Bài học kinh nghiệm rút ra cho cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam (Trang 97 - 103)

6. Kết cấu luận án

2.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho cho Việt Nam

2.3.2.1. Cần có chiến lược và chính sách phát triển kinh tế phù hợp với yêu cầu của hội nhập để giữ được trạng thái ổn định cho nền kinh tế

Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy, chiến lược phát triển kinh tế hướng ngoại lấy xuất khẩu làm động lực tăng trưởng đã góp phần quan trọng vào sự chuyển đổi kinh tế toàn diện của quốc gia này. Tuy nhiên, việc phụ thuộc vào một số các thị trường lớn trong cả hoạt động xuất khẩu hàng hoá và nhập khẩu nguyên vật liệu hàm chứa nhiều rủi ro khi nền kinh tế thế giới biến động. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra cú sốc đối với kinh tế Hàn Quốc trong hai lần khủng hoảng, 1997 và 2008 mà Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm. Trong bối cảnh khủng hoảng, nhờ nỗ lực tiến hành cải cách mạnh mẽ, xây dựng nền kinh tế thị trường dân chủ, phá bỏ quyền lực của các tài phiệt (Chaebols), coi trọng các công ty vừa và nhỏ, giảm sự can thiệp của nhà nước, chống cấu kết chính trị - kinh doanh, Hàn Quốc đã nhanh chóng ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1997, và phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn tiếp theo.

Ở khía cạnh này, từ kinh nghiệm của Malaysia, một số bài học có thể rít ra cho Việt Nam là:

Thứ nhất, thực hiện chiến lược phát triển nền kinh tế theo hướng tự chủ không có nghĩa là chỉ dựa hoàn toàn vào nguồn lực bên trong mà cần thu hút các nguồn lực bên ngoài nhằm đẩy nhanh quá trình tăng trưởng nền kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình thu hút nguồn lực bên ngoài như nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI không nên quá tập trung vào một ngành hoặc một số ngành, dựa vào một

87

số ít các đối tác (như Malaysia chỉ dựa chủ yếu phát triển ngành điện tử và tập trung vào các đối tác công nghiệp lớn như Nhật Bản, Mỹ). Nền kinh tế không được phụ thuộc lớn vào bên ngoài.

Thứ hai, thực hiện chính sách tăng trưởng nhanh với thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cần kết hợp với tính hiệu quả của các chính sách vĩ mô nhằm tạo ra tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế. Các chính sách vĩ mô trong nền kinh tế cần phải minh bạch hóa, các biện pháp kinh tế của chính phủ đảm bảo tính khả thi và hoạt động của các khu vực kinh tế quốc doanh hiệu quả.

Thứ ba, tăng trưởng kinh tế cần phải kết hợp với đảm bảo công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện đảm bảo an ninh kinh tế, sự công bằng xã hội sẽ đảm bảo an ninh chính trị và bảo vệ môi trường đảm bảo an ninh môi trường. Malaysia đã từng rơi vào tình trạng ô nhiễm môi trường do phát triển công nghiệp thái quá. Do đó, kinh nghiệm Malaysia cho thấy cần đảm bảo an ninh môi trường, an ninh kinh tế trong mối quan hệ tổng thế của an ninh quốc gia.

Cũng cần chú ý duy trì ổn định chính trịđể tạo môi trường thuận lợi cho các cải cách kinh tế. Bài học từ Indonesia cho thấy khi tình hình chính trị bất ổn thì các vấn đề cải cách kinh tế sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, trong quá trình đảm bảo an ninh kinh tế cần thực hiện trong mối quan hệ tổng thể với đảm bảo an ninh chính trị.

2.3.2.2. Tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế toàn diện, sâu rộng và kịp thời khi nền kinh tế rơi vào tình trạng bất ổn

Kinh nghiệm của các nước như Hàn Quốc, Malaysia và Indonesia đều cho thấy, trong bối cảnh bất ổn kinh tế do khủng hoảng, tái cấu trúc phải được thực hiện ở tất các các cấp độ của nền kinh tế bao gồm tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế, tái cơ cấu ngành, cơ cấu vùng và tái cơ cấu các doanh nghiệp. Trong đó, tiến hành đồng thời tái cơ cấu tài chính và doanh nghiệp.

Tái cấu trúc đi phải đi cùng với nó là thay đổi mô hình tăng trưởng theo hướng thị trường, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển

88

xanh và thân thiện với môi trường. Tái cấu trúc kinh tế theo hướng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu thông qua việc tham gia ngày càng sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu của các ngành, cũng như các mạng lưới sản xuất khu vực và quốc tế.

