trở thành nguồn thu nhập chính, đều đặn, đáp ứng đƣợc nhu cầu lƣơng thực và các chi phí khác. Nếu việc làm này thất bại, hộ gia đình có thể chuyển sang các hoạt động hỗ trợ khác. Các chiến lƣợc ứng phó hỗ trợ thƣờng là những hoạt động mang tính cơ hội, không thƣờng xuyên, mang lại nguồn thu nhập hoặc thực phẩm trong thời gian ngắn. Việc xác định một chiến lƣợc ứng phó mang tính cơ bản hay hỗ trợ phụ thuộc vào nhiều nhân tố cũng nhƣ những cơ hội và trở ngại một hộ gia đình phải đƣơng đầu và trong đó, năng lực của các thành viên cũng là yếu tố quan trọng. Trong quá trình này, khả năng tiếp cận nguồn lực sản xuất, vị trí xã hội của họ - các cá nhân trong cộng đồng và xã hội có thể ảnh hƣởng đến việc họ đƣơng đầu với các hoạt động ứng phó với BĐKH nhƣ thế nào. Điều này ngƣợc lại, bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố quan hệ giới, địa vị của phụ nữ và nam giới trong gia đìng, cộng đồng và xã hội. Do sự phân công lao động theo giới, khả năng tiếp cận đến các nguồn lực kinh tế và xã hội giữa phụ nữ và nam giới thƣờng khác nhau, phụ nữ và nam giới cũng đóng các vai trò ra quyết định khác nhau trong cộng đồng, chính điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến việc họ thực hiện và cách thức ứng phó với BĐKH trong gia đình và cộng đồng [LHQVN, 2010].