6. Kết cấu luận án
3.2.4. Phòng chống các loại tội phạm kinh tế gây ảnh hưởng tới an ninh kinh tế
kinh tế quốc gia
Trong giai đoạn 2011 – 2015, vi phạm, tội phạm kinh tế, đặc biệt là tội phạm lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản diễn biến rất phức tạp, xảy ra ở hầu
127
hết các ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm như tài chính, ngân hàng, xây dựng cơ bản, buôn lậu... gây thiệt hại lớn tài sản của nhà nước, doanh nghiệp với nhiều phương thức, thủđoạn phạm tội mới, tính chất, mức độ rất tinh vi. Lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm đã tập trung phát hiện, khởi tố, điều tra nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng trên các lĩnh vực.
Bảng 3.10. Kết quả xử lý tội phạm kinh tế giai đoạn 2011 – 2015
Năm
Phát hiện Thiệt hại (tỷ VND)
Thu hồi (tỷ VND)
Vụ Đối tượng Tổng Kinh tế Tham nhũng
2011 15.130 13.055 13.141 4.000 3631 369 2012 15.690 14.031 14.612 4.200 3.817 383 2013 16.636 17.073 10.100 6.450 4.300 2.150 2014 17.597 16.208 23.049 5.856 3.830 2.026 2015 15.914 14.628 14.628 6.000 5.000 1.000 2011-2015 80.967 74.995 75.530 26.506 20.578 5.928 Nguồn: Bộ Công An (2016)
3.2.4.1. Phòng chống tội phạm về tài chính, tín dụng, ngân hàng
Trong 5 năm từ 2011-2015, lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm đã phát hiện, điều tra trên 160 vụ với mức thiệt hại do tội phạm gây ra trên 20.000 tỷ đồng. Riêng C46 thụ lý điều tra trên 20 vụ với tổng mức thiệt hại trên 10.000 tỷ đồng (vụ Huỳnh Thị Huyền Như gây thiệt hại trên 4000 tỷ đồng, vụ công ty Thái Sơn thiệt hại 1.500 tỷđồng, vụ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội thiệt hại 3.900 tỷđồng...). Kết quả điều tra cho thấy trong các
128
vụ án kinh tế này, thủ đoạn phạm tội không mới nhưng do công tác quản trị, điều hành ngân hàng thương mại còn bộc lộ nhiều sơ hở, hầu hết các vụ án trong lĩnh vực này đều có sự tiếp tay trực tiếp hoặc gián tiếp của cán bộ ngân hàng hoặc do chính cán bộ ngân hàng thực hiện.
Bên cạnh một số thủđoạn “truyền thống” như: (1) Làm giả các giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, sổ đỏ, bảo lãnh của ngân hàng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản (vụ lừa đảo xảy ra tại Tổng công ty Thương mại kỹ thuật và Đầu tư thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt nam, các đối tượng đã làm giả 85 chứng thư bảo lãnh của ngân hàng để chiếm đoạt 549 tỷđồng); (2) Lập khống hồ sơ mua bán hàng hoá hay dùng cùng một tài sản thế chấp nhiều nơi để vay vốn, chiếm đoạt (vụ công ty Thái Sơn lập khống hồ sơ mua bán hàng hoá là sắt thép, dùng tài sản thế chấp nhiều nơi để vay của 17 tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, gây thiệt hại 1.500 tỷ đồng); (3) Do nhu cầu vốn, nhiều ngân hàng thương mại huy động vốn ngầm cao hơn nhiều lãi suất do Ngân hàng nhà nước quy định, mở sổ sách riêng để hạch toán chi thưởng cho người gửi làm tăng nguy cơ tiềm ẩn để cán bộ thoái hoá biến chất, tham ô, cốý làm trái... Đã xuất hiện một số thủđoạn mới lợi dụng sơ hở trong luật Tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán... một số nhà đầu tư (trên thực tế là người nắm giữ một số lượng cổ phiếu lớn, có ảnh hưởng chi phối tại các ngân hàng thương mại cổ phần) đã sử dụng tiền huy động của ngân hàng để “bơm” cho các công ty “sân sau” dưới dạng hợp đồng uỷ thác đầu tưđể kinh doanh bất động sản, chứng khoán... phục vụ “lợi ích nhóm” hoặc dùng tiền của ngân hàng để mua cổ phiếu, cổ phần của các ngân hàng thương mại cổ phần khác (thông qua việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp tạo “sở hữu chéo”, nhằm thâu tóm ngân hàng để lũng đoạn, đầu cơ (vụ Nguyễn Đức Kiên, chủ tịch Hội đồng quản trị của 3 công ty: Công ty CP Đầu tư thương mại B&B, Công ty TNHH đầu tư tài chính Á châu Hà Nội và công ty CP đần tư ABC Hà Nội, phạm các tội “kinh doanh trái phép”, “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “cốý làm trái các quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng và trốn thuế”. Qua điều tra các vụ án trong lĩnh vực ngân hàng, C46 đã tổng kết rút ra các thủđoạn của tội phạm kinh tế như tham ô, lừa đảo,
129
cố ý làm trái, thiếu tinh thần trách nhiệm, nhận hối lộ và sử dụng công nghệ cao... để phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm kinh tế trong lĩnh vực này.
