Khung luật pháp quốc tế liên quan đến giới và biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu Vấn đề giới trong bối cảnh của biến đổi khí hậu (nghiên cứu trường hợp tại xã giao xuân, huyện giao thủy, tỉnh nam định) (Trang 29)

Chƣơng trình nghị sự 21 (Agenda 21) là văn bản kết quả của Hội nghị LHQ về Môi trƣờng và Phát triển năm 1992, tại Rio de Janeiro đã đƣa ra lộ trình hƣớng tới phát triển bền vững. Chƣơng trình nghị sự 21 không phải là văn bản ràng buộc về pháp lý, nhƣng đã thôi thúc nhiều sáng kiến quốc gia và địa phƣơng trên thế giới

trong lĩnh vực môi trƣờng và phát triển. Trong văn bản này, Chƣơng 24 về “Hành động toàn cầu vì Phụ nữ hƣớng tới phát triển bền vững” kêu gọi chính phủ các nƣớc loại bỏ mọi trở ngại ảnh hƣởng với việc tham gia đầy đủ của phụ nữ trong phát triển bền vững và đảm bảo đạt đƣợc BĐG trong mọi phƣơng diện xã hội.

Tuy nhiên đáng chú ý là Công ƣớc khung của Liên hợp quốc về BĐKH (UNFCCC) – là một trong ba công ƣớc đƣợc thoả thuận ở Rio de Janeiro – và Nghị định thƣ Kyoto kèm theo Công ƣớc, thoả thuận năm 1997, lại không thừa nhận các khía cạnh giới của BĐKH và bỏ sót các vấn đề BĐG và sự tham gia của phụ nữ. Năm 2002, Hội nghị Thƣợng đỉnh về Phát triển bền vững năm đã đƣa ra văn kiện Kế hoạch hành động Johannesburg 2002 và theo đó khẳng định “nhu cầu lồng ghép các vấn đề giới trong các chính sách và các chiến lƣợc, loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và cải thiện địa vị, sức khoẻ và phúc lợi kinh tế của phụ nữ và em gái thông qua quyền đƣợc sử dụng đầy đủ và bình đẳng đất đai, các cơ hội kinh tế, tín dụng, giáo dục và chăm sóc sức khoẻ”.

Từ Hội nghị các bên lần thứ 11 (COP11) của Công ƣớc tại Montreal (2005), các nhóm vận động về vấn đề Phụ nữ đã ủng hộ mạnh mẽ cách tiếp cận giới trong tất cả các lĩnh vực quan trọng và các cơ chế liên quan về giảm thiểu khí nhà kính, thích ứng BĐKH, chuyển giao công nghệ và tài trợ. Các nhóm phụ nữ này đã tổ chức nhiều hoạt động vận động hành lang mạnh mẽ với các bên liên quan để đảm bảo kết quả có nhạy cảm giới. Do đó, trong “Hội nghị bàn tròn về Giới và BĐKH” do Tổ chức Môi trƣờng và Phát triển của phụ nữ (WEDO) và Hội đồng các nhà lãnh đạo nữ thế giới tổ chức theo chuỗi hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị thƣợng đỉnh an ninh toàn cầu các nhà lãnh đạo nữ quốc tế ở thành phố New York, Mỹ tháng 11 năm 2007 đã thừa nhận BĐKH gây ra những rủi ro an ninh đáng kể, nhất là đối với phụ nữ và thừa nhận rằng phụ nữ phải có sự đại diện và đƣợc tham gia một cách bình đẳng vào quá trình ra quyết định ở mọi cấp độ.

Ngoài ra cần nói đến một số khung lụật pháp và chính sách quốc tế quan trọng nhấn mạnh đến BĐG và việc phải lồng ghép giới với phát triển và trong các chính sách và hành động liên quan bao gồm những chính sách và hành động, đây

cũng chính là những văn kiện quốc tế mà Việt Nam, với tƣ cách là một thành viên của LHQ đã thông qua và đang thực hiện tại quốc gia.

Công ƣớc của LHQ về Chấm dứt mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ

(CEDAW) đƣợc LHQ thông qua năm 1979 đƣợc coi là luật toàn cầu về các quyền dành cho phụ nữ. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia thành viên đầu tiên của LHQ ký công ƣớc CEDAW năm 1980. Công ƣớc này yêu cầu các quốc gia thành viên cam kết đảm bảo phụ nữ và nam giới có các cơ hội bình đẳng về các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá. Và nhà nƣớc phải có các biện pháp nhằm đƣa nguyên tắc bình đẳng nam nữ vào hiến pháp quốc gia và/hoặc vào việc xây dựng luật pháp. Công ƣớc buộc các bên áp dụng các biện pháp thích hợp để xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ để đảm bảo sự bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới trong tham gia và hƣởng lợi từ các hoạt động cộng đồng. Các nguyên tắc quan trọng của công ƣớc này đó chính là đảm bảo bình đẳng thực chất và không phân biệt đối xử bảo vệ về mặt pháp lý cho phụ nữ, các thể chế phù hợp và điều phối, cũng nhƣ các biện pháp nhằm chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới.

