Theo báo cáo đánh giá thứ 4 của Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH [IPCC, 2007], phát thải khí nhà kính toàn cầu tăng lên kể từ các thời kỳ tiền công nghiệp hóa, với mức tăng 70% từ năng 1970 đến 2004. Với những chính sách giảm nhẹ
BĐKH hiện tại và thực tiễn phát triển bền vững liên quan, việc phát thải khí nhà kính toàn cầu sẽ tiếp tục gia tăng trong một vài thập kỷ tới [IPCC, 2007]. Do đó việc nghiên cứu về thích ứng và giảm nhẹ BĐKH đóng vai trò quan trọng cho việc đề xuất và thực thi các chính sách, chiến lƣợc nhằm thích ứng và giảm nhẹ BĐKH. Một số khái niệm về giảm nhẹ BĐKH đƣợc đƣa ra nhƣ sau:
Là sự can thiệp của con ngƣời nhằm giảm nguồn phát thải khí nhà kính và tăng bể chứa khí nhà kính [IPCC, 2001].
Là những thay đổi về kỹ thuật và các giải pháp thay thế nhằm giảm nguồn phát thải khí nhà kính. Mặc dù một số chính sách về xã hội, kinh tế và kỹ thuật có thể giảm sự phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ BĐKH mang nghĩa thực thi các chính sách nhằm giảm nhẹ khí nhà kính và tăng bể chứa các khí nhà kính [IPCC, 2007].
Là sự can thiệp của con ngƣời nhằm giảm nguồn phát thải hoặc tăng bể chứa các khí nhà kính. Ví dụ việc sử dụng năng lƣợng hóa thạch một cách hiệu quả hơn cho các hoạt động công nghiệp hoặc sản xuất điện, chuyển sang sử dụng các nguồn năng lƣợng tái tạo (năng lƣợng mặt trời và năng lƣợng gió) và mở rộng diện tích rừng và các bể chứa khác nhằm giảm nhẹ CO2 trong khí quyển [UNFCCC, 2011].
Nhƣ vậy có thể thấy, các khái niệm giảm nhẹ BĐKH đƣợc đƣa ra đều tập trung vào hai mục tiêu chính là giảm nguồn phát thải khí nhà kính và tăng bể chứa khí nhà kính. Trong đó, khái niệm giảm nhẹ BĐKH do IPCC (2007) đề xuất là khái niệm đầu tiên tổng quát nhất và đầy đủ nhất về các mặt của giảm nhẹ cũng nhƣ việc thực thi chiến lƣợc giảm nhẹ BĐKH. Dù giảm nhẹ BĐKH là một trong những can thiệp quan trọng khi nói đến BĐKH nhƣng trong nghiên cứu này, các phân tích về sự tham gia của phụ nữ và nam giới trong các hoạt động ứng phó với BĐKH chỉ tập trung vào các hoạt động thích ứng với BĐKH.
2.1.4. Bình đẳng giới, quan hệ giới và vấn đề giới Bình đẳng giới
Giới là một thuật ngữ xã hội học bắt nguồn từ môn Nhân loại học nghiên cứu về vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ, bao gồm việc phân chia lao động, các kiểu phân chia lao động, các kiểu phân chia, các nguồn
và lợi ích. Giới đề cập đến các quy tắc tiêu chuẩn theo nhóm tập thể chứ không theo thực tế cá nhân. Có thể định nghĩa ngắn gọn, giới là quan hệ xã hội giữa nam và nữ và cách thức mối quan hệ xã hội đó đƣợc xây dựng nên trong xã hội [Lê Thị Quý, 2009]. Nhƣ vậy, giới là khái niệm để chỉ quan niệm xã hội về vai trò của phụ nữ và nam giới, trẻ em trai và trẻ gái cũng nhƣ mối quan hệ xã hội giữa phụ nữ và nam giới. Những quan niệm và mối quan hệ này do xã hội tạo ra và đƣợc học hỏi trong quá trình xã hội hóa. Do đó trong các bối cảnh xã hội và thời điểm khác nhau thì những quan niệm, cơ hội và mối quan hệ giữa phụ nữ và nam giới khác nhau và có thể thay đổi đƣợc. Giới xác định những gì đƣợc mong đợi, đƣợc cho phép và tạo nên giá trị cho phụ nữ và nam giới trong những bối cảnh cụ thể. Trong hầu hết xã hội đều có sự khác biệt và bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới trong trách nhiệm đƣợc phân công, hoạt động thực hiện, sự tiếp cận và kiểm soát nguồn lực cũng nhƣ cơ hội ra quyết định. Theo Luật bình đẳng giới đƣợc phê duyệt năm 2006 của Việt Nam, giới đƣợc quy định là đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.
