6. Kết cấu luận án
2.2.2. Nội dung đảm bảo an ninh kinh tế trong trong quá trình hội nhập kinh tế
kinh tế quốc tế
2.2.2.1. Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và thể chế kinh tế trong quá trình hội nhập gắn với đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia
51
Ngày nay, trong tư duy chiến lược và sách lược bảo vệ tổ quốc của nhiều quốc gia, an ninh kinh tếđược đặt ở vị trí trung tâm của an ninh quốc gia. Một quốc gia có vững mạnh, bảo đảm được quốc phòng, an ninh hay không trước hết phải giữ vững được an ninh chính trị, an ninh kinh tế và trật tự, an toàn xã hội. Nội dung bảo đảm an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trước hết ở việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trung và dài hạn, bảo đảm sự phát triển lâu dài, ổn định kinh tế. Để đảm bảo sự phát triển kinh tế ổn định, đa số các quốc gia đề hoạch định chiến lược phát triển trung và dài hạn, đưa ra những chỉ tiêu chủ yếu để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp. Chính phủ còn dùng các biện pháp cần thiết để tạo ra môi trường bên trong và bên ngoài ổn định, tốt đẹp cho sự phát triển kinh tế.
Theo một nghĩa hẹp hơn, để đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình phát triển, nhà nước cần có lực lượng trong bộ máy quản lý tham gia xây dựng, triển khai các đề án, kế hoạch, phương án bảo đảm an ninh, trật tự góp phần thực hiện thành công các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, chương trình, mục tiêu, dự án phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm của Chính phủ, của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức thực hiện chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, chương trình, mục tiêu, dự án phát triển kinh tế - xã hội, đòi hỏi phải có các đề án, kế hoạch, phương án bảo đảm an ninh, trật tựđể bảo đảm an ninh và lợi ích quốc gia trong quá trình tổ chức thực hiện.
Mặt khác, các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, chính quyền địa phương hay của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, với từng đối tác cụ thể luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố liên quan trực tiếp đến an ninh kinh tế đặt ra yêu cầu khách quan phải có cách phương án, kế hoạch chủ động ứng phó. Vì vậy, một số cơ quan chuyên biệt, đặc thù của nhà nước cũng cần tham gia thẩm định quy hoạch, kế hoạch, dự án, chương trình, mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến an ninh, trật tự. Thẩm định các điều kiện về an ninh, trật tự đối với các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đối với các công trình kinh tế quan trọng về an ninh quốc gia nói riêng là một nhiệm vụ, đồng thời là
52
nội dung quan trọng của đảm bảo an ninh kinh tế. Nội dung thẩm định bao gồm việc xem xét địa điểm đặt công trình có thuộc địa bàn trọng điểm về an ninh, quốc phòng hoặc có thuận lợi, khó khăn gì cho hoạt động gây bất ổn từ bên ngoài và công tác bảo vệ bên trong. Tư cách pháp nhân, năng lực tài chính và những vấn đề có liên quan đến an ninh quốc gia của các đối tác nước ngoài. Các điều kiện bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật nội bộ, lợi ích và chủ quyền quốc gia, doanh nghiệp. Đồng thời, bảo đảm an ninh, an toàn cho các hoạt động kinh tế, kỹ thuật trong quá trình triển khai dự án, vận hành công trình và các yếu tố gây mất an ninh hoặc đe dọa gây mất an ninh trong quá trình đấu thầu, triển khai dự án, xây dựng, vận hành công trình.
Trong thời đại toàn cầu hoá và kinh tế tri thức, cạnh tranh kinh tế giữa các nước biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó có khía cạnh về thể chế kinh tế. Việc lựa chọn thể chế liên quan chặt chẽđến năng lực cạnh tranh quốc gia. Cải cách thể chế kinh tế, điều chỉnh kết cấu kinh tế cho phù hợp với yêu cầu của hội nhập, thiết lập thể chế kinh tế hoàn thiện, sáng tạo trật tự kinh tế tốt được các nước coi là biện pháp quan trọng để chống lại những rủi ro bên ngoài, giữổn định xã hội và duy trì phát triển kinh tế.
