Theo các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam (Trang 143 - 147)

6. Kết cấu luận án

3.3.1. Theo các chỉ tiêu định lượng

Tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Quy mô nền kinh tế, giá trị GDP tăng đều trong suốt những năm đổi mới. Sau 30 năm, giá trị sản lượng của nền kinh tế tăng 5,6 lần. Đó là nhờ tốc độ tăng GDP cao được duy trì liên tục, trong đó năm 1986 đạt 2,84% (thấp nhất) và năm 1995 đạt 9,54% (cao nhất), trung bình trong những năm Đổi mới đạt khoảng 6,7%. Với tốc độ tăng trưởng này, cứ sau 10 năm GDP tăng gấp đôi.

Bảng 3.11. Tốc độ tăng trưởng trung bình và tính ổn định của tăng trưởng GDP giai đoạn 1986 – 2014 1986 – 1990 1991 – 1995 1996 – 2000 2001 – 2005 2006 – 2014 1986 - 2014 Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%) 4,4 8,2 7,0 7,5 6,55 6,69 Hệ số ổn định tăng trưởng GDP (%) 28,3 23,4 26,2 8,5 20,8 27,8 % so với sản lượng tiềm năng 92,2 104,7 77,4 62,7 81,3 90

133

Trong thời kỳ Đổi mới, GDP tăng trưởng liên tục và được duy trì, nhờ đó Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình thấp trong nhóm các nước đang phát triển. Kết quả tăng trưởng kinh tế đã góp phần quan trọng nâng cao năng lực nội tại của nền kinh tế.

Tỉ lệ lạm phát

Mức lạm phát giai đoạn 1996 - 2000 là 6,9% và giai đoạn 2001 - 2005 là 7,5%. Năm 2006 lạm phát giảm xuống ở mức 6,6%, thì năm 2007 lạm phát đạt mức 2 con số là 12,63%. Năm 2008 lạm phát lên đến 21,9% và đỉnh điểm là 23% vào tháng 9 năm 2008, sang năm 2009, mức tăng giá cảở mức 6,32%.

Trong giai đoạn 2005 – 2014, tốc độ tăng cung tiền tại Việt Nam liên tục duy trì trên dưới 26%/năm và tín dụng nội địa cũng tăng 25%/năm. Có thời điểm cung tiền M2 tăng đột biến dẫn đến lạm phát tăng mạnh. Cụ thể năm 2007 cung tiền M2 tăng đến 46,1%, ngay sau đó chỉ số lạm phát tăng vọt lên 19,9% năm 2008. Năm 2010 khi cung tiền M2 tăng 33,3% kéo theo mức lạm phát năm 2011 là 18,7%.

Hình 3.5. Mối quan hệ giữa cung tiền và lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2014

134

Chỉ đến năm 2011, khi có Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về ưu tiên hàng đầu cho ổn định kinh tế vĩ mô thì lạm phát mới ổn định dần từ 2013 đến nay. Năm 2014, chính sách điều hành kinh tế vĩ mô bước đầu đạt mục tiêu kép, vừa có tăng trưởng GDP đạt mức khả quan đồng thời lạm phát thấp ở mức 4,11%. Thêm vào đó, thanh khoản trên thị trường tiền tệ và tín dụng ổn định giúp lãi suất huy động và cho vay đều giảm.

Về tỉ giá hối đoái, sau khi hợp nhất hai tỉ giá chính thức và tỉ giá trên thị trường tự do, từ năm 1990, về cơ bản Việt Nam áp dụng cơ chế neo tỉ giá vào đồng đô la Mỹ. Tỉ giá chính thức với tỉ giá trên thị trường liên ngân hàng được điều chỉnh ở những mức độ khác nhau tuỳ thời điểm.

Chế độ neo tỉ giá mà Việt Nam áp dụng trong những năm vừa qua tạo mầm mống bất ổn cho môi trường kinh tế vĩ mô. Ngân hàng nhà nước luôn phải trong trạng thái đối phó khi tỉ giá thực trong nền kinh tế biến động mạnh. Cần lưu ý rằng trong chế độ neo tỉ giá, việc chuyển từ trạng thái dư cung ngoại tệ sang thiếu hụt cung ngoại tệ diễn biến rất nhanh. Đây là điều Việt Nam đã trải qua trong giai đoạn đầu năm 2008 và giữa năm 2011 (Đinh Tuấn Minh, Phạm Thế Anh, 2015). Những biến động nhanh và mạnh của tỉ giá gây bất ổn cho nền kinh tế và ảnh hưởng xấu tới an ninh kinh tế quốc gia.

Hình 3.6. Tỷ giá danh nghĩa VND/USD giai đoạn 1985-2013

135

Về chỉ tiêu nợ công, nợ công của Việt Nam có xu hướng tăng nhanh cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối khi so sánh với GDP. Nếu năm 2003, nợ công mới chỉ là 234 nghìn tỉ đồng thì đến năm 2014, gánh nặng nợ phải trả đã là 1.900 nghìn tỉ đồng. Tỉ trọng nợ công so với GDP tương tự cũng tăng từ 38,3% năm 2003 lên 56,3% năm 2010 và khoảng 60,3% năm 2014. So với tỉ lệ nợ công bình quân của các nước đang phát triển là 35,3% GDP thì tỉ lệ nợ công của Việt Nam ở mức cao.

Bảng 3.12. Trái phiếu chính phủ và nợ công của Việt Nam

Năm Nợ công/GDP (%) Nợ nước ngoài/GDP (%) Trái phiếu chính phủ (tỉ đồng) 2003 - 28,9 672 2004 - 29,9 1.419 2005 - 27,8 2.235 2006 - 26,7 7.885 2007 33,8 28,2 18.939 2008 36,2 25,1 7.008 2009 52,6 29,3 9.178 2010 56,3 42,2 28.545 2011 54,9 41,5 81.715 2012 55,7 41,1 167.589 2013 54,2 37,3 194.801 2014 60,3 - 288.722

136

Cơ cấu nợ công có sự thay đổi khi tỉ lệ vay nợ nước ngoài giảm dần. Năm 2010 nợ công nước ngoài chiếm 59,7% nợ công thì đến năm 2014, tỉ lệ nợ công nước ngoài giảm xuống còn 45,5%. Tuy nhiên, giá trị trái phiếu phát hành trong nước của chính phủ tăng đột biến kể từ sau năm 2008. Sau 6 năm, giá trị trái phiếu phát hành tăng 41 lần từ 7 nghìn tỉ đồng năm 2008 tăng vọt lên 288 nghìn tỉ đồng năm 2014.

Một phần của tài liệu Đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam (Trang 143 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)