Thích ứng với biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu Vấn đề giới trong bối cảnh của biến đổi khí hậu (nghiên cứu trường hợp tại xã giao xuân, huyện giao thủy, tỉnh nam định) (Trang 48 - 51)

Năm 2008, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã đƣa ra định nghĩa về khái niệm “thích ứng”, theo đó thích ứng là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con ngƣời đối với hoàn cảnh hoặc môi trƣờng thay đổi nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thƣơng do dao động hoặc BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại [Bộ TNMT, 2008]. Nhƣ vậy thích ứng bao gồm những hoạt động điều chỉnh trong các hệ thống tự nhiên và con ngƣời để đối phó với những tác động có thể có của BĐKH, làm giảm bớt sự nguy hại hoặc khai thác những cơ hội có lợi từ BĐKH. Các hoạt động thích ứng đƣợc thực hiện nhằm giảm thiểu khả năng bị tổn thƣơng trƣớc tác động của BĐKH cũng cần đƣợc hỗ trợ để tăng cƣờng năng lực thích ứng với BĐKH.

Về cơ bản, thuật ngữ thích ứng BĐKH thƣờng đƣợc dùng để chỉ việc ứng phó với những thay đổi theo xu thế dài hạn của khí hậu và những thay đổi về môi trƣờng do khí hậu gây ra. Thông thƣờng thuật ngữ này không chỉ những "điều chỉnh" ngắn hạn để ứng phó với các biến động ngắn hạn của khí hậu. Ví dụ nhƣ nông dân nuôi tôm ở Việt Nam thƣờng xuyên thay đổi canh tác và giá cả theo dự đoán thu hoạch dựa trên điều kiện thời vụ. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai hình

thức điều chỉnh ngắn hạn và dài hạn là không rõ ràng. Trong thực tế, thích ứng có thể tiến hành theo từng bƣớc, nhƣ ngƣời dân và các tổ chức thực hiện hàng loạt các điều chỉnh ngắn hạn. Phạm vi của các hành động thích ứng là rất rộng. Thích ứng không đƣợc hiểu theo một nghĩa hạn hẹp và có thể đƣợc thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ, thích ứng có thể gồm các hành động bảo vệ sinh kế và đời sống, duy trì sức khỏe cộng đồng, duy trì nền kinh tế và các nguồn lực, và ngăn chặn suy thoái môi trƣờng. Những hành động thích ứng này có thể đƣợc thực hiện theo biện pháp công nghệ (ví dụ nhƣ tăng cƣờng phòng chống lũ), biện pháp về hành vi (ví dụ nhƣ thay đổi chế độ ăn uống của ngƣời dân khi một loại cây lƣơng thực nào đó ít đƣợc canh tác), biện pháp về quản lý (ví dụ nhƣ lập kế hoạch phân bổ nƣớc trong hệ thống thủy lợi) hoặc biện pháp về chính sách (ví dụ nhƣ thay đổi ƣu tiên trong y tế để phù hợp với thay đổi về rủi ro bệnh tật). Đối với ngành nông nghiệp ở Việt Nam, các hành động thích ứng có thể là rất quan trọng. Nhiều sức ép về khí hậu ảnh hƣởng đến các hoạt động sinh kế này của ngƣời dân và rất nhiều ngƣời nghèo và ngƣời dễ bị tổn thƣơng phụ thuộc vào các hoạt động sinh kế này, đặc biệt là phụ nữ nông thôn và các nhóm dân tộc thiểu số. Thích ứng có thể thực hiện ở bất kỳ quy mô nào, theo các chƣơng trình và chiến lƣợc của các tổ chức quốc tế đối với các hành động đƣợc thực hiện bởi các cá nhân và các hộ gia đình. Các cuộc thảo luận quốc tế thƣờng tập trung vào việc thúc đẩy thích ứng dự phòng - "thích ứng thực hiện trƣớc khi xảy ra tác động của BĐKH"- hay là thích ứng chủ động. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết để thực hiện các bƣớc điều chỉnh trƣớc khi có thể xảy ra các tác động của BĐKH, để cộng đồng, xã hội chủ động chuẩn bị đối với những thay đổi và làm giảm tác động và gánh nặng chi phí trong tƣơng lai.

Bản báo cáo đánh giá lần thứ hai của nhóm công tác II của Ủy ban Liên Chính phủ về thay đổi khí hậu (IPCC) đã đề cập và mô tả 288 phƣơng pháp thích ứng khác nhau. Cách phân loại phổ biến là chia các phƣơng pháp thích ứng thành 8 nhóm nhƣ sau.

(1). Chấp nhận tổn thất: Tất cả các phƣơng pháp thích ứng khác có thể đƣợc so sánh với cách phản ứng cơ bản “không làm gì cả”, ngoại trừ chịu đựng hay chấp nhận những tổn thất. Về mặt lý thuyết, chấp nhận tổn thất xảy ra khi bên chịu tác động không có khả năng chống chọi lại bằng bất cứ cách nào (ví dụ ở cộng đồng

nghèo khó) hay ở nơi mà giá phải trả cho các hoạt động thích ứng là cao so với sự rủi ro và các thiệt hại có thể.