Theo LHQ, BĐG nói đến sự bình đẳng về quyền con ngƣời, trách nhiệm và cơ hội giữa phụ nữ và nam giới, trẻ em trai và trẻ em gái. Bình đẳng không có nghĩa là phụ nữ và nam giới sẽ là nhƣ nhau mà có nghĩa là quyền con ngƣời, trách nhiệm và cơ hội của phụ nữ và nam giới sẽ không phải phụ thuộc vào việc họ là phụ nữ hay nam giới [LHQ, 2008]. Bình đẳng giới không phải là vấn đề của phụ nữ mà phải là mối quan tâm và sự tham gia của nam giới cũng nhƣ phụ nữ trong quá trình thúc đẩy. Bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới đƣợc xem nhƣ một vấn đề nhân quyền và là điều kiện tiên quyết, một chỉ số cho sự phát triển bền vững trong đó đặt con ngƣời là trung tâm.
Theo Luật bình đẳng giới 2006 của Việt Nam, BĐG là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, đƣợc tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hƣởng nhƣ nhau về thành quả của sự phát triển đó.
Từ khái niệm trên có thể thấy BĐG trong xã hội, kinh tế và chính trị dẫn đến sự khác biệt giữa nam giới và phụ nữ trong xã hội, ví dụ, trong thời điểm thiên tai xảy ra, trong nhiều tình huống phụ nữ không tiếp nhận thông tin về các tình huống
khẩn cấp, không tham gia vào quyết định của hộ gia đình về việc sử dụng các phƣơng tiện cứu trợ, ít tham gia tích cực trong hoạt động cứu trợ tự nguyện và các công việc khôi phục, có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận nơi an toàn (nơi sự riêng tƣ của phụ nữ và nhu cầu thực tế không phải lúc nào cũng đƣợc xem xét), tiếp cận hàng cứu trợ và việc làm trong chƣơng trình kế hoạch, cứu trợ và khôi phục sau thiên tai. BĐG mang lại cho phụ nữ và nam giới có cùng quyền lợi đối với tất cả các khía cạnh phát triển của con ngƣời, bao gồm các quyền về kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự và chính trị, cùng một mức độ tôn trọng, các cơ hội nhƣ nhau để lựa chọn và có cùng mức độ quyền lực để hành động dựa trên những lựa chọn đó.
Quan hệ giới
Trong khuôn khổ nghiên cứu này, quan hệ giới đƣợc định nghĩa là một hệ thống phức tạp các quan hệ cá nhân và quan hệ xã hội đƣợc chi phối bởi các quan niệm xã hội về những gì đƣợc mong đợi, đƣợc cho phép phụ nữ và nam giới trong những bối cảnh cụ thể. Quan hệ giới thƣờng đƣợc xem xét trong một bối cảnh đặc thù và thƣờng xuyên thay đổi trong các hoàn cảnh khác nhau [Moser, 1993]. Mặc dù có nhiều sự khác biệt giữa các văn hóa, giữa các vùng qua thời gian, mối quan hệ giới trên khắp thế giới đều cho thấy sự không đối xứng về quyền lực giữa phụ nữ và nam giới nhƣ một chiều hƣớng rộng khắp. Quan hệ giới ảnh hƣởng đến mối quan hệ quyền lực của phụ nữ và nam giới trong việc tiếp cận nguồn lực hay địa vị kinh tế xã hội của họ trong xã hội [LHQ, 2000].
