Về an ninh kinh tế

Một phần của tài liệu Đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam (Trang 28 - 32)

6. Kết cấu luận án

1.2.1. Về an ninh kinh tế

Các nước lớn đã sớm đề cập đến vấn đề an ninh kinh tế ngay từ thập kỷ 1980. Nhật Bản đã công bố một “Chiến lược an ninh kinh tế quốc gia” riêng biệt từ năm 1982. Chiến lược này hướng tới giải quyết những vấn đề kinh tế lớn của Nhật như mâu thuẫn của một nước lớn về kinh tế nhưng nhỏ về tài nguyên, nhỏ về chính trị và yếu về quân sự. Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại vào cuối thế kỷ XX, Nhật Bản thực hiện quan điểm an ninh kinh tế “làm bạn với nước lớn” để đảm bảo an ninh cung ứng tài nguyên từ bên ngoài và thực hiện cải cách nền kinh tế. Nước Mỹ, trong Báo cáo Chiến lược an ninh quốc gia cũng đã coi an ninh kinh tế là một trong ba trụ cột hàng đầu (chính trị, quân sự, kinh tế). Trong bài phát biểu về chính sách đối ngoại Mỹ, Tổng thống Clinton khẳng định “Mỹ coi an ninh kinh tế của đất nước là mục tiêu chủ yếu trong chính sách đối ngoại của mình” (Clinton, 1993). Liên bang Nga cũng đã ban hành “Chiến lược an ninh kinh tế quốc gia Liên bang Nga” năm 1996 để ứng phó với những nhân tố gây bất ổn kinh tế trong quá trình cải cách chuyển đổi. Chiến lược của Nga khẳng định “an ninh kinh tế là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống an ninh quốc gia, là then chốt trong việc đảm bảo an ninh quốc gia. Lợi ích quốc gia trong lĩnh vực kinh tế là lợi ích quốc gia chủ yếu nhất, đảm bảo an ninh và lợi ích kinh tế của Nga là nội dung chủ yếu trong chính sách quốc gia”. Như vậy nước Nga quan niệm an ninh kinh tế là then chốt để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, chấn hưng nền kinh tế và khôi phục vị trí nước lớn vào đầu thế kỷ XXI.

Ở góc độ học thuật, đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến chủđề an ninh kinh tế và phân tích trên những góc độ khác khau. Có thểđiểm qua quan điểm của những tác giả tiêu biểu sau đây:

Chu Vinh Thân, Đào Kiên, Trần Phượng Anh (1998) đã khái quát năm quan điểm đối phó với những uy hiếp về an ninh kinh tế quốc gia. Một là quan điểm lợi

18

ích, khi đối mặt với nguy cơ lợi ích quốc gia bị đe doạ, cần sử dụng các biện pháp hiệu quảđể bảo vệ lợi ích quốc gia, đảm bảo ổn định, phát triển và phồn vinh kinh tế quốc gia, duy trì địa vị có lợi trong quan hệ quốc tế. Hai là, quan điểm tổng hợp, cần kết hợp tất cả các yếu tố như chính trị, ngoại giao, văn hoá, thậm chí cả biện pháp quân sựđể đảm bảo an ninh kinh tế chứ không chỉ dựa vào biện pháp kinh tế đơn thuần. Ba là, quan niệm toàn cầu, một nước cần tìm kiếm sự hợp tác song phương, hợp tác khu vực, và hợp tác đa phương để đạt được mục tiêu an ninh kinh tế trong thời đại toàn cầu hoá. Ngoài ra cần đặt an ninh kinh tế của nước mình trong khuôn khổ chính trị, kinh tế của khu vực và toàn cầu để tính toán một cách toàn diện. Bốn là, quan điểm dự báo, việc phán đoán sự thay đổi của tình hình chính trị, kinh tế quốc tế, phán đoán những được, mất trong lợi ích kinh tế quốc gia là một yếu tố quan trọng đảm bảo an ninh kinh tế. Năm là, quan điểm toàn dân, khẳng định cần huy động nguồn lực của toàn xã hội, của người dân, doanh nghiệp, cộng đồng để cùng tham dự với chính phủ, thiết lập thể chếđảm bảo an ninh kinh tế quốc gia (Dẫn lại từ Chen Fang Ying, Jiang Tong, 2012).