Cũng do yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, việc xây dựng các mối quan hệ kinh tế quốc tế đan xen để gắn lợi ích của các đối tác nước ngoài với lợi ích và ổn định an ninh quốc gia; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế quốc tế để tránh sự phụ thuộc vào một số đối tác, đề phòng bị thao túng; có chiến lược phát triển ngành, vùng phù hợp với lợi thếđịa-chính trị quốc gia; tham gia tích cực để có tiếng nói bảo vệ quyền lợi quốc gia trong các định chế kinh tế khu vực, toàn cầu chính là cách thức bảo vệ chủ quyền kinh tế và giảm bớt những rủi ro cho nền kinh tế quốc dân trong quá trình phát triển.
Theo Châu Vinh Khôn và cộng sự (1998), để đảm bảo an ninh kinh tế, điều kiện quan trọng nhất là phải có một cơ cấu, hệ thống ra quyết định hợp lý. Cơ cấu đó nên có người lãnh đạo chính trị với trình độ cao, có thểđồng thời chú ýđến nhân tố kinh tế và phi kinh tế trong chính sách ngoại giao, và kết hợp một cách thoảđáng
53
với chính sách trong nước”. Về xây dựng cơ cấu, các nước thường không thiết lập cơ cấu lãnh đạo an ninh kinh tế độc lập mà thường sử dụng khung quyền lực an ninh quốc gia hiện có, đầu não chính phủ nắm quyền quyết sách và điều hoà tối cao trong an ninh kinh tế.
Về hoạch định luật pháp, nhà nước đưa vấn đề an ninh kinh tế vào khung chiến lược an ninh quốc gia.
Thông qua ngoại giao, đặc biệt là ngoại giao kinh tế để thiết lập mạng lưới an ninh bên ngoài, từ đó đảm bảo lợi ích quốc gia nói chung và lợi ích kinh tế nói riêng. Ngoại giao kinh tế là biện pháp quan trọng để đảm bảo an ninh kinh tế. Hầu hết các nước đều tích cực tham dự hợp tác quốc tế và khu vực, thiết lập mối quan hệ cùng tồn tại, cùng chia sẻ lợi ích, cùng đối phó với nguy cơ. Trong thời đại toàn cầu hoá, các nước đều coi việc tham dự vào hợp tác quốc tế và khu vực dưới nhiều hình thức khác nhau là con đường quan trọng để đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia. Các định chế quốc tế như WTO, IMF, WB và các tổ chức hợp tác khu vực như EU, NAFTA, APEC, ASEAN... đã phát huy tác dụng tích cực trên các lĩnh vực như thúc đẩy hợp tác mậu dịch khu vực và phát triển ổn định kinh tế, tăng thêm sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau. Lĩnh vực hợp tác của nhiều tổ chức khu vực đã được mở rộng từ kinh tế sang chính trị và an ninh, có tác dung quan trọng đối với sựổn định và an ninh của khu vực, trong đó có an ninh kinh tế. Thực thi chiến lược nhất thể hoá kinh tế khu vực, kiến tạo cộng đồng an ninh kinh tế khu vực.
2.2.2.2. Đảm bảo an ninh những yếu tố nguồn lực cơ bản của nền kinh tế
Sự sinh tồn và phát triển của một quốc gia không thể tách rời tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên chiến lược như năng lượng, khoáng sản, lương thực, nguồn nước. Nhìn từ góc độ an ninh kinh tế quốc gia, sự cung ứng ổn định nguồn tài nguyên chiến lược luôn là vấn đề trọng tâm mà các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu quan tâm. Chiến lược bảo đảm an ninh tổng hợp của Nhật Bản nêu rõ rằng, bảo đảm sự cung ứng ổn định vật tư quan trọng
54
liên quan đến sự sống còn trong phương diện đảm bảo an ninh kinh tế. Phạm vi bảo đảm đề cập đến năng lượng (chủ yếu là dầu mỏ), tài nguyên khoáng sản và lương thực. Các nước khác trên thế giới cũng hết sức coi trọng vấn đề này.
Một là, về đảm bảo nguồn năng lượng.
