6. Kết cấu luận án
4.2.2. Đảm bảo an ninh kinh tế trong bối cảnh hội nhập phải gắn liền với nâng
nâng cao nội lực của nền kinh tế
Vấn đề đảm bảo an ninh kinh tế gắn bó chặt chẽ với thực lực của nền kinh tế quốc dân. Phát triển ổn định kinh tế, tăng cường thực lực kinh tế là sựđảm bảo căn bản cho an ninh kinh tế của một nước. Một nền kinh tế mạnh sẽ có sức chống chịu tốt hơn với những biến động xấu từ bên ngoài tác động, sẽ nhanh chóng vượt qua những bất ổn nảy sinh từ nội tại nền kinh tế trong quá trình phát triển. Tăng cường năng lực thích ứng của nền kinh tế gắn liền với sự phát triển bền vững kinh tế. Phát triển kinh tế là một quá trình lâu dài và phát triển bền vững biểu hiện ở tăng trưởng liên tục, giải quyết tốt các vấn đề xã hội và môi trường. Thực tế cho thấy những nền kinh tế phát triển bền vững đều có nền chính trị và kinh tế vĩ mô ổn định, có khả năng chống chịu tốt với những cú sốc về kinh tế từ bên ngoài cũng như giải quyết tốt các biến động nội tại của nền kinh tế.
Đối với Việt Nam, giải quyết tốt mối quan hệ giữa hội nhập và xây dựng nền kinh tếđộc lập, tự chủ, chấn hưng nền kinh tế quốc gia chính là cách để đảm bảo an ninh kinh tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là phương tiện chấn hưng nền kinh tế quốc gia và ngược lại, sự phát triển của nền kinh tế sẽ tạo ra thực lực để nâng cao hiệu quả của hội nhập và bảo đảm an ninh kinh tế. Theo quan điểm này, các chính sách kinh tế vĩ mô cần được tiến hành một cách linh hoạt, đồng bộ, phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ và bổ sung lẫn nhau, nhằm đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tếổn định và bền vững.
Một khía cạnh nữa cần quan tâm để tăng cường nội lực kinh tế là nâng cao hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh của nền kinh tế và của các doanh nghiệp. Đây là vấn đề có tính quyết định thành công của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cũng là
156
vấn đề quyết định để tăng cường sức đề kháng, chống chịu của nền kinh tế trước những rủi ro uy hiếp an ninh kinh tế. Nâng cao nội lực của nền kinh tế cần gắn liền với việc chủđộng, tích cực, đa dạng hoá, đa phương hoá trong hội nhập quốc tế để khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế của Việt Nam trong quan hệ đa phương, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Chỉ với sức cạnh tranh cao của nền kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp quốc gia trong hệ thống tài chính, ngân hàng, giao thông vận tải, điện lực, dầu khí, bưu chính-viễn thông... Việt Nam mới phát triển bền vững, giữ vững được thị trường trong nước và vươn ra thị trường quốc tế, tạo nền tảng vững chắc để bảo vệ an ninh kinh tế và an ninh trên các lĩnh vực khác của đất nước. Để phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, Nhà nước cần tiếp tục cải cách hệ thống luật pháp, chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với sự nghiệp đổi mới, phù hợp với hệ thống luật pháp quốc tế, theo hướng khoa học, lấy hiệu quả làm trọng tâm, nhằm phát huy cao nhất năng lực, sức sản xuất, kinh doanh của các ngành, các vùng trên cả nước. Các bộ, ngành, địa phương bên cạnh việc tích cực, chủđộng trong chiến lược, kế hoạch, chăm lo cải cách quản lý, hiện đại hoá, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, cũng cần nắm vững yêu cầu, luật lệ kinh tế của các định chế quốc tế, tích cực khai thác, mở rộng thị trường cảở trong nước và nước ngoài, gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng – an ninh, coi đây là hai mặt có quan hệ mật thiết, không thể tách rời. Nhà nước cần đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, thiết lập, phát triển và mở rộng các mối quan hệ quốc tế trên cơ sở các hiệp định kinh tế song phương và đa phương giữa Việt Nam với các nước, khu vực và các tổ chức kinh tế quốc tế. Đây là tiền đề để tạo điều kiện, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước vươn ra các thị trường nước ngoài, tham gia vào hệ thống sản xuất, kinh doanh, phân phối toàn cầu của nền kinh tế thế giới.