Về vai trò của an ninh kinh tế, nhiều tài liệu cũng khẳng định an ninh kinh tế là cơ sở của an ninh quốc gia, vì lợi ích kinh tế là lợi ích căn bản mà mọi quốc gia, dân tộc dựa vào để sinh tồn, phát triển và hưng thịnh. Báo cáo Chiến lược an ninh quốc gia (1988) của Mỹ nhấn mạnh: “Sức mạnh quốc gia của Mỹđược quyết định ở sức mạnh kinh tế trong nước của chúng ta. Một nền kinh tế ngày càng tăng trưởng, có tính đàn hồi và có tiềm lực khoa học kỹ thuật là hết sức quan trọng đối với an ninh quốc gia của chúng ta”. Còn trong bài “Ý tưởng an ninh quốc gia Liên bang Nga (1999), tác giả khẳng định “tổng thể lợi ích của cá nhân, xã hội và quốc gia quyết định lợi ích quốc gia của Nga trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, nội chính, quốc tế và thông tin cũng như an ninh quân sự (quốc phòng), biên phòng và sinh thái, trong đó lợi ích quốc gia trên lĩnh vực kinh tế là chủ yếu nhất”.

Ye Wei-ping (2010), một học giả Trung Quốc khẳng định trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, việc bảo vệ an ninh kinh tế quốc gia trở nên đặc biệt quan trọng. Khái niệm an ninh kinh tế quốc gia cần được xem xét lại để có

19

thể thiết lập hệ thống chỉ số đánh giá phù hợp. Bài viết giới thiệu một định nghĩa mới về an ninh kinh tế quốc gia, phân biệt thuật ngữ này với các thuật ngữ phát triển kinh tế quốc gia, ổn định nền kinh tế quốc gia và an ninh ngành. Tác giả cũng đề cập tới khái niệm an ninh kinh tế khu vực bằng cách so sánh, minh hoạ theo cách tiếp cận của lý thuyết nhà nước, lý thuyết năng lực và lý thuyết quá trình. Tác giả cũng đề xuất hệ thống chỉ sốđánh giá hai cấp độ và hai công thức đo lường an ninh kinh tế quốc gia dựa trên cách tiếp cận mới về nội hàm của an ninh kinh tế. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, an ninh kinh tế được đề cập đến theo nghĩa hẹp, chủ yếu bao hàm an ninh trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ.

Sheila R. Ronis và cộng sự (2011) cũng đã cung cấp một số tư liệu có giá trị tham khảo về chủđề an ninh kinh tế. Các tác giả phân tích vai trò của yếu tố kinh tế trong sức mạnh quốc gia và chỉ ra tác động nguy hiểm của mất an ninh kinh tế trên lĩnh vực nợ công, năng lượng đến an ninh chiến lược quốc gia của Hoa Kỳ. Với cách tiếp cận theo nghĩa rộng của an ninh quốc gia, bao gồm an ninh kinh tế, chính trị, xã hội, các tác giả khẳng định việc nghiên cứu về bản chất các hệ thống phức tạp của an ninh quốc gia cũng như nghiên cứu về an ninh kinh tế có ý nghĩa sống còn đối với việc duy trì sức mạnh của Hoa Kỳ. Đặc biệt, tác giả cuốn sách cho rằng, một lực lượng lao động được đào tạo trình độ cao là thành tố quan trọng của an ninh kinh tế nói riêng và an ninh quốc gia nói chung.

C.R. Neu, Charles Wolf, Jr (1994) đã phân tích khá sâu về an ninh kinh tế Mỹ dưới góc nhìn của Kinh tế học và Kinh tế thể chế. Các tác giả khẳng định rằng sự kết thúc của Chiến tranh lạnh và những thay đổi địa-chính trị ngày nay đòi hỏi xem xét lại các chính sách và lợi ích an ninh quốc gia Hoa Kỳ. Đặc biệt, đã có sự thừa nhận rộng rãi về vai trò của các nhân tố kinh tế trong việc xác định và đảm bảo các mục tiêu an ninh quốc gia. Cuốn sách đã bàn luận về thuật ngữ an ninh kinh tế, phân tích các nội dung của đảm bảo an ninh kinh tế từ chủ thể định ra luật lệ đến vai trò của các tác nhân khu vực công và khu vực tư, chỉ ra tác động tiềm tàng của đầu tư nước ngoài cũng như chính sách kinh tế của các quốc gia khác đến an ninh kinh tế Hoa Kỳ. Các tác giả cũng dành một chương để tiếp cận về vấn đề đảm bảo