Năng lượng là yếu tố đầu vào thiết yếu của mọi nền kinh tế. Cung ứng năng lượng không đủ hoặc nguồn cung ứng bị uy hiếp sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và an ninh kinh tế quốc gia, vì vậy, đảm bảo nguồn cung năng lượng là vấn đề chiến lược lớn trong các nội dung đảm bảo an ninh kinh tế. Cùng với việc đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá trên thế giới, mức tiêu thụ năng lượng thế giới tăng lên nhanh chóng. Tỷ trọng các loại năng lương tiêu thụ cũng có sự chuyển dịch cơ bản. Đầu thập niên 1950, than chiếm tỷ trọng 60% trong tổng số năng lượng tiêu thụ, đến năm 2000 đã giảm xuống còn 24%. Cùng giai đoạn đó, tỷ trọng tiêu thụ dầu lửa và khí tự nhiên tăng từ 37,4% lên đến 61% (IEA, 2002). Dầu khí từng bước thay thế than để trở thành nguồn năng lượng chủ đạo trong kết cấu tiêu thụ năng lượng hoá thạch của thế giới. Các cuộc khủng hoảng dầu lửa xảy ra từ đầu thập kỷ 1970 đã khiến cho việc nhận thức tầm quan trọng của an ninh năng lượng của các nước phát triển được nâng cao, cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) ra đời năm 1974 chính thức đưa ra khái niệm an ninh năng lượng, lấy việc ổn định cung ứng và giá cả dầu thô làm hạt nhân.
Đảm bảo cung ứng tài nguyên năng lượng có liên hệ chặt chẽ với an ninh quốc gia nói chung và an ninh kinh tế nói riêng. Trên thế giới, hầu hết các quốc gia không thể tự cung ứng tất cả tài nguyên năng lượng và nguyên liệu. Sự lệ thuộc nguồn cung vào nước ngoài vừa là vấn đề kinh tế, vừa là vấn đề an ninh quốc gia. Do đó, tính ổn định của cung ứng năng lượng trở thành mục tiêu cơ bản trong đảm bảo an ninh kinh tế. Do sự khác nhau của tình hình kinh tế - xã hội nên chiến lược đảm bảo cung ứng ổn định năng lượng của mỗi nước có những đặc điểm và trọng tâm khác nhau. Tuy vậy có một số điểm chung trong chiến lược của các nước phát triển có giá trị tham khảo đối với các nước đang phát triển là: lấy đảm bảo nguồn
55
cung dầu mỏ làm hạt nhân, tích cực mở rộng cơ sở cung ứng dầu mỏ, thiết lập và tăng cường dự trữ dầu mỏ chiến lược; thực hiện chính sách tiết kiệm năng lượng, tích cực khai thác và đưa vào sử dụng các nguồn năng lượng mới bền vững hơn…
Hai là, về đảm bảo lương thực.
Với tư cách là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu để duy trì và tái sản xuất sức lao động xã hội, yêu cầu đối với mỗi quốc gia là phải đảm bảo về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực, nạn đói và tình trạng phụ thuộc vào nguồn lương thực nhập khẩu.
Lương thực luôn là nhu cầu thiết yếu, đầu tiên của con người. Đảm bảo lương thực cho người dân luôn là vấn đề trước mắt cũng như lâu dài đối với mọi quốc gia, mọi thời đại. Bước sang đầu thế kỷ XXI, trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều quốc gia vẫn đang phải đối mặt với vấn đề đảm bảo an ninh lương thực – nhân tố hàng đầu đảm bảo ổn định và phát triển xã hội, một nội dung quan trọng trong đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia. An ninh lương thực đang ngày càng “nóng” lên, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia và cộng đồng quốc tế khi thế giới mới trải qua cuộc khủng hoảng lương thực năm 2008. Theo FAO (WFS, 1996), An ninh lương thực là trạng thái mà ở đó tất cả mọi người, tại mọi thời điểm, đều có sự tiếp cận cả về mặt vật chất và kinh tế với nguồn lương thực đầy đủ, an toàn và đủ dinh dưỡng, đáp ứng chế độ ăn uống và thị hiếu lương thực của mình, đảm bảo một cuộc sống năng động và khỏe mạnh. Khái niệm an ninh lương thực có thể được sử dụng ở nhiều cấp độ khác nhau: cấp độ toàn cầu, cấp độ khu vực và cấp độ quốc gia. Để đảm bảo an ninh lương thực của một quốc
gia thì quốc gia ấy phải đáp ứng được những điều kiện cơ bản của an ninh lương thực nói chung, bao gồm: (1) Sự sẵn có nguồn lương thực; (2) Sự tiếp cận với
nguồn lương thực; (3) Sự ổn định của nguồn cung lương thực; và (4) Sự an toàn,
chất lượng của nguồn lương thực cung ứng.