(2). Chia sẻ tổn thất: loại phản ứng thích ứng này liên quan đến việc chia sẻ những tổn thất giữa một cộng đồng dân cƣ lớn. Cách thích ứng này thƣờng xảy ra trong một cộng đồng truyền thông và trong xã hội công nghệ cao, phức tạp. Trong xã hội truyền thống, nhiều cơ chế tồn tại để chia sẻ tổn thất giữa cộng đồng mở rộng, nhƣ là giữa các hộ gia đình, họ hàng, thôn bản…Mặt khác, với các cộng đồng lớn phát triển cao thì sự chia sẻ tổn thất thông qua cứu trợ cộng đồng, phục hồi và tái thiết bằng các nguồn quỹ cộng đồng, hoặc cũng có thể thông qua bảo hiểm cá nhân.

(3). Làm thay đổi nguy cơ: ở mức độ nào đó, con ngƣời có thể kiểm soát đƣợc những mối nguy hiểm từ BĐKH. Đối với một số hiện tƣợng tự nhiên nhƣ lũ lụt, hạn hán thì những biện pháp thích hợp là công tác đắp đập, đào mƣơng, đắp đê…để kiểm soát lũ lụt. Có thể điều chỉnh làm chậm tốc độ BĐKH bằng cách giảm phát thải khí nhà kính và cuối cùng là ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí.

(4). Ngăn ngừa các tác động: là một hệ thống các phƣơng pháp thƣờng dùng để thích ứng từng bƣớc và ngăn chặn các tác động của biến đổi và bất ổn định khí hậu, ví dụ, trong lĩnh vực nông nghiệp là thay đổi trong quản lý mùa vụ nhƣ tăng tƣới tiêu, chăm bón thêm, kiểm soát côn trùng và sâu bệnh gây hại.

(5). Thay đổi cách sử dụng: áp dụng khi những rủi ro của BĐKH ngăn cản hoặc tạo sự mạo hiểm cho sự tiếp tục của các hoạt động phát triển kinh tế. Ví dụ, nông dân có thể sử dụng các giống cây chịu hạn tốt hoặc các giống cây chịu đƣợc độ ẩm đất thấp. Tƣơng tự, đất trồng trọt có thể chuyển đổi sang đất trồng cỏ hay rừng, hoặc có những cách sử dụng khác nhƣ làm khu vui chơi giải trí, làm nơi trú ẩn của động vật hoang dã…

(6). Thay đổi, chuyển địa điểm: một sự đối phó mạnh mẽ hơn là thay đổi, chuyển địa điểm các hoạt động kinh tế. ví dụ, việc di chuyển các cây trồng chính và vùng canh tác ra khỏi khu vực khô hạn đến một khu vực mát mẻ, thuận lợi hơn và có thể sẽ thích hợp hơn cho các cây trồng trong tƣơng lai.

(7). Nghiên cứu khoa học, công nghệ: đây là quá trình thích ứng có thể đƣợc phát triển bằng cách nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học, công nghệ mới và phƣơng pháp mới về thích ứng.

(8). Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi: Đây là một kiểu hoạt động thích ứng khác là sự phổ biến kiến thức thông qua các chiến dịch thông tin công cộng và giáo dục, dẫn đến việc thay đổi hành vi. Hiểu biết về sự thích ứng với BĐKH cũng có thể đƣợc nâng cao bằng cách nghiên cứu kỹ sự thích ứng với khí hậu hiện tại và khí hậu tƣơng lai. Thích ứng với khí hậu hiện tại không giống nhƣ thích ứng với khí hậu trong tƣơng lai và điều đó ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn phƣơng thức thích ứng.

Nghiên cứu này tập trung xem xét các tác động của BĐKH đến phụ nữ và nam giới từ lăng kính giới, có nghĩa là xem xét các tác động này cụ thể thông qua các hoạt động sản xuất nông nghiệp, sự thay đổi và thích ứng của ngƣời dân đối với BĐKH và bình đẳng giới. Nếu BĐKH đƣợc xem là một thách thức to lớn đối với sự phát triển của loài ngƣời, những phân tích tác động cụ thể đối với phụ nữ và nam giới, sự tác động và trải nghiệm BĐKH khác nhau sẽ đòi hỏi các chính sách và biện pháp can thiệp khác nhau, đây cũng chính là một yếu tố quan trọng làm nên các chính sách có nhạy cảm giới. Điều này sẽ đóng góp tích cực cho sự phát triển bình đẳng và bền vững.

Thích ứng với BĐKH sẽ tập trung phân tích xem xét từ ba khía cạnh chính sau đây

- Thay đổi trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp nhằm giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực gây ra do BĐKH

- Thay đổi trong các hoạt động phi sản xuất nhằm giảm các tác động xấu gây ra bởi BĐKH

- Sự tham gia của ngƣời dân vào các hoạt động ứng phó với BĐKH trong các hoạt động cộng đồng.

Một phần của tài liệu Vấn đề giới trong bối cảnh của biến đổi khí hậu (nghiên cứu trường hợp tại xã giao xuân, huyện giao thủy, tỉnh nam định) (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)