Văn bản kết quả của Hội nghị Phụ nữ thế giới lần thứ 4 năm 1995 là Tuyên bố và Cƣơng lĩnh hành động Bắc Kinh đã đƣa ra những cam kết cụ thể về 12 lĩnh vực trọng tâm liên quan đến sự phát triên của phụ nữ trong đó môi trƣờng là một trong những lĩnh vực – mục K về Phụ nữ và môi trƣờng. Mục này nhấn mạnh việc đảm bảo sự tham gia tích cực của phụ nữ trong quá trình ra quyết định đến các vấn đề môi trƣờng; lồng ghép các mối quan tâm và phân tích giới vào các chính sách và các chƣơng trình phát triển bền vững; cũng nhƣ tăng cƣờng hoặc thiết lập các cơ chế ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, để đánh giá ảnh hƣởng của các chính sách phát triển và môi trƣờng đến phụ nữ.

Phiên họp lần thứ 52 của Uỷ ban về Địa vị của Phụ nữ (tên tiếng Anh là Commission on the Status of Women – CSW) năm 2008 của LHQ đã xác định các triển vọng giới trong BĐKH là một vấn đề mới nảy sinh. Trong Nghị quyết LHQ số E/CN.6/2008/L.8 21 đã nhất trí về tài trợ cho Bình đẳng giới và Môi trƣờng của Phụ nữ, chính phủ các nƣớc phải đẩy mạnh lồng ghép quan điểm giới trong thiết kế, thực hiện, giám sát và đánh giá và lập báo cáo về các chính sách môi trƣờng quốc

gia, tăng cƣờng các cơ chế và cung cấp thoả đáng các nguồn lực để đảm bảo sự tham gia đầy đủ và bình đẳng của phụ nữ trong việc ra quyết định ở mọi cấp về các vấn đề môi trƣờng, nhất là các chiến lƣợc liên quan đến BĐKH và cuộc sống của phụ nữ và em gái.

Trong một số khuôn khổ luật pháp quốc tế khác cũng đã có nhiều văn kiện liên chính phủ quốc tế, trong đó Việt Nam đã cam kết, ghi cụ thể về tầm quan trọng đối với những can thiệp nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, cụ thể nhƣ:

- Hiệp ƣớc Cancun (là kết quả của Hội nghị LHQ về BĐKH lần thứ 16 – COP 16, tháng 10 năm 2010) khẳng định các can thiệp thích ứng với BĐKH cần tuân thủ những nhu cầu của quốc gia, đảm bảo nhạy cảm giới và sự tham gia cũng nhƣ nguyên tắc minh bạch và những can thiệp giảm thiểu các tác động của BĐKH cần phải xem xét các nhóm tổn thƣơng, đặc biệt là nhóm phụ nữ và trẻ em [LHQ, 2010].

- Quyết định 1/COP 16 cũng đƣa ra một tầm nhìn chung rằng bình đẳng giới và sự tham gia hiệu quả của phụ nữ là vô cùng quan trọng cho các hành động hiệu quả liên quan đến mọi khía cạnh của BĐKH [LHQ, 2012].

- Quyết định 23/CP.18 vào tháng 12 năm 2012 về thúc đẩy cân bằng giới và cải thiện sự tham gia của phụ nữ trong các đàm phán liên quan đến Công ƣớc Khung của LHQ về BĐKH (UNFCCC) đã đƣa ra nhƣ một chƣơng trình nghị sự thƣờng niên của các cuộc họp Hội nghị quốc tế chống BĐKH của LHQ.

- Trong quyết định số 18/COP 20 tháng 12 năm 2014), các bên liên quan, trong đó có chính phủ Việt Nam đã thông qua Chƣơng trình LIMA về giới, trong đó yêu cầu các bên liên quan thúc đẩy nhạy cảm giới trong quá trình xây dựng và thực hiện các chính sách về khí hậu và phải đạt đƣợc việc xây dựng các chính sách có nhạy cảm giới về khí hậu trong tất cả các hoạt động liên quan đến Công ƣớc Khung của LHQ về BĐKH.

