Xây dựng chiến lược hội nhập và thể chế kinh tế trong quá trình hộ

Một phần của tài liệu Đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam (Trang 108 - 112)

6. Kết cấu luận án

3.2.1.Xây dựng chiến lược hội nhập và thể chế kinh tế trong quá trình hộ

nhập gắn với an ninh kinh tế quốc gia

Trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã coi trọng hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nhận thức của Đảng về mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại có sự bổ sung, phát triển

98

và hoàn thiện dần qua các giai đoạn. Ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, Đảng đã xác định: “Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế trong quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế của cả nước và trên từng địa phương” (Văn kiện ĐH Đảng toàn tập, 2007, T53, 111). Quá trình Đổi mới, nhận thức của Đảng và Nhà nước đã dần hoàn chỉnh hơn, đầy đủ hơn về sự kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng – an ninh. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng nhận thức đối ngoại là một mặt trận quan trọng, góp phần ngăn ngừa xung đột, tạo dựng môi trường hoà bình để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Nhận thức về mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia cũng đã có sự phát triển phù hợp với tình hình thế giới, khu vực và trong nước, hài hoà giữa nhu cầu bảo vệ và khả năng đất nước, là cơ sởđể thống nhất các nguồn lực bảo vệ an ninh quốc gia. Cương lĩnh năm 1991, Đảng nhận định về mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là: “Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, lãnh thổ toàn vẹn của Tổ quốc, ... bảo vệ trật tự và an toàn xã hội, quyền làm chủ của nhân dân...”. Đến Nghị quyết trung ương 8 khoá IX và Nghị quyết trung ương 8 khoá XI, mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc được nhận thức toàn diện và mở rộng hơn, bảo vệ tổ quốc không những là “bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền... mà còn là bảo vệ sự nghiệp Đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá...”. Đại hội XI của Đảng đã đưa vấn đề “ứng phó với các mối đe doạ an ninh phi truyền thống” vào nhiệm vụ an ninh, quốc phòng và nhấn mạnh vấn đề an ninh chủđộng.

Nhận thức của Đảng về xây dựng chiến lược đảm bảo an ninh quốc gia ngày càng rõ ràng, đầy đủ hơn. Trong giai đoạn 2003 – 2013, Đảng đã ban hành hai nghị quyết về chiến lược bảo vệ tổ quốc, thể hiện rõ nhận thức về mối quan hệ biện chứng giữa chiến lược bảo vệ tổ quốc với các chiến lược khác. Chiến lược bảo vệ tổ quốc cùng với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội hợp thành hệ thống chiến lược quốc gia hoàn chỉnh ở cấp độ cao nhất để cùng thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển kinh tế, kết hợp chặt chẽ giữa

99

xây dựng và bảo vệ, đảm bảo mỗi bước phát triển kinh tế, nâng cao thực lực, vị thế đất nước là một bước tăng cường sức mạnh bảo vệ tổ quốc.

Trong quá trình hội nhập, nhận thức về đối tác, đối tượng đã có bước phát triển mạnh mẽ. Việc xác định đối tác, đối tượng dựa trên cơ sở lợi ích quốc gia, dân tộc, thấy rõ sựđan xen, chuyển hoá giữa đối tượng, đối tác; xác định lấy đối tác làm cơ sở để thiết lập quan hệ quốc tế rộng rãi. Nhận thức về nguy cơ, thách thức đối với an ninh quốc gia cũng có sự phát triển, từ nhận thức an ninh quốc gia chủ yếu là vấn đề nội bộđến quan điểm an ninh tổng hợp, toàn diện. Phát triển nhận thức về an ninh phi truyền thống, về an ninh chủđộng, an ninh mạng...

Ngày nay, sự phát triển kinh tế được coi là yếu tố hàng đầu quyết định sức mạnh tổng hợp quốc gia. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, một trong những thách thức lớn nhất đối với nước ta, đó là nguy cơ tụt hậu về kinh tế do trình độ xuất phát điểm thấp. Sự tụt hậu, nghèo nàn, chậm phát triển về kinh tế là nguyên nhân vừa sâu xa, vừa cơ bản và trực tiếp nhất khiến bất kỳ dân tộc nào cũng phải đối mặt hiểm hoạ rơi vào vòng lệ thuộc nước ngoài trên nhiều phương diện. Do đó, đối với nước ta, nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế càng phải thực sự được đặt cao là trọng tâm hàng đầu, nhằm tăng cường sức mạnh vật chất - kỹ thuật làm nền tảng bảo vệ độc lập dân tộc. Sức mạnh kinh tếđược thể hiện trước hết ở thực lực, tiềm năng và cơ cấu hiện đại của nền kinh tế. Ưu tiên số một trong phát triển kinh tếở nước ta hiện nay là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Phát triển kinh tế gắn chặt với phát triển văn hoá và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng chính sách phát triển. Đây là một yêu cầu tất yếu đặt ra nhằm giữ vững định hướng XHCN trong nền kinh tế thị trường, tránh nguy cơ chệch hướng trong phát triển kinh tế nói riêng và trong toàn bộ quá trình đổi mới nói chung.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã khẳng định: “Để phát triển bền vững, đảm bảo sựổn định, tăng khả năng độc lập, tự chủ của đất nước, nhất thiết phải tăng cường tiềm lực và đảm bảo an ninh kinh tế, đi đôi với cũng cố quốc phòng, anh ninh”. “Về an ninh kinh tế, phải giữ vững cân đối vĩ mô;

100

ngoài an ninh lương thực, an ninh năng lượng, cần tăng nhanh dự trữ ngoại tệ, kiểm soát chặt chẽ nợ nước ngoài; phát huy cao nhất các nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển có hiệu quả một số ngành và sản phẩm thiếu yếu”…“Duy trì cho được sự ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an ninh về tài chính, tiền tệ, năng lượng, lương thực, thông tin, không để xảy ra những rối loạn, xáo động lớn” (Văn kiện ĐH Đảng toàn quốc lần thứ XII, 2016).

Trên cơ sở nhận thức và quan điểm của Đảng, Nhà nước đã thể chế hoá quan điểm kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược, kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại thành các chính sách, văn bản pháp quy; cụ thể hoá quan điểm kết hợp đó vào thực tiễn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược bảo vệ tổ quốc, trong các quy hoạch, kế hoạch, chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch, kế hoạch quốc phòng, an ninh. Cụ thể, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã khẳng định phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt, trong đó phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Chiến lược Phát triển bền vững giai đoạn 2011 – 2020 cũng được Chính phủ phê duyệt năm 2012 trong đó đặt ra các mục tiêu cụ thể vềđảm đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là các cân đối lớn; giữ vững an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh tài chính.

Trên thực tế, Việt Nam đã có nhiều chủ trương, biện pháp thực thi, ứng phó với những nguy cơ, rủi ro và bất ổn về kinh tế và các lĩnh vực có liên quan như an ninh môi trường, biến đổi khí hậu thể hiện trong Luật Môi trường, Chương trình quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; an ninh lương thực trong Chiến lược phát triển bền vững lương thực quốc gia..., các vấn đề có liên quan đến an ninh kinh tế khác như tài chính tiền tệ, ngân hàng, các hoạt động tội phạm kinh tế có yếu tố nước ngoài...

Có thể thấy, chủ trương nhất quán của Đảng và nhà nước Việt Nam là chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng và bền vững, phát huy nội lực, tận dụng cơ hội ngăn chặn, ứng phó kịp thời với những thách thức, nguy cơ an ninh kinh tế nói riêng, an ninh phi truyền thống nói chung đểđảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.

101

Một phần của tài liệu Đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam (Trang 108 - 112)