Giới, sự thích ứng và khả năng chống chịu và phục hồi đối với biến đổ

Một phần của tài liệu Vấn đề giới trong bối cảnh của biến đổi khí hậu (nghiên cứu trường hợp tại xã giao xuân, huyện giao thủy, tỉnh nam định) (Trang 40 - 43)

và bệnh lỵ [Raksakulthai, 2002].

Trẻ em và phụ nữ mang thai dễ bị ảnh hƣởng bởi các bệnh liên quan đến nguồn nƣớc nhƣ tiêu chảy và bệnh tả. Số lƣợng các trƣờng hợp bị bệnh tiêu chảy ở trẻ em ở Ninh Thuận trong năm 2004 tăng 4,9% so với mức bình thƣờng do cạn kiệt nƣớc và điều kiện kém vệ sinh. Ở những vùng đang trong quá trình đô thị hoá có thể còn có những vấn đề nghiêm trọng nhƣ là nƣớc tù đọng, muỗi và những nguy cơ cao của bệnh sốt xuất huyết [LHQVN, 2012].

Ngƣời già phải chịu nguy cơ lớn nhất do những ảnh hƣởng về sức khoẻ liên quan đến BĐKH nhƣ căng thẳng do nắng nóng hoặc kém dinh dƣỡng. Tuy nhiên phụ nữ lớn tuổi thực tế rất ít tiếp cận đƣợc các dịch vụ sức khoẻ vì họ không có đủ tiền chi trả cho chi phí khám bệnh và tiền thuốc hoặc việc đi lại gặp khó khăn. Nam giới lớn tuổi lại khác, họ đặc biệt dễ bị tổn thƣơng hơn phụ nữ vì thƣờng ít gắn với những mạng lƣới xã hội so với phụ nữ [BRIDGE, 2008].

1.4.5. Giới, sự thích ứng và khả năng chống chịu và phục hồi đối với biến đổi khí hậu khí hậu

Còn ít nghiên cứu về chiến lƣợc thích ứng với BĐKH, đặc biệt từ lăng kính giới, cũng nhƣ mối quan hệ giữa giới và chiến lƣợc thích ứng ở Việt Nam. Tuy nhiên các những nghiên cứu hiện đã có chỉ ra rằng nhiều phụ nữ đã thích ứng với BĐKH và họ hiểu rất rõ ràng về nhu cầu và những ƣu tiên của mình và gia đình mình nhƣ thay đổi các hình thức cây giống và cây trồng, chu kì mùa vụ để thích hợp với thời tiết. Một nghiên cứu ở Ninh Thuận cho thấy trong khi nhiều cộng đồng duyên hải và miền núi thích sự hỗ trợ tài chính hơn các hình thức hỗ trợ khác nhằm giảm tính dễ bị tổn thƣơng khi có sự kiện khí hậu khắc nghiệt xảy ra thì nhiều phụ nữ lại tin rằng việc hỗ trợ làm đa dạng nguồn thu nhập tốt hơn sự hỗ trợ tài chính trực tiếp. Các tác giả này giải thích điều này là do những cơ hội tạo thu nhập ở vùng

miền núi ít đƣợc phát triển. Tuy nhiên, nghiên cứu này không cung cấp câu trả lời về sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới trong việc ƣa thích loại hình hỗ trợ nào hơn [Oxfam, 2006]. Nhiều chiến lƣợc thích ứng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, nguồn nƣớc, thức ăn và cạn kiệt về kinh tế cũng đã đƣợc áp dụng và hình thức phổ biến nhất là việc đa dạng các vụ mùa và công thức lịch vụ mùa để đối phó với những ảnh hƣởng về hạn hán lên nông nghiệp [Oxfam, 2006]. Ví dụ, thay đổi lịch vụ mùa cho những loại cây ngắn ngày nhƣ lúa, ngô, loai lang, đậu tƣơng, lạc hoặc những loại cây khác có thể cho thu hoạch nhiều trong một năm do có nhiều vụ mùa. Trong nuôi trồng, việc giới thiệu những động vật nuôi mới và tìm ra những nguồn thức ăn và cỏ khô là những việc làm quan trọng nhất ở vùng miền núi, trong khi việc trồng cỏ là những chiến lƣợc quan trọng ở vùng duyên hải. Cộng đồng ở miền duyên hải đã ứng dụng nhiều chiến lƣợc cho việc chăn nuôi hơn ở vùng miền núi. Đa dạng sinh kế đƣợc coi là một trong những chiến lƣợc quan trọng nhằm tăng cƣờng khả năng kinh tế nhằm tăng tính chống chọi và phục hồi của các hộ gia đình dƣới những tác động khắc nghiệt của thời tiết.

Do vai trò của phụ nữ và nam giới khác nhau trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, phụ nữ và nam giới có quan điểm khác nhau khi đƣa ra sáng kiến hoặc vận dụng các chiến lƣợc thích ứng. Một số nghiên cứu về tiếng nói của ngƣời dân, chính quyền địa phƣơng và các cơ quan quản lý thiên tai ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam cho thấy trong bối cảnh cứu trợ lũ lụt hay những thảm hoạ khác, nhiều nhóm phụ nữ xây dựng những điểm trông trẻ ban ngày để đảm bảo sự an toàn cho trẻ em và giúp cha mẹ nghèo kiếm sống và hầu hết những điểm trông trẻ này phụ thuộc nhiều vào sự tình nguyện của phụ nữ [Koos Neefjes, 2002]. Đây cũng đƣợc coi nhƣ một giải pháp của phụ nữ và gia đình họ nhằm thích ứng với sự thay đổi của môi trƣờng khí hậu.