Gần đây nhất, trong chƣơng trình nghị sự 2030, các thành viên của LHQ trong đó có Việt Nam đã thông qua 17 Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Đây là một khung phát triển mới thay cho các mục tiêu thiên niên kỉ MDGs khi MDGs kết thúc vào tháng 12 năm 2015. Trong tuyên bố thông qua chƣơng trình nghị sự, đoạn 20 có nhấn mạnh rằng “những lồng ghép quan điểm giới một cách có hệ thống trong việc thực hiện SDG là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua”. BĐG không chỉ là một mục tiêu độc lập trong 17 mục tiêu SDGs mà nó còn là một nguyên tắc xuyên

suốt cho các mục tiêu còn lại, có nghĩa là vấn đề giới đã đƣợc lồng ghép trong các chỉ tiêu cụ thể của các mục tiêu.

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng đối với các khung luật pháp quốc tế về BĐKH, vấn đề lồng ghép giới nhằm đảm bảo các can thiệp BĐKH là nhạy cảm giới, đảm bảo thúc đẩy BĐG qua các can thiệp BĐKH là một trong những nguyên tắc quan trọng, là kết quả của những nỗ lực vận động luật pháp dựa trên bằng chứng của nhiều tổ chức bảo vệ và thúc đẩy BĐG và trao quyền cho phụ nữ. Trong bối cảnh các hiệp ƣớc về BĐKH đang đƣợc thực hiện, các chính sách, hành động và các cơ chế liên quốc tế đã và đang hƣởng đến các quốc gia trong việc có các biện pháp cụ thể nhằm có các biện pháp cụ thể bảo đảm thực hiện trách nhiệm giới để các biện pháp này có thể đóng góp một cách chủ động và tích cực vào BĐG và chấm dứt phân biệt đối xử đối với phụ nữ. Tuy nhiên thực tế ở các quốc gia cho thấy, hầu hết các can thiệp chủ yếu tập trung vào nâng cao nhận thức, những biện pháp cụ thể can thiệp về chƣơng trình còn chƣa mạnh mẽ [LHQ, 2010]. Điều này có thể thấy rất rõ qua việc sự tham gia của phụ nữ trong quá trình ra quyết định liên quan đến BĐKH, đặc biệt là các vấn đề nhƣ ngân sách, phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ và xây dựng năng lực liên quan đến BĐKH; thiếu đầu tƣ vào xây dựng hệ thống số liệu tách biệt giới trong quá trình báo cáo liên quan đến BĐKH và các cam kết tài chính cho việc thúc đẩy lồng ghép giới và trao quyền cho phụ nữ, đặc biệt là các sáng kiến do các tổ chức phụ nữ và môi trƣờng khởi xƣớng [UN Women, 2015].

1.4. Chính sách và nghiên cứu về giới và biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Tổng hợp các chính sách, nghiên cứu của các công trình đi trƣớc có thể thấy ở Việt Nam nhìn chung các nghiên cứu về giới và BĐKH chƣa mang tính hệ thống. Mặc dù vậy những thông tin này là quan trọng và giúp xem xét các khía cạnh khác nhau liên quan đến giới và BĐKH trong các lĩnh vực cụ thể nhƣ sinh kế, sức khỏe, di cƣ trong nƣớc và những nghiên cứu này giúp gợi mở những vấn đề giới và BĐKH cần đƣợc quan tâm hơn nữa ở Việt Nam.

1.4.1. Các chính sách về giới và biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

Các chính sách định hƣớng cho việc ứng phó với BĐKH ở Việt Nam gần nhƣ không thể hiện rõ ràng cách tiếp cận cũng nhƣ sự ƣu tiên ngân sách cho việc lồng ghép giới trong các can thiệp, trong đó có phân tách giới và nâng cao năng lực

cho đội ngũ cán bộ xây dựng và can thiệp ứng phó với BĐKH. Trong các chiến lƣợc và chƣơng trình quốc gia về BĐG cho giai đoạn 2011-2020 hay trong chƣơng trình quốc gia về BĐG giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020 cũng không nhắc đến vấn đề BĐKH. Những luật quan trọng liên quan đến vấn đề giới nhƣ Luật bình đẳng giới ra đời năm 2006 và Luật phòng chống bạo lực gia đình ra đời năm 2007 cũng không nói đến BĐKH có khả năng ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến các vấn đề bình đẳng giới trong khi BĐKH luôn đƣợc coi là một trong những thách thức lớn ảnh hƣởng đến sự phát triển bền vững của một quốc gia.