157
4.2.3. Đảm bảo an ninh kinh tế phải dựa trên cơ sở phát huy tối đa nội lực và khai thác tốt ngoại lực trong bối cảnh hội nhập
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế sâu rộng, nhiều vấn đề, nhiều mối nguy cơ xuất hiện đe doạ an ninh kinh tếđòi hỏi một tiềm lực mạnh để có thểđối phó hiệu quả. Trên quan điểm kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội, cần phải xác định rõ đảm bảo an ninh kinh tế là nhiệm vụ trọng yếu của toàn dân, của tất cả các cấp, các ngành và lĩnh vực trong nền kinh tế dưới sự chỉđạo hoạt động của nhà nước. Đểđối phó có hiệu quả với những nguy cơ đe doạ an ninh kinh tế cần phát huy cao độ mọi nguồn lực trong nước theo tinh thần “tự lực cánh sinh”. Với xuất phát điểm thấp hiện nay của nền kinh tế trong tương quan so sánh với nhiều quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới, trước áp lực của hội nhập quốc tế, nhà nước cần coi trọng việc huy động và sử dụng mọi nguồn lực xã hội để thúc đẩy kinh tế phát triển, đẩy lùi các nguy cơ đe doạ an ninh kinh tế quốc gia. Phải coi việc huy động và sử dụng tối đa nội lực là trách nhiệm của mọi cấp, mọi ngành và mọi người, trên cơ sở gắn kết giữa xây dựng với tự bảo vệ thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi; kết hợp theo quy hoạch, kế hoạch của từng địa phương; kết hợp theo khu vực và vùng lãnh thổ, ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội, trên phạm vi toàn quốc, dưới sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Nhà nước trung ương.
Mặt khác, cũng do sự phát triển nhanh chóng của toàn cầu hoá, sự liên hệ phụ thuộc nhiều mặt như chính trị, kinh tế, văn hoá và giao lưu nhân dân giữa các nước, các khu vực ngày càng nhiều và càng liên quan mật thiết đến lợi ích căn bản của các nước. Sự phụ thuộc và hợp tác trong lĩnh vực an ninh nói chung, an ninh kinh tế nói riêng giữa các nước cũng đạt đến mức cao chưa từng có đối với một quốc gia. Cục diện an ninh thế giới hiện nay theo kiểu lợi thì cùng có lợi, hại thì cùng có hại làm cho mỗi quốc gia không thể chỉ dựa vào lực lượng của nước mình, càng không thể dựa vào hành động đơn phương của một quốc gia để giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh chung của cộng đồng quốc tế. Tư duy mới về an ninh
158
quốc gia cũng khẳng định cần tích cực, chủđộng mở rộng hợp tác khu vực và quốc tế (song phương và đa phương) để khai thác tốt các yếu tố ngoại lực nhằm ngăn chặn, ứng phó kịp thời với những thách thức về an ninh kinh tế, đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
Trong thời đại toàn cầu hoá, các nước đều coi việc tham gia vào hợp tác quốc tế và khu vực dưới nhiều hình thức là cách thực quan trọng để bảo đảm an ninh kinh tế của quốc gia. Các định chế kinh tế quốc tế như WTO, IMF, WB và các tổ chức hợp tác khu vực như EU, NAFTA, APEC, ASEAN... đã phát huy tác động tích cực trên các lĩnh vực như thúc đẩy hợp tác mậu dịch quốc tế, góp phần phát triển ổn định kinh tế các nước và tăng thêm sự tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau. Lĩnh vực hợp tác của nhiều loại tổ chức quốc tế và khu vực đã mở rộng từ kinh tế sang chính trị và an ninh, có tác dụng quan trọng đối với ổn định và an ninh của khu vực. Do đó, hợp tác quốc tế trong giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, trong đó có an ninh kinh tế là tất yếu và gắn liền với đảm bảo an ninh quốc gia của Việt Nam.
