Các chính sách định hƣớng cho việc ứng phó với BĐKH ở Việt Nam gần nhƣ không thể hiện rõ ràng cách tiếp cận cũng nhƣ sự ƣu tiên ngân sách cho việc lồng ghép giới trong các can thiệp, trong đó có phân tách giới và nâng cao năng lực
cho đội ngũ cán bộ xây dựng và can thiệp ứng phó với BĐKH. Trong các chiến lƣợc và chƣơng trình quốc gia về BĐG cho giai đoạn 2011-2020 hay trong chƣơng trình quốc gia về BĐG giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020 cũng không nhắc đến vấn đề BĐKH. Những luật quan trọng liên quan đến vấn đề giới nhƣ Luật bình đẳng giới ra đời năm 2006 và Luật phòng chống bạo lực gia đình ra đời năm 2007 cũng không nói đến BĐKH có khả năng ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến các vấn đề bình đẳng giới trong khi BĐKH luôn đƣợc coi là một trong những thách thức lớn ảnh hƣởng đến sự phát triển bền vững của một quốc gia.
Trong báo cáo gần đây nhất của chính phủ Việt Nam về rà soát 20 năm thực hiện Tuyên bố và cƣơng lĩnh hành động Bắc Kinh giai đoạn 1995 – 2015 đã đệ trình cho LHQ đã xác nhận rằng BĐKH đã có ảnh hƣởng không nhỏ đến cuộc sống của ngƣời phụ nữ Việt Nam. Báo cáo này cho rằng Việt Nam đã có những nỗ lực nhất định trong quá trình tăng cƣờng sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động giảm thiểu tác hại và thích ứng với BĐKH thông qua tăng cƣờng kiến thức và kĩ năng trong văn hóa phòng ngừa, ứng phó và giảm thiểu các tác động của thiên tai trong cộng đồng. Báo cáo cũng đƣa ra các thông tin về việc Trung ƣơng Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã thực hiện các dự án thí điểm nhằm tăng cƣờng năng lực cho phụ nữ trong thích ứng với BĐKH. Từ năm 2012 đến nay, trung ƣơng Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã có những thí điểm thành công ở cộng đồng về tăng cƣờng vai trò của phụ nữ thông qua việc nâng cao nhận thức, kĩ năng, và phòng ngừa thảm họa thiên tai, cung cấp những thông tin về cảnh báo sớm cho cộng đồng một cách hiệu quả hơn và tăng cƣờng sự tham gia của phụ nữ trong quá trình ra quyết định liên quan đến thích ứng với và giảm thiểu những tác động của BĐKH.
Trong Chiến lƣợc quốc gia về phòng chống thiên tai đƣợc phê duyệt năm 2007 đã chỉ ra rằng thiên tai gây ra những tác động tiêu cực lên các nhóm dễ bị tổn thƣơng, nhƣ ngƣời già ngƣời khuyết tật, phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, cách đặt vấn đề nhƣ thế mới chỉ nhấn mạnh rằng phụ nữ là nhóm dễ bị tổn thƣơng mà không đặt họ là nhóm tác nhân có khả năng lãnh đạo và thay đổi cũng nhƣ có đóng góp tích cực trong quá trình thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai [UN Women, 2012].
Năm 2013, Luật phòng chống thiên tai đã bốn lần nhắc đến phụ nữ trong nội dung chi tiết của Luật này. Luật nhấn mạnh một trong những nguyên tắc căn bản đối với việc quản lý rủi ro thiên tai đó là đảm bảo BĐG, cụ thể nói đến phụ nữ với tƣ cách là nhóm dễ bị tổn thƣơng, đặc biệt do phụ nữ mang thai và chăm con nhỏ nên đặc biệt phải chú trọng đến việc đảm bảo an toàn cho họ trong quá trình di tản đến nơi an toàn trong khi thiên tai xảy ra. Điểm cuối cùng khi Luật nói đến phụ nữ đó là việc thực hiện các biện pháp để giúp đỡ phụ nữ (cũng nhƣ các nhóm yếu thế khác) trong quá trình chống chọi với thời tiết lạnh cực đoan. Các quyết định hƣớng dẫn việc thực hiện luật đã chú trọng vào các chính sách hỗ trợ cây trồng vật nuôi và sản xuất, tuy nhiên không đặt ra và nói đến vấn đề giới nào trong quá trình này.
Trong Chƣơng trình mục tiêu quốc gia để ứng phó với BĐKH năm 2008 đã nói đến tầm quan trọng của BĐG nhƣ một nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình thực hiện Chiến lƣợc quốc gia về ứng phó với BĐKH. Trong văn bản quan trọng này, có hai điểm nói đến BĐG, điểm đầu tiên nói đến những mục tiêu cụ thể của chiến lƣợc đó là việc phải đảm bảo bình đẳng giới trong bối cảnh BĐKH và yêu cầu đảm bảo việc xem xét các vấn đề sức khỏe và coi phụ nữ nhƣ một nhóm dễ bị tổn thƣơng.
Trong tài liệu tập huấn quốc gia về Giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và UNDP - Chƣơng trình phát triển của LHQ xây dựng năm 2012, đã nhắc đến các ví dụ từ các chƣơng trình của tổ chức phi chính phủ quốc tế Oxfam tại Việt Nam về sự khác biệt giới và tính dễ bị tổn thƣơng của phụ nữ và nam giới. Những đánh giá về mức độ rủi ro thiên tai đã yêu cầu số liệu tách biệt giới và việc đảm bảo có sự tham gia bình đẳng của phụ nữ và nam giới trong các can thiệp ở Việt Nam. Những phân tích về rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH cũng có những hƣớng dẫn về đánh giá giới, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc tiến hành phân tích giới trong bối cảnh bất BĐG trong tiếp cận các nguồn lực, sức ép về khối lƣợng công việc mà phụ nữ phải đảm nhận, vai trò giới. Một điều quan trọng trong tài liệu hƣớng dẫn này là xác định nhóm phụ nữ khuyết tật là nhóm đặc biệt dễ bị tổn thƣơng. Một trong những chính sách quan trọng nhất có tác động đến sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động ứng phó với BĐKH chính là quyết định của Ban phòng chống lụt bão Trung ƣơng
số 216/QD-PCLBTW năm 2013, trong đó quyết định Trung ƣơng Hội liên hiệp phụ nữ Việt nam là một thành viên chính thức trong Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ƣơng và các cấp địa phƣơng từ tháng 9 năm 2013. Đây là kết quả của hàng loạt nỗ lực vận động chính sách từ các tổ chức quốc tế phát triển ở Việt Nam và Trung ƣơng hội liên hiệp phụ nữ trong việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong các cấp từ địa phƣơng đến trung ƣơng trong việc xây dựng, thực hiện và giám sát các chính sách ứng phó với BĐKH có trách nhiệm giới ở Việt Nam thông qua việc cân nhắc và xem xét những kinh nghiệm và tác động khác biệt của BĐKH vào nhóm phụ nữ.