Trong báo cáo gần đây nhất của chính phủ Việt Nam về rà soát 20 năm thực hiện Tuyên bố và cƣơng lĩnh hành động Bắc Kinh giai đoạn 1995 – 2015 đã đệ trình cho LHQ đã xác nhận rằng BĐKH đã có ảnh hƣởng không nhỏ đến cuộc sống của ngƣời phụ nữ Việt Nam. Báo cáo này cho rằng Việt Nam đã có những nỗ lực nhất định trong quá trình tăng cƣờng sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động giảm thiểu tác hại và thích ứng với BĐKH thông qua tăng cƣờng kiến thức và kĩ năng trong văn hóa phòng ngừa, ứng phó và giảm thiểu các tác động của thiên tai trong cộng đồng. Báo cáo cũng đƣa ra các thông tin về việc Trung ƣơng Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã thực hiện các dự án thí điểm nhằm tăng cƣờng năng lực cho phụ nữ trong thích ứng với BĐKH. Từ năm 2012 đến nay, trung ƣơng Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã có những thí điểm thành công ở cộng đồng về tăng cƣờng vai trò của phụ nữ thông qua việc nâng cao nhận thức, kĩ năng, và phòng ngừa thảm họa thiên tai, cung cấp những thông tin về cảnh báo sớm cho cộng đồng một cách hiệu quả hơn và tăng cƣờng sự tham gia của phụ nữ trong quá trình ra quyết định liên quan đến thích ứng với và giảm thiểu những tác động của BĐKH.

Trong Chiến lƣợc quốc gia về phòng chống thiên tai đƣợc phê duyệt năm 2007 đã chỉ ra rằng thiên tai gây ra những tác động tiêu cực lên các nhóm dễ bị tổn thƣơng, nhƣ ngƣời già ngƣời khuyết tật, phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, cách đặt vấn đề nhƣ thế mới chỉ nhấn mạnh rằng phụ nữ là nhóm dễ bị tổn thƣơng mà không đặt họ là nhóm tác nhân có khả năng lãnh đạo và thay đổi cũng nhƣ có đóng góp tích cực trong quá trình thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai [UN Women, 2012].

Năm 2013, Luật phòng chống thiên tai đã bốn lần nhắc đến phụ nữ trong nội dung chi tiết của Luật này. Luật nhấn mạnh một trong những nguyên tắc căn bản đối với việc quản lý rủi ro thiên tai đó là đảm bảo BĐG, cụ thể nói đến phụ nữ với tƣ cách là nhóm dễ bị tổn thƣơng, đặc biệt do phụ nữ mang thai và chăm con nhỏ nên đặc biệt phải chú trọng đến việc đảm bảo an toàn cho họ trong quá trình di tản đến nơi an toàn trong khi thiên tai xảy ra. Điểm cuối cùng khi Luật nói đến phụ nữ đó là việc thực hiện các biện pháp để giúp đỡ phụ nữ (cũng nhƣ các nhóm yếu thế khác) trong quá trình chống chọi với thời tiết lạnh cực đoan. Các quyết định hƣớng dẫn việc thực hiện luật đã chú trọng vào các chính sách hỗ trợ cây trồng vật nuôi và sản xuất, tuy nhiên không đặt ra và nói đến vấn đề giới nào trong quá trình này.

Trong Chƣơng trình mục tiêu quốc gia để ứng phó với BĐKH năm 2008 đã nói đến tầm quan trọng của BĐG nhƣ một nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình thực hiện Chiến lƣợc quốc gia về ứng phó với BĐKH. Trong văn bản quan trọng này, có hai điểm nói đến BĐG, điểm đầu tiên nói đến những mục tiêu cụ thể của chiến lƣợc đó là việc phải đảm bảo bình đẳng giới trong bối cảnh BĐKH và yêu cầu đảm bảo việc xem xét các vấn đề sức khỏe và coi phụ nữ nhƣ một nhóm dễ bị tổn thƣơng.

Trong tài liệu tập huấn quốc gia về Giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và UNDP - Chƣơng trình phát triển của LHQ xây dựng năm 2012, đã nhắc đến các ví dụ từ các chƣơng trình của tổ chức phi chính phủ quốc tế Oxfam tại Việt Nam về sự khác biệt giới và tính dễ bị tổn thƣơng của phụ nữ và nam giới. Những đánh giá về mức độ rủi ro thiên tai đã yêu cầu số liệu tách biệt giới và việc đảm bảo có sự tham gia bình đẳng của phụ nữ và nam giới trong các can thiệp ở Việt Nam. Những phân tích về rủi ro thiên tai

Một phần của tài liệu Vấn đề giới trong bối cảnh của biến đổi khí hậu (nghiên cứu trường hợp tại xã giao xuân, huyện giao thủy, tỉnh nam định) (Trang 29)