Cũng trong lĩnh vực tín dụng, giai đoạn 2011 – 2015 đã phát hiện hơn 120 vụ vỡ nợ liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” với số tiền mất mát lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng, tập trung nhiều ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Do chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước thắt chặt kéo dài, các doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng, phải tìm cách đi vay ngoài xã hội để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư vào các dự án còn dở dang; người có tiền nhàn rỗi không muốn gửi vào ngân hàng vì lo lạm phát, lãi suất thấp, đồng tiền mất giá... Nắm bắt được tâm lý này, các đối tượng dùng lãi suất cao đánh vào lòng tham của người cho vay, cùng với thủ đoạn tinh vi: thời gian đầu thực hiện nghĩa vụ và thời hạn đầy đủ cả gốc và lãi bằng cách lấy tiền của người sau trả cho người trước để tạo lòng tin, làm cho nhiều người không chỉ lấy tiền, tài sản của gia đình mà còn huy động của người thân, quen để cho vay. Các đối tượng lừa đảo sau khi đã gom được số tiền lớn thì bỏ trốn.
3.2.4.2. Buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả
Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm... diễn biến phức tạp, trên nhiều tuyến mặc dù các lực lượng chức năng đã rất quyết liệt trong công tác phòng ngừa, phát hiện, điều tra xử lý.
Trên tuyến biên giới phía bắc, quy mô buôn lậu trên tuyến giảm đáng kể sau khi xảy ra sự việc Trung Quốc tranh chấp, xâm phạm biển, đảo Việt Nam. Tuy vậy, vào dịp giáp Tết Nguyên đán, tình hình buôn lậu vẫn diễn biến phức tạp. Mặt hàng buôn lậu chủ yếu là hàng tiêu dùng, với thủđoạn truyền thống là xé lẻ hàng hoá vận chuyển bằng xe khách, xe tải nhẹ từ biên giới vào sâu nội địa, đan xen hàng hoá có xuất hoá đơn từ các chợ vùng biên như Móng Cái, khu kinh tế mở Quảng Ninh, chợ Tân Thanh, Đồng Đăng Lạng Sơn. Việc cư dân biên giới được mua hàng miễn thuế
130
với tổng giá trị 2 triệu đồng/người/ngày theo quyết định 254/2006/TTg cũng bị các đối tượng buôn lậu lợi dụng để nhập lượng hàng hoá lớn vào nội địa. Chế tài xử lý hành chính đối với các đối tượng này rất nhẹ, chưa có tác dụng răn đe.
Trên tuyến hàng không, bằng nhiều thủđoạn khác nhau và thường có sự móc nối, tham gia của một số cán bộ, nhân viên (đại diện hàng không Việt Nam ở nước ngoài, bộ phận vận chuyển hàng hoá, cán bộ Hải Quan tại cửa khẩu...), các đối tượng nhập lậu những loại hàng gọn nhẹ, có thuế suất cao như vàng, điện thoại di động, hàng điện tử, tân dược, ngoại tệ, cổ vật, kim cương, ma tuý, sừng tê giác, sản phẩm từ ngà voi... Riêng năm 2013, C46 liên tiếp bắt giữ và khởi tố 8 vụ tại sân bay quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất, thu số lượng lớn tang vật trị giá hàng chục tỷđồng.
Trên tuyến đường biển, lợi dụng chính sách tạm nhập, tái xuất, các đối tượng trà trộn hàng cấm, hàng có giá trị cao khai báo hàng thuộc diện tạm nhập, tái xuất để đưa hàng vào cảng biển Việt Nam, sau đó làm thủ tục tái xuất, đưa hàng lên tàu biển vận chuyển đến phao số 0 thì chuyển sang thuyền nhỏ đưa vào bờ tập kết rồi tiêu thụ. Trong năm 2013, C46 triệt phá đường dây vận chuyển buôn bán thuốc lá điếu do nước ngoài sản xuất lớn nhất từ trước đến nay ở tỉnh Quảng Ninh, thu giữ 12.000 cây thuốc lá ngoại nhập lậu.
Tuyến bưu điện, các đối tượng nước ngoài móc ngoặc với các đối tượng trong nước tổ chức bán hàng thông qua đường bưu điện để buôn lậu, trốn thuế. Thủ đoạn của các đối tượng là lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan quản lý, đưa các thông tin quảng cáo sai lệch trên các phương tiện thông tin đại chúng để lôi kéo khách hàng và dùng dịch vụ bưu chính vận chuyển, Thanh toán khi khác hàng có nhu cầu. Điển hình, C46 đã triệt phá đường dây vận chuyển, tiêu thụ hàng hoá do nước ngoài sản xuất (12.500 chiếc điện thoại nhái nhãn hiệu Iphone) không có hoá đơn, chứng từ qua đường bưu điện do đối tượng người Trung Quốc cầm đầu.
3.2.4.3. Tội phạm kinh tế có yếu tố nước ngoài
131
việc thành lập công ty tại Việt Nam, một số đối tượng người nước ngoài thành lập công ty liên doanh hay công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Sau đó dùng các thủ đoạn lừa đảo như lập khống bộ chứng từ mua – bán, khai tăng giá trị hợp đồng ngoại thương và câu kết, mua chuộc cán bộ thoái hoá, biến chất trong các cơ quan quản lý, giám sát để hợp thức hoá chứng từ, khi chiếm đoạt được tài sản thì trốn về nước hoặc trốn đi nước thứ ba. Vụ án tại Ngân hàng NN & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội có 5 bị can mang quốc tịch nước ngoài (1 Maroc, 1 Pháp và 3 Canada). Từ vụ việc này, cơ quan công an đã kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước chấn chỉnh hoạt động cho vay, nhật là đối với các dự án nước ngoài thế chấp bằng hàng hoá nhập khẩu; kiếm nghị với Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan tăng cường công tác quản lý giám sát hàng hoá nhập khẩu.
Lợi dụng các quy định trong cơ chế chính sách về cấp vốn ODA và công tác quản lý, giám sát, sử dụng vốn ODA còn nhiều bất cập, các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, tìm cách thông đồng, móc ngoặc với nhau để trục lợi thông qua việc trúng thầu thi công hoặc làm đơn vị giám sát công trình. Điển hình là vụ Công ty tư vấn Giao thông Nhật Bản (JTC) hối lộ 11 tỷ đồng cho một số cán bộ Ban quản lý đường sắt Việt Nam trong quá trình triển khai dự án ODA (xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 Hà Nội, giai đoạn 1)
Lợi dụng các chính sách ưu đãi trong khuyến khích đầu tư, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tìm mọi thủ đoạn để trốn thuế, chủ yếu qua hình thức chuyển giá: (1) chuyển lợi nhuận từ nơi có thuế suất cao sang nơi có có thuế suất thấp; (2) chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản hữu hình (máy móc, thiết bị, công nghệ..) hoặc vô hình (định giá thương hiệu); (3) chuyển giá thông qua chuyển giao dịch vụ, chi phí; (4) chuyển giá thông qua xác định giá chuyển nhượng hàng hoá, nguyên vật liệu... nhằm làm kết quả kinh doanh thua lỗ hay giảm lợi nhuận để trốn thuế gây thất thu ngân sách. Một số vụ điển hình như Tập đoàm Metro Cash & Carry Việt Nam bị điều chỉnh, truy thu hơn 500 tỷđồng, Tập đoàn Keangnam bị điều chỉnh 1.220 tỷ đồng và truy thu 200 tỷ đồng. Các vụ việc cho thấy công tác quản lý, giám sát khối doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước
132
ngoài của cơ quan nhà nước còn yếu kém, không phát hiện, không đưa vào diện kiểm tra các doanh nghiệp “nghi vấn” khi kê khai lỗ nhưng vẫn đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh như Metro Cash & Carry Việt Nam trong 12 năm hoạt động kê khai lỗ 11 năm. Mặt khác, công tác xử lý còn hạn chế, khó khăn vì phải chứng minh hành vi vi phạm tại công ty mẹở nước ngoài.