Xây dựng thể chế kinh tế, khuôn khổ pháp luật đáp ứng yêu cầu của hộ

Một phần của tài liệu Đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam (Trang 172 - 174)

6. Kết cấu luận án

4.3.2. Xây dựng thể chế kinh tế, khuôn khổ pháp luật đáp ứng yêu cầu của hộ

hội nhập và gắn với đảm bảo an ninh kinh tế

Nội dung cơ bản của đổi mới kinh tếở nước ta là chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình chuyển dịch này bao gồm hàng loạt thay đổi sâu rộng về cơ cấu thành phần kinh tế, chếđộ và hình thức sở hữu các tư liệu sản xuất, hình thức tổ chức và cơ chế quản lý kinh tế. Mặc dù mang định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng nền kinh tế thị trường của nước ta vẫn phải thể hiện đầy đủ bản chất và những đặc trưng chung của kinh tế thị trường. Về bản chất, kinh tế thị trường là hệ quả tất yếu của trình độ xã hội hoá các lực lượng sản xuất; là hệ thống các quan hệ kinh tế do nền sản xuất hàng hoá tạo ra; là kiểu tổ chức nền sản xuất có “đầu vào” và “đầu ra” đều là hàng hoá; là chuỗi sản xuất- kinh doanh trong đó các chủ thể kinh tế vừa độc lập vừa lệ thuộc lẫn nhau, cạnh tranh và hợp tác với nhau nhằm mục tiêu đạt giá trị gia tăng ngày càng nhiều hơn.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay, không chỉ đổi mới kinh tế, mà cảđổi mới chính trị ngày càng trở thành nhu cầu bức xúc hơn. Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu đổi mới nội tại, đồng thời tạo cơ hội cho đổi mới kinh tế và chính trị rộng lớn hơn, đồng bộ và toàn diện hơn, sâu sắc và triệt để hơn. Sự tác động ấy, một mặt, trực tiếp buộc chúng ta phải thay đổi một số thể chế, luật pháp, quy trình thực hiện, quan điểm và phương pháp đánh giá các vấn đề kinh tế, xã hội, v.v.. Mặt khác, nó thúc đẩy nhu cầu nội tại, bên trong của Việt Nam vềđổi mới một cách mạnh mẽ hơn. Đổi mới ở

162

giai đoạn hiện nay và sắp tới gắn bó chặt chẽ và chịu tác động của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế lớn hơn nhiều so với khi chúng ta bắt đầu đổi mới năm 1986. Nhu cầu đổi mới thể chế kinh tế và đi cùng với nó là đổi mới thể chế chính trị để đáp ứng yêu cầu mới của phát triển kinh tế, yêu cầu của hội nhập và đểđảm bảo an ninh kinh tế ngày càng trở nên bức thiết.

Trong thời gian tới, nhà nước cần tiếp tục đổi mới kịp thời và thường xuyên các thiết chế kinh tế, chính trị, chủđộng, tích cực hoàn thiện thể chế kinh tế, nâng cao tính tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế về phòng ngừa và ứng phó với thách thức an ninh kinh tế. Nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện thể chế kinh tếđể vận hành tốt cơ chế thị trường, bổ sung thiết chế xử lý những vấn đề mới xuất hiện, gây áp lực và nguy cơ cho nền kinh tế như an ninh tài chính, an ninh thông tin, an ninh nguồn nước... Nhà nước cũng cần bổ sung thêm các định chế để hạn chế tác động tiêu cực đối với nền kinh tế do xu hướng bảo hộ trong thương mại quốc tế như: chống bán phá giá, hàng rào kỹ thuật, bảo vệ môi trường... gây bất lợi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Đối với các vấn đề an ninh kinh tế mà các nước dễ tìm được điểm tương đồng do có lợi ích chung, cần rà soát lại những điểm chưa thống nhất giữa pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế trên từng lĩnh vực để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Đây là cơ sở pháp lý tạo thuận lợi cho các nước cùng phối hợp phòng ngừa và đấu tranh, kể cả thực hiện tương trợ tư pháp khi đối diện với các mối đe doạ an ninh kinh tế. Đối với các vấn đề an ninh kinh tế nhạy cảm, phức tạp, mỗi nước do lợi ích của mình có cách tiếp cận và diễn giải riêng, khó có thểđiều chỉnh pháp luật quốc nội để đảm bảo tính tương thích (như an ninh nguồn nước, an ninh nghề cá, an ninh lương thực...) thì cần tích cực phát huy vai trò của các thể chế đa phương và pháp luật quốc tế, qua đó vừa bảo vệđộc lập, chủ quyền của Việt Nam trên lĩnh vực luật pháp, vừa tăng cường hợp tác quốc tế phòng ngừa và ứng phó với thách thức an ninh kinh tế bằng các hình thức phù hợp.

163

Một phần của tài liệu Đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam (Trang 172 - 174)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)