Vai trò giới
Theo xã hội học giới, vai trò giới thƣờng đƣợc chia thành ba vai trò chính, đó là vai trò sản xuất, vai trò tái sản xuất và vai trò cộng đồng. Vai trò sản xuất bao gồm các công việc tạp ra thu nhập bằng tiền hoặc hiện vật để tiêu dùng hoặc trao đổi. Vai trò tái sản xuất (sinh sản, nuôi dƣỡng) thƣờng bao gồm các trách nhiệm sinh để, nuôi con và những công việc nhà cần thiết để duy trì và tái sản xuất sức lao động. Vai trò cộng đồng bao gồm các công việc thực hiện ở bên ngoài cộng đồng, nhằm phục vụ cho cuộc sống chung của mọi ngƣời. Nhƣ vậy có thể thấy vai trò giới là các công việc phụ nữ và nam giới thực hiện với tƣ cách là nam hay nữ. Nam và nữ đều thực hiện cả ba vai trò trên, tuy nhiên thực tế có sự khác biệt vì mức độ và tính chất tham gia của họ không nhƣ nhau trong mọi công việc. Nếu phụ nữ làm
công việc sinh đẻ thì họ thƣờng đƣợc mong đợi là phải làm hết các công việc chăm sóc, nuôi dƣỡng, nội trợ và đây đƣợc coi là “thiên chức” của phụ nữ, trong khi nam giới không có những mong đợi này và họ cho rằng họ chỉ trợ giúp phụ nữ mà thôi. Chính vì thế vai trò giới hiện nay không bình đẳng không chỉ do quá trình dạy và học trong xã hội bất bình đẳng giới mà nó còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, văn hóa hay thể chế chính trị [Lê Thị Quý, 2009]. Trong nhiều trƣờng hợp, sự áp đặt của các định kiến giới khiến việc thay đổi các vai trò giới trở nên khó khăn và gặp nhiều thách thức. Do đó, sự thay đổi định kiến giới và vai trò giới có thể giúp xóa bỏ bất bình đẳng giới.
Vấn đề giới
Trong nghiên cứu này, vấn đề giới đƣợc định nghĩa là các vấn đề bắt nguồn từ mối quan hệ bình đẳng hay bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới trong những bối cảnh môi trƣờng kinh tế-xã hội cụ thể. Vấn đề giới đƣợc chi phối bởi các chuẩn mực xã hội đƣợc mong đợi và gán cho phụ nữ và nam giới, sự phân công lao động theo giới, và địa vị kinh tế và xã hội của phụ nữ và nam giới trong xã hội. Vấn đề giới không phải chỉ là vấn đề của phụ nữ mà là vấn đề của cả phụ nữ và nam giới. Các vấn đề giới thƣờng phản ánh sự phát triển và mối quan hệ bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới trong một cộng đồng cụ thể. Các vấn đề giới thay đổi theo thời gian và khác nhau theo hoàn cảnh kinh tế và xã hội. Vấn đề giới thƣờng hiện diện một cách khách quan trong xã hội và vận động, biến đổi cùng với sự vận động và biến đổi của lịch sử. Trong nghiên cứu này, vấn đề giới trong bối cảnh của BĐKH đƣợc xem xét qua sự thay đổi mối quan hệ giới trong phân công lao động trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và hoạt động phi sản xuất tại gia đình trong bối cảnh BĐKH và sự tham gia của phụ nữ và nam giới trong các hoạt động ứng phó và cơ chế ra quyết định liên quan đến ứng phó với BĐKH ở cộng đồng. Sự phân công lao động theo giới, sự tham gia và ra quyết định là những vấn đề cốt lõi khi xem xét mối quan hệ bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới.
2.1.5. Một số khái niệm khác
Theo Luật phòng chống thiên tai Việt Nam 2014, thiên tai là các hiện tƣợng thời tiết, khí hậu và tự nhiên bất thƣờng gây thiệt hại về ngƣời, tài sản, công trình, môi trƣờng, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế xã hội. Thiên tai khác với hiểm họa vì một hiểm họa xảy ra chƣa nhất thiết sẽ dẫn đến thiên tai. Tuy nhiên nếu hiểm họa gây nên những ảnh hƣởng nghiêm trọng tới cộng đồng và có phạm vi ảnh hƣởng rộng, dẫn đến các thiệt hại lớn, gây gián đoạn đến cuộc sống bình thƣờng của cộng đồng thì có thể coi đó là thiên tai.
Việt Nam là một quốc gia chịu nhiều tác động của hiểm họa tự nhiên, chủ yếu là do hiện tƣợng khí tƣợng, thủy văn. Là quốc gia nằm trong khu vực chịu ảnh hƣởng của chế độ nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á, Việt Nam nằm trong trung tâm bão của khu vực tây Thái Bình Dƣơng, một trong năm ổ bão lớn nhấ thế giới. Sự tổ hợp của bão với gió mùa mây mƣa lớn, và tới địa hình phức tạp, các đồng bằng thấp, hẹp và các dốc nối liền với núi cao, hàng năm, mƣa to gió mùa, mƣa bão, lũ lụt, lũ quét, hạn hán và thiên tai khác đã gây nên thiệt hại về ngƣời, của cải, mùa màng và cơ sở hạ tầng cho Việt Nam.
Tình trạng dễ bị tổn thƣơng
Là những đặc điểm của một cộng đồng, hệ thống làm cho nó dễ bị tác động có hại do hiểm họa tự nhiên gây ra. Có rất nhiều các yếu tố góp phần gây nên tình trạng dễ bị tổn thƣơng và có thể xem nhóm yếu tố này gồm các nhóm chính sau.