4.3. Giải pháp đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tếquốc tế của Việt Nam đến năm 2025 quốc tế của Việt Nam đến năm 2025
4.3.1. Tăng cường nhận thức về an ninh kinh tế, định dạng rủi ro kinh tế để có đối sách xử lý phù hợp để có đối sách xử lý phù hợp
Trước hết, các thách thức an ninh kinh tếđang nổi lên và diễn biến phức tạp do mặt trái của toàn cầu hoá, của kinh tế thị trường và của việc sử dụng thành tựu khoa học, công nghệ. Trên cơ sở các quan điểm bảo đảm an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập, cần nâng cao nhận thức của toàn xã hội, trong đó có các chủ thể chịu trách nhiệm quản lý như các cơ quan nhà nước, các đối tượng chịu tác động trực tiếp của bất ổn kinh tế như doanh nghiệp và người dân về các thách thức, tác động, ảnh hưởng của bất ổn an ninh kinh tếđối với đời sống mỗi người, với cộng đồng và với an ninh quốc gia. Từ đó, mỗi chủ thể từ trách nhiệm của mình mới có thể chủ
159
động phòng ngừa và ứng phó với những rủi ro kinh tế có thể gặp phải. Bởi vì nhiều vấn đề an ninh kinh tế có thể phát sinh từ yếu tố nhân tạo nên việc phòng ngừa với các mối đe doạ an ninh có thể bắt đầu bằng việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của từng cá nhân và cộng đồng xã hội, thông qua những hành vi cụ thể như: ý thức tích cực trong bảo vệ môi trường sinh thái, tỉnh táo trước mặt trái của kinh tế thị trường và toàn cầu hoá, tôn trọng các giá trị khác biệt và chia sẻ lợi ích giữa các nhóm cộng đồng... Trên nền tảng ý thức được nâng cao mới có thể ứng phó hiệu quả với các rủi ro đe doạ an ninh kinh tế ở những cấp độ cao hơn như xây dựng đồng bộ thể chế, cơ chế, chính sách, bộ máy và con người cụ thể.
Nâng cao nhận thức cho các thành phần trong xã hội về mối đe doạ an ninh kinh tế có thể bằng những cách thức khác nhau. Trước hết là thông qua các hình thức truyền thông để tác động đến nhận thức cho cộng đồng xã hội. Tiếp đến là lồng ghép các biện pháp giáo dục, nâng cao nhận thức cho người dân, doanh nghiệp trong các chương trình, dự án phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên để có sức lan toả và bền vững, các vấn đề nhận thức về an ninh kinh tế phải được đưa vào chương trình đào tạo từ bậc đại học trở lên đối với một số chuyên ngành đặc thù về kinh tế, an ninh, quản lý nhà nước, từ đó thúc đẩy nghiên cứu chuyên sâu và truyền bá tri thức có hệ thống đối với vấn đề an ninh kinh tế nói riêng và an ninh phi truyền thống nói chung.
Thứ hai, do nguồn gốc của những rủi ro, nguy cơ đe doạ an ninh kinh tế rất phức tạp, hình thức của những bất ổn cũng đa dạng nên để có đối sách tốt cần định dạng từng loại bất ổn kinh tế với đặc điểm khác nhau để xác định những cơ chế, phương thức xử lý phù hợp. Có thể phân loại các mối đe doạ an ninh kinh tế theo những nguồn gốc như: rủi ro phát sinh từ thị trường và do những yếu kém nội tại của nền kinh tế; rủi ro phát sinh từ mặt trái của toàn cầu hoá, rủi ro từ mặt trái của việc sử dụng thành tựu khoa học công nghệ; và những rủi ro phát sinh từ việc tranh chấp tài nguyên, năng lượng, nguồn nước.
