Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới an ninh kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam (Trang 105 - 108)

6. Kết cấu luận án

3.1.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới an ninh kinh tế Việt Nam

Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan và các quan hệ quốc tếđang phát triển theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá. Trong bối cảnh đó, nước nào cũng muốn tạo dựng cho mình một tư thế quốc tế năng động, linh hoạt. Thực tế cho thấy, một quốc gia càng đa dạng hoá được quan hệđối ngoại của mình, thì quốc gia đó càng có nhiều khả năng thực hiện chính sách độc lập, tự chủ hơn. Về phương diện kinh tế, nước nào tận dụng được lợi thế tương đối của mình và từđó, tranh thủ

95

được vị trí tối ưu trong quan hệ quốc tế, thì càng giữ được tư thế tự chủ hơn. Hội nhập kinh tế quốc tế gắn liền với quá trình tự do hoá thương mại, tự do hoá dịch vụ, tự do hoá đầu tư. Trên danh nghĩa của quá trình hội nhập, mọi quốc gia đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Nhưng thực tế do xuất phát điểm của quá trình hội nhập ở mỗi quốc gia khác nhau về vốn, công nghệ, tiềm năng, lợi thế, kinh nghiệm... mà mức độ bình đẳng trên thực tế có khác nhau.

Sau 30 năm Đổi mới, Việt Nam đã được xếp vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp, thế và lực đã được nâng lên. Kết quả của hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ trong thời gian qua đã mở phạm vi đối tác FTA của Việt Nam đã khá rộng và toàn diện, trong 3 - 5 năm tới sẽ chạm đến các dấu mốc quan trọng của nhiều Hiệp định và dần tiến đến tự do hóa thuế quan hầu hết các mặt hàng nhập khẩu với các đối tác thương mại chính. Những tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế đến đảm bảo an ninh kinh tế Việt Nam thể hiện trên những điểm cơ bản như: (1) Tạo điều kiện mở rộng thị trường nhờ cắt giảm thuế và dỡ bỏ rào cản thương mại để tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Trong thời gian tới, khi các cam kết FTA bước vào giai đoạn cắt giảm sâu, đặc biệt các FTA với Hoa Kỳ, EU có hiệu lực sẽ thúc đẩy xuất khẩu mạnh hơn, đem đến nhiều cơ hội mở rộng thị trường cho hàng hóa của Việt Nam đồng thời giúp đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, tránh phụ thuộc vào các thị trường nguyên liệu truyền thống; (2) Đối với chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng xuất khẩu: Hội nhập kinh tế quốc tế đã thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo hướng tích cực, phù hợp với chủ trương công nghiệp hóa theo hướng hiện đại, theo đó tập trung nhiều hơn vào các mặt hàng chế biến, chế tạo có giá trị và hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn. Điều này góp phần nâng cao nội lực của nền kinh tế Việt Nam, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những tác động về an ninh kinh tế trong quá trình phát triển, đặc biệt là mối đe dọa sự ổn định kinh tế do quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đem lại. Có thể kể đến những tác động đó là: (1) toàn cầu hoá và kinh tế tri thức làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa

96

các nền kinh tế quốc gia, do vậy Việt Nam dễ bị tổn thương hơn trước các biến động lớn nhỏ của tình hình kinh tế quốc tế; (2) cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia, giữa các doanh nghiệp trở nên gay gắt hơn, những cái giá phải trả do cạnh tranh cũng đắt hơn, đặc biệt là đối với những nước có xuất phát điểm kinh tế thấp như Việt Nam; (3) quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tếđang diễn ra ở hầu hết các nước, trong đó vị trí bất lợi thuộc về các nước kém phát triển trong phân công lao động quốc tế; (4) ảnh hưởng ngày càng tăng của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế và những tác động hai mặt của các TNCs tới an ninh kinh tế, chính trị các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam; (5) mâu thuẫn, xung đột có xu hướng tăng lên giữa các nước do sự phân bổ không bình đẳng về lợi ích và thua thiệt, Việt Nam cũng không thể nằm ngoài những tác động đó; và (6) sức ép đổi mới thể chế kinh tế, chính trị quốc gia trong toàn cầu hoá và hội nhập đang ngày càng gia tăng đối với Việt nam trong từng giai đoạn hội nhập .

Từ sau khi Việt nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO, xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế đã có những tác động cả tích cực và tiêu cực đến tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội nước ta, từ đó nảy sinh những nguy cơ, thách thức mới đối với an ninh quốc gia nói chung, an ninh kinh tế nói riêng. Bên cạnh bốn nguy cơ lớn mà Đảng ta đã xác định (gồm “diễn biến hoà bình”, tụt hậu xa hơn về kinh tế, chệch hướng XHCN, tham nhũng) vẫn tồn tại và đe doạ an ninh quốc gia, nay đã xuất hiện những nguy cơ mới như: Nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, nguy cơ khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực và toàn cầu dẫn đến khủng hoảng kinh tế, nguy cơ ô nhiễm, huỷ hoại môi trường sống, tàn phá tài nguyên thiên nhiên; nguy cơ xung đột xã hội ở cả nông thôn và thành thị bởi phân hoá giàu nghèo, tình trạng thất nghiệp, mâu thuẫn về lợi ích trước tình trạng đô thị hoá ào ạt; nguy cơ gia tăng các loại tội phạm, đáng chú ý là tội phạm kinh tế, tội phạm sử dụng công nghệ cao và các tệ nạn xã hội; hội nhập kinh tế gắn liền với sự mở rộng hợp tác quốc tế để cạnh tranh thông qua các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, công nghệ của các doanh nghiệp, công ty. Sự thông thoáng thị trường, mở rộng quan hệ hợp tác giữa

97

các doanh nghiệp, công ty của các nước đặt ra hàng loạt những vấn đề về an ninh quốc gia.

Trong bối cảnh biến đổi nhanh chóng và phức tạp của tình hình thế giới, các vấn đề an ninh xuyên quốc gia nổi lên trên nhiều lĩnh vực, trong đó có an ninh kinh tế thách thức sự ổn định và phát triển của quốc gia, tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống nhân loại. Xu thế toàn cầu hoá, nhất là toàn cầu hoá kinh tế buộc các quốc gia đang phát triển như Việt Nam phải hội nhập thì các vấn đề toàn cầu như đói nghèo, biến đổi khí hậu, tranh chấp chủ quyền biển, đảo, nguồn tài nguyên giữa các quốc gia, khu vực đang tiềm ẩn các nguy cơ, thách thức mới, thậm chí đã bộc lộ tác động tiêu cực tới an ninh kinh tế Việt Nam. Báo cáo chính trị của Đảng tại Đại hội XI nêu rõ: “nước ta bước vào thời kỳ chiến lược mới trong bối cảnh thế giới đang thay đổi nhanh và khó lường”, “...các yếu tố đe doạ an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao trong các lĩnh vực tài chính - tiền tệ, điện tử - viễn thông, sinh học, môi trường... còn tiếp tục gia tăng”, “Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao, thiên tai, dịch bệnh... sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp”. Những thách thức này đặt ra nhiệm vụ tăng cường quốc phòng an ninh, đòi hỏi nhận thức triệt để hơn về những nguy cơ bên ngoài và nguy cơ bên trong ảnh hưởng tới tình hình và công tác đảm bảo an ninh quốc gia nói chung, an ninh kinh tế nói riêng trong bối cảnh hội nhập tiếp tục diễn ra sâu rộng.

Một phần của tài liệu Đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)