6. Kết cấu luận án
3.1. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam và tác động đến an ninh
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 – 2015
3.1. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam và tác động đến an ninh kinh tế ninh kinh tế
3.1.1. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Ngay từ rất sớm, Đảng ta đã nhận thức rõ tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của việc mở rộng quan hệ đối ngoại nhằm đưa sự nghiệp phát triển đất nước hoà vào trào lưu phát triển chung của thế giới. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn chú trọng việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, coi đây là một trong những nguyên tắc cơ bản trong đường lối quốc tế của mình. Cũng chính vì vậy, sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau đã luôn giành được sựđồng tình, ủng hộ, sự giúp đỡ rộng rãi của nhân dân tiến bộ trên thế giới.
Bước vào thời kỳ đổi mới, đứng trước yêu cầu cấp bách phải nhanh chóng vượt ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế, phá thế bao vây cấm vận của các thế lực thù địch, đường lối mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế, trước hết trong lĩnh vực kinh tế ngày càng được bổ sung, hoàn thiện, đồng thời được thực hiện tích cực hơn.
93
Bảng 3.1: Tóm tắt các mốc hội nhập chính của Việt Nam
Các tổ chức Thành viên Thời gian
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA),
thành viên thứ 8 của AFTA 1995
Khu vực đầu tư ASEAN (AIA); ký Hiệp định khung với EU (1995);
Thành viên 1995
tham gia Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM)
1996
Tham gia Diễn đàn APEC 1998
ký Hiệp định Thương mại với Hoa Kỳ dựa trên những nguyên tắc cơ bản của WTO
2000
ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) 10 nước ASEAN và Hàn Quốc 2006
WTO Trở thành thành viên thứ 150 2007
ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) 10 nước ASEAN và Nhật Bản 2008 Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) Việt Nam và Nhật Bản 2008 ASEAN - Ấn Độ (AITIG) 10 nước ASEAN và Ấn Độ 2009 ASEAN - Úc-Niu Di-lân 10 nước ASEAN và Úc, Niu Di-
lân
2009
Việt Nam - Chi-lê Việt Nam và Chi-lê 2011
Hiệp định khu vực về đối tác kinh tế toàn diện (RCEP ASEAN+6)
10 nước ASEAN, Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Niu Dilân
2012
Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU)
Việt Nam và khối EU 2015
Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu
Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan
94
Việt Nam – Hàn quốc Việt Nam và Hàn Quốc 2015
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)
Niu Di-lân, Xin-ga-po, Chi-lê, Bru-nây,
2015
EAFTA (ASEAN+3) 10 nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc
Đang nghiên cứu
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu trong quá trình hội nhập quốc tế của nước ta. Chúng ta đã thực sự bắt đầu triển khai mạnh việc tham gia hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế kể từ khi gia nhập ASEAN và các định chế kinh tế, tài chính thương mại của ASEAN như: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Khu vực đầu tư ASEAN (AIA); ký Hiệp định khung với EU (1995); tham gia Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM) năm 1996, Diễn đàn APEC năm 1998; ký Hiệp định Thương mại với Hoa Kỳ (2000) dựa trên những nguyên tắc cơ bản của WTO. Từ năm 2007 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Điều này đã đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam. Nhìn tổng quát, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta đã xúc tiến với bước đi khá vững chắc và đạt được kết quả rất đáng khích lệ. Việt Nam đã mở rộng quan hệ kinh tế với hàng loạt quốc gia và khu vực, trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế, thương mại chủ chốt, tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng hiệu quả hơn.