160
Đối với các mối đe doạ an ninh kinh tế phát sinh từ rủi ro của thị trường và những yếu kém nội tại của nền kinh tế (như an ninh tài chính, tiền tệ) thì việc chủ động và tích cực ứng phó phải bắt đầu bằng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cấu trúc lại chức năng của nhà nước nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của thị trường khi rơi vào khủng hoảng. Quy luật của kinh tế thị trường là tự do cạnh tranh, các chủ thể kinh tế bình đẳng trước pháp luật, kể cả chủ thể nước ngoài. Trong khi kinh tế nhà nước được xác định là giữ vai trò chủđạo thì hiệu quả kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thời gian qua không hiệu quả, lợi nhuận thấp, tham nhũng tiêu cực diễn biến phức tạp đang đặt ra yêu cầu cấp bách phải tái cơ cấu. Trong thời gian tới, kinh tế thế giới được dự báo sẽ tiếp tục khó khăn, suy thoái kinh tế toàn cầu chưa phục hồi, tiềm ẩn nhiều nhân tố gây bất ổn. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam chưa có bước đột phá, kết quả kém, sức cạnh tranh thấp, thiếu bền vững. Thị trường tài chính, tiền tệ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, gây ảnh hưởng, tác động lớn đến an ninh kinh tế trong giai đoạn tái cơ cấu hiện nay. Quá trình tái cơ cấu nền kinh tế một mặt tạo ra những tác dụng tích cực, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển. Tuy nhiên, cần triển khai đồng bộ, quyết liệt và có cơ chế giám sát hiệu quả để hạn chế phức tạp, rủi ro như thất thoát tài sản nhà nước, hình thành các nhóm lợi ích, phân hoá giàu nghèo... ảnh hưởng xấu đến phát triển và gây khó khăn cho quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô.
Đối với một số mối đe doạ phát sinh từ mặt trái của toàn cầu hoá, tính chủ động, tích cực thể hiện ở việc thúc đẩy hợp tác quốc tế để phòng ngừa, ứng phó ngay từ gốc rễ vấn đề, từ quốc gia có thể phát sinh, lan truyền mối đe doạđó.
Đối với các mối đe doạ an ninh kinh tế phát sinh từ mặt trái của việc sử dụng thành tựu khoa học, công nghệ, cần chủ động xây dựng đội ngũ chuyên gia tinh nhuệ, có trình độ công nghệ cao, đủ năng lực phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Đối với các mối đe doạ an ninh kinh tế phát sinh từ tranh chấp tài nguyên, các yếu tốđầu vào quan trọng của nền kinh tế hoặc từ năng lực sử dụng tài nguyên chưa hiệu quả, tính chủ động tích cực thể hiện ở việc định hình chiến lược thay thế hoặc hạn chế khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao hiệu quả sử
161
dụng tài nguyên, đàm phán với các đối tác trong chia sẻ, khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên.
Đối với các mối đe doạ an ninh kinh tế do tai biến môi trường, biến đổi khí hậu... do tính thất thường của nó, tính chủđộng tích cực thể hiện ở việc xây dựng hệ thống cảnh báo, dự báo, phòng ngừa, bố trí lực lượng ứng phó và xử lý.
4.3.2. Xây dựng thể chế kinh tế, khuôn khổ pháp luật đáp ứng yêu cầu của hội nhập và gắn với đảm bảo an ninh kinh tế hội nhập và gắn với đảm bảo an ninh kinh tế
Nội dung cơ bản của đổi mới kinh tếở nước ta là chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình chuyển dịch này bao gồm hàng loạt thay đổi sâu rộng về cơ cấu thành phần kinh tế, chếđộ và hình thức sở hữu các tư liệu sản xuất, hình thức tổ chức và cơ chế quản lý kinh tế. Mặc dù mang định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng nền kinh tế thị trường của nước ta vẫn phải thể hiện đầy đủ bản chất và những đặc trưng chung của kinh tế thị trường. Về bản chất, kinh tế thị trường là hệ quả tất yếu của trình độ xã hội hoá các lực lượng sản xuất; là hệ thống các quan hệ