Yếu tố vật lý: có thể bao gồm các khía cạnh công trình của các đối tƣợng nhƣ vật liệu và thiết kế. Tuy nhiên trong một số trƣờng hợp nó cũng liên quan đến vị trí địa lý nếu điều nảy ảnh hƣởng đến cơ hội đối mặt với nguy hiểm. Sinh sống gần những nơi dễ bị ảnh hƣởng hiểm họa cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ rủi ro, chẳng hạn nhƣ sống gần bờ biển trong trƣờng hợp hiểm họa là sóng thần hoặc sống gần một con sống trong trƣờng hợp lũ lụt.
Các yếu tố văn hóa xã hội: ở đây có thể xem xét nhƣ khả năng tiếp cận với thực phẩm và nƣớc, tình trạng sức khỏe và tiếp cận với chăm sóc sức khỏe, khi cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe không đầy đủ cũng có thể làm tăng tính nhạy cảm giảm khả năng đối phó của cộng đồng; trình độ học vấn và giáo dục (vì điều này ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận thông tin, và các yếu tố nhận thức đƣợc các hiểm
họa và những cách để giảm thiểu tác động, công bằng xã hội và cách ly khỏi xã hội. Ngoài ra độ tuổi cũng là một yếu tố ảnh hƣởng không nhỏ đến tính dễ bị tổn thƣơng vì trẻ em và ngƣời già thƣờng phải lệ thuộc vào ngƣời khác. Hơn nữa nhóm ngƣời này có thể làm cộng đồng phải tốn nhiều chi phí nếu ti lệ giữa ngƣời phụ thuộc với ngƣời trụ cột trong gia đình là lớn. Các khía cạnh văn hóa khác nhƣ tín ngƣỡng, ví dụ nhƣ tín ngƣỡng coi việc gặp thiên tai là số phận, cũng là một chỉ số về tình trạng dễ bị tổn thƣơng.
Khả năng ứng phó, phục hồi và thích nghi
Là khả năng của một hệ thống, cộng đồng và xã hội trong vùng hiểm họa để chống đỡ, chịu đựng, thích nghi và phục hồi với các tác động của hiểm họa một cách kịp thời và hiệu quả, bao gồm bảo tồn và khôi phục các công trình và chức năng cơ bản, thiết yếu [UNISDR, 2009]. Tập trung vào khả năng phục hổi có nghĩa là tập trung nhiều hơn vào những gì cộng đồng có thể làm cho chính mình và làm thế nào để tăng cƣờng năng lực của họ, thay vì tập trung vào trình trạng dễ bị tổn thƣơng của họ đối với thiên tai hoặc các nhu cầu của họ trong trƣờng hợp khẩn cấp. Khái niệm “khả năng ứng phó, phục hồi và thích nghi” và “tình trạng dễ bị tổn thƣơng” là hai mặt của một vấn đề, nhƣng cả hai đều là những thuật ngữ tƣơng đối. Giống nhƣ “tình trạng dễ bị tổn thƣơng”, khả năng ứng phó, phục hồi và thích nghi là cần thiết để giải quyết các loại và mức độ áp lực khác nhau.
Sinh kế
Sinh kế (livelihood) đƣợc hiểu là có các nguồn dự trữ về lƣơng thực và tiền bạc để đáp ứng các nhu cầu cơ bản. Khái niệm về sinh kế thƣờng xuyên đƣợc sử dụng và trích dẫn trong các nghiên cứu sau này đều dựa trên tƣ tƣởng về sinh kế của Chambers và Conway đƣa ra vào năm 1992, trong đó, sinh kế, theo cách hiểu đơn giản nhất, là phƣơng tiện để kiếm sống. Một định nghĩa đầy đủ hơn của Chambers và Conway về sinh kế là: “sinh kế bao gồm khả năng, nguồn lực và các hoạt động cần thiết làm phƣơng tiện sống của con ngƣời”. Một sinh kế là bền vững “khi nó có thể giải quyết đƣợc hoặc có khả năng phục hồi từ những căng thẳng và đột biến, duy trì hoặc tăng cƣờng khả năng và nguồn lực; tạo ra các cơ hội sinh kế bền vững cho thế hệ tƣơng lai và mang lại lợi ích cho các sinh kế khác ở cả cấp địa phƣơng và
cấp toàn cầu, trong ngắn hạn và dài hạn” [Chambers và Conway, 1992]. Sinh kế có