20

an ninh kinh tế Hoa Kỳ theo nghĩa rộng trong quá trình xâm nhập thị trường nước ngoài, duy trì môi trường tài chính quốc tếổn định, thúc đẩy các chính sách kinh tế theo định hướng thị trường và duy trì kết cấu tài chính và thương mại quốc tế. Các tác giả cũng bàn về tương tác giữa chính sách kinh tế và chính sách an ninh trong việc duy trì an ninh kinh tế.

Như vậy, có thể thấy chủ đề nghiên cứu về an ninh kinh tế đã thu hút được sự quan tâm của các học giả nước ngoài. Những nghiên cứu nước ngoài đã tiếp cận vấn đề này theo phạm vi rộng, hẹp khác nhau.

Ở Việt Nam, Trần Trọng Toàn (2014) đã phân tích về an ninh kinh tế với tư cách là một bộ phận cấu thành của an ninh quốc gia. Tác giả khẳng định một trong những nội dung của an ninh kinh tế là phải đảm bảo được việc làm và sự phát triển cân bằng của các vùng của mỗi nước và giữa các nước trong khu vực. Sự chênh lệch thái quá trong phát triển kinh tế cũng sẽ dẫn đến bất ổn cho an ninh kinh tế. Tác giả cũng đã bước đầu khảo cứu kinh nghiệm xử lý vấn đề an ninh kinh tế của các nước như Mỹ, Trung Quốc, từđó rút ra những hàm ý cho Việt Nam vềđảm bảo an ninh kinh tế trong tình hình mới. Các hàm ý bao gồm phát huy nội lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế, mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế, chủ động và tích cực tham gia vào các thể chế hội nhập quốc tế, củng cố hệ thống tài chính – tiền tệ.

Vũ Quang Minh (2014) đã phân tích về an ninh kinh tế trên hai phương diện: an ninh cho nền kinh tế quốc dân như một phần của an ninh quốc gia (các khía cạnh kinh tế của an ninh quốc gia) và kinh tế như một công cụđảm bảo an ninh quốc gia (sức mạnh kinh tế, sự phát triển kinh tế). Ở phương diện thứ nhất, nội dung của an ninh kinh tế bao gồm duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô; đảm bảo cung cấp đều đặn các đầu vào kinh tế thiết yếu; đảm bảo ổn định an toàn cho hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia; đảm bảo sự phát triển đều giữa các vùng, các khu vực; tăng cường khả năng cạnh tranh xâm nhập thị trường quốc tế; cải cách, củng cố bộ máy quản lý kinh tế và nâng cao năng lực cán bộ quản lý kinh tếđể có khả năng bảo vệ các lợi ích kinh tế quốc gia, nhất là trong hợp tác kinh tế quốc tế.

21

Ở phương diện thứ hai, phát triển kinh tế được coi là biện pháp, điều kiện đảm bảo an ninh quốc gia nói chung. Về cách tiếp cận này, nền kinh tế phát triển đủ khả năng cung cấp nguồn lực vật chất cho an ninh quốc phòng; có các chương trình phát triển kinh tế gắn với an ninh quốc phòng; xây dựng các mối quan hệ kinh tế quốc tếđan xen để gắn lợi ích của các đối tác nước ngoài với lợi ích và ổn định an ninh quốc gia; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ KTQT để tránh sự phụ thuộc vào một sốđối tác, đề phòng bị thao túng; có chiến lược phát triển ngành, vùng phù hợp với lợi thế địa-chính trị quốc gia; tham gia tích cực để có tiếng nói bảo vệ quyền lợi quốc gia trong các định chế kinh tế khu vực, toàn cầu.

Một phần của tài liệu Đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)