Theo quan điểm toàn diện về an ninh lương thực của mỗi quốc gia, vấn đề
56
người dân mà còn cần phải quan tâm đến cả ba vấn đề sau đây: (1) Vấn đề sản xuất: Phải có đủ lương thực để cung cấp cho toàn xã hội trong mọi hoàn cảnh, ở tất cả các vùng miền, địa phương trong cả nước, tại mọi thời điểm. (2) Vấn đề phân phối: Phải có hệ thống cung ứng lương thực đến tay người tiêu dùng với mức giá mà cả người mua và người bán chấp nhận được. (3) Vấn đề thu nhập: Phải tạo điều kiện để mọi người đều có việc làm, có thu nhập để có đủ tiền mua lương thực đáp ứng nhu cầu của bản thân và gia đình.
Thách thức về an ninh lương thực đến từ những tác động cơ bản sau:
Trước hết, từ chính sách của các nước lớn về nông nghiệp và thị trường nông sản. Hàng rào bảo hộ của các nước phát triển đối với hàng nông sản, đặc biệt là hàng rào phi thuế quan đã cản trở đáng kể thương mại hàng nông sản từ các nước đang phát triển sang, điều này gây cản trở cho sự phát triển nông nghiệp ở các quốc gia đang phát triển có lợi thế về nông nghiệp.
Tiếp đó là từ những vấn đề mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, biến động của thị trường thế giới, và chính sách năng lượng toàn cầu. Các quốc gia đều đang chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng của hiện tượng biến đổi khí hậu, gây hậu quả to lớn cản trở phát triển kinh tế, tạo ra nguy cơ mất an ninh lương thực ngay ở những quốc gia vốn có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp. Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều ảnh hưởng tới năng suất nông nghiệp, nước biển dâng xâm lấn các vùng đồng bằng ven biển làm suy giảm diện tích canh tác nông nghiệp…Theo tính toán của các nhà khoa học, nhiệt độ trái đất cứấm lên 10 C thì sản lượng trên ruộng lúa giảm 10% (Nguyễn Văn Hưởng, 2014). Những biến động của thị trường thế giới cũng là yếu tố tạo áp lực lên vấn đề an ninh lương thực. Tại các thời điểm khủng hoảng kinh tế, khi giá dầu thô tăng cao đã đẩy giá phân bón và phí vận chuyển hàng nông nghiệp lên cao, nguồn dự trữ thực phẩm khan hiếm cũng góp phần tăng giá lương thực thực phẩm. Trong bối cảnh đó, các nước xuất khẩu lương thực chủ yếu trên thế giới cũng đồng loạt cắt giảm chỉ tiêu xuất khẩu lương thực nhằm bảo đảm an ninh lương thực trong nước đã gây nên những bất ổn, khủng hoảng về an ninh lương thực toàn cầu. Chính sách năng lượng toàn
57
cầu thời gian gần đây khi tìm kiếm nguồn nhiên liệu thay thế nhiên liệu hoá thạch đã sử dụng cây lương thực như ngô, lúa mỳ, ngũ cốc làm nhiên liệu sạch (ethanol và diesel sinh học) gây nhiều xáo trộn về nhu cầu và hoạt động xuất nhập khẩu lương thực, đe doạ an ninh lương thực.
An ninh lương thực của một quốc gia được đảm bảo khi lương thực, thực phẩm và các sản phẩm từ nông nghiệp an toàn được cung cấp đủ nhu cầu tiêu dùng và dự trữ cho người sử dụng, phù hợp với lợi ích của quốc gia, dân tộc, phù hợp với