Trong một nghiên cứu của LHQ về BĐKH ở Việt Nam năm 2012 đã chỉ ra rằng ngoài vị trí địa lí, sự đan xen của các yếu tố kinh tế xã hội quyết định nhiều đến khả năng chống chịu và phục hồi tƣơng đối, nhƣ các giai đoạn của chu kỳ sống của hộ gia đình, hiểu biết và kinh nghiệm đối phó với thiên tai, đặc tính bảo vệ, sự trợ giúp xã hội thông qua mạng lƣới họ hàng và cộng đồng, sức mạnh kinh tế và nguồn thu nhập, cơ hội tiếp cận và kiểm soát đất đai, di cƣ ngoại tỉnh theo mùa, cơ

hội tiếp cận thông tin. Rất nhiều hộ gia đình có ít khả năng chống chịu và phục hồi là những gia đình phụ nữ làm chủ hộ, phụ nữ góa bụa, nữ chủ hộ có nhiều con nhỏ, các gia đình có ngƣời tàn tật, các thành viên nam giới uống rƣợu quá mức, hoặc các hộ có ngƣời già [LHQVN, 2012].

Những tác động về sinh kế của BĐKH rõ ràng có tính giới, cụ thể nhƣ bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ tăng lên sau thiên tai và phụ nữ có thể phải chịu các tác động tâm lý nhiều hơn do các vai trò truyền thống của họ trong việc chăm sóc những ngƣời khác. Phụ nữ ăn ít hơn và trở nên yếu hơn trong các thời kỳ giáp hạt kéo dài và căng thẳng so với nam giới do phân phối khẩu phần ăn trong nhà có phân biệt giới. Các tác động về sức khoẻ đều có phân biệt giới và tuổi tác, trong đó trẻ em và phụ nữ (mang thai) đặc biệt bị rủi ro trƣớc các bệnh đƣờng nƣớc và các tác động tâm lý và ngƣời già thì rủi ro nhất trƣớc những đợt nắng nóng gay gắt. Phụ nữ thƣờng có xu hƣớng bị ảnh hƣởng về nhiễm trùng đƣờng sinh sản sau ngập lụt. Tất cả những tác động đó có thể tăng lên do BĐKH đang diễn ra mạnh hơn. Khối lƣợng công việc của cả nam giới lẫn nữ giới tăng lên trong các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai, mặc dù nam giới có nhiều việc hơn trong các sự kiện thời tiết cực đoan so với phụ nữ, thƣờng phụ nữ có thêm những trách nhiệm trong việc sẵn sàng ứng phó và các hoạt động phục hồi (chăm sóc ngƣời ốm đau, v.v…) [LHQVN và Oxfam, 2009].

Bất BĐG làm trầm trọng hơn tác động của BĐKH đối với phụ nữ và gây cản trở trong việc phụ nữ thích ứng với BĐKH. Phụ nữ đang chiếm số đông ở lĩnh vực làm việc không chính qui trong những công việc dễ bị tổn thƣơng nhƣ là tự làm việc cho bản thân hay làm việc cho gia đình mà không đƣợc trả lƣơng. Mức lƣơng và điều kiện làm việc tồi tệ hơn nổi trội trong các doanh nghiệp nhỏ, không chính qui do hộ gia đình tự điều hành. Một vấn đề vẫn không thay đổi theo thời gian là sự phân bổ theo giới trong các công việc không đƣợc trả lƣơng. Theo khảo sát Điều tra mức sống dân cƣ Việt Nam năm 2008 thì nam giới vẫn tiếp tục tham gia ít hơn nhiều so với phụ nữ vào các công việc trong gia đình, điều này khiến cho ngƣời phụ nữ phải mang một gánh nặng kép – vừa phải chăm sóc gia đình vừa phải kiếm tiền. Những khác biệt về giới này vẫn tồn tại trong công việc, việc làm và tiền công có

thể đặt phụ nữ trƣớc rủi ro bị đẩy sâu thêm vào vai trò thứ yếu [LHQVN và Oxfam, 2009).

Tính nhạy cảm với BĐKH không giống nhau và đặc biệt khác nhau đối với các hộ nông thôn nghèo hơn và đối với phụ nữ, những ngƣời có xu hƣớng nhờ cậy vào tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động sinh kế nhạy cảm khí hậu [LHQVN và Oxfam, 2009]. Phụ nữ phải gánh vác rất nhiều trách nhiệm chăm sóc trong hộ gia đình. Phụ nữ thƣờng gặp nhiều khó khăn trong việc cung cấp thức ăn và chăm sóc ngƣời khác khi thiếu thốn các nguồn lực. Có thể cần nhiều thời gian và công sức hơn, chẳng hạn nhƣ việc tìm kiếm chất đốt và nƣớc. Kết quả là, những trách nhiệm và công việc của phụ nữ và trẻ em gái làm giảm cơ hội đƣợc học tập, đƣợc tham gia vào các hoạt động tạo thu nhập và quá trình ra quyết định của họ ở cấp cộng đồng [LHQVN và Oxfam, 2013].

Một phần của tài liệu Vấn đề giới trong bối cảnh của biến đổi khí hậu (nghiên cứu trường hợp tại xã giao xuân, huyện giao thủy, tỉnh nam định) (Trang 40 - 43)