Tái cấu trúc kinh tế cần chú trọng cân đối giữa nguồn tiết kiệm trong nước và tiết kiệm nước ngoài để tránh phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn nước ngoài, cân đối giữa thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Tái cấu trúc nền kinh tế phải theo hướng nâng cao hiệu quả tiêu thụ năng lượng và phát triển các nguồn năng lượng thay thế nhằm giảm mức độ nhạy cảm về năng lượng và mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu.

Tái cấu trúc theo hướng phát triển dựa trên quan hệ hài hòa giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Nền kinh tế phát triển theo hướng “đứng vững trên hai chân” một mặt đẩy mạnh xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, mặt khác tăng cường phục vụ thị trường nội địa và thúc đẩy đầu tư trong nội bộ nền kinh tế.

Bài học khủng hoảng tài chính ở Indonesia đã cho thấy việc tư nhân hoá vội vã và mở cửa cho hệ thống ngân hàng nước ngoài tràn vào trong khi thể chế tài chính và chính sách vĩ mô còn bất cập và yếu kém trong hoạt động ngân hàng nội địa là nguyên nhân dẫn đến mất an toàn tài chính, tiền tệ, một bài học mà Việt Nam cần tránh. Ngay cả Hàn Quốc, một quốc gia có trình độ phát triển kinh tế cao thuộc OECD cũng đã từng rơi vào khủng hoảng khi tiến hành tự do hóa khu vực kinh tế đối ngoại trong điều kiện hệ thống tài chính - ngân hàng còn nhiều yếu kém.

2.3.2.3. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm

Qua nghiên cứu việc xây dựng và phát triển hệ thống cảnh báo sớm của Hàn Quốc, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho công tác cảnh báo sớm kinh tế của Việt Nam như sau:

Để xây dựng được một hệ thống cảnh báo sớm tương đối hoàn chỉnh và hiệu quả, các nước có nền kinh tế mạnh như Hàn Quốc cũng phải mất một khoảng thời gian không ngắn. Vì vậy, với điều kiện của Việt Nam hiện nay, công tác cảnh báo

89

sớm cần phải được xây dựng từng bước, trước tiên trong một số ngành, lĩnh vực lựa chọn, sau đó mới tiến tới xây dựng hệ thống cảnh báo sớm ở cấp quốc gia.

Phải xác định rõ lĩnh vực kinh tế - xã hội cần cảnh báo trong mỗi giai đoạn phát triển, chủ yếu theo dõi chặt chẽ, nâng cao chất lượng phân tích và dự báo tình hình trong nước và quốc tế, đặc biệt những biến động về tình hình kinh tế, tài chính thế giới, chủđộng xây dựng các phương án ứng phó, hạn chế tác động bất lợi từ bên ngoài tới hệ thống tài chính, ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế,...

Cần có một quy chế rõ ràng về công tác cảnh báo, giúp thống nhất và phân rõ phạm vi, trách nhiệm của các đơn vị tham gia thực hiện công tác cảnh báo. Bên cạnh đó, cần hình thành một cơ quan đầu mối trong việc thu thập, lựa chọn các kết quả cảnh báo để trình Chính phủ. Công tác cảnh báo sớm rất cần các thông tin đầy đủ, chính xác và cập nhật; do vậy, các cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ cảnh báo nên là cơ quan có chức năng cung cấp thông tin hoặc các cơ quan đầu mối về thông tin.

Hiện nay, ở nước ta chưa có cơ quan chính thức nào thực hiện chức năng cảnh báo sớm kinh tế. Việt Nam mới chỉ đang tham gia ở cấp độ khu vực ASEAN, bao gồm cả các quốc gia: Malaixia, Inđônêxia, Thái Lan và Singapore.

2.3.2.4. Tăng cường hợp tác quốc tế

Hội nhập là định hướng chủ đạo và vẫn tiếp tục là con đường lớn trong sự phát triển của kinh tế nước ta, ngay cả trong việc xử lý hệ quả của khủng hoảng. Chúng ta phải nhanh nhạy trong việc tìm kiếm thị trường ta có ưu thế, ít bị ảnh hưởng, ít chịu sự cạnh tranh; nhanh chóng thoát ra khỏi một nền kinh tế gia công, tìm kiếm những công đoạn có giá trị, hàm lượng trí tuệ cao hơn và có hiệu quả hơn.

Tổ chức thực hiện và phối hợp tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các cam kết quốc tế về thương mại và đầu tư, trước hết là các cam kết trong khuôn khổ WTO, ASEAN, ASEAN+ và một số cam kết song phương khác. Bên cạnh đó, để đảm bảo tiếp cận thị trường cho hàng hóa của Việt Nam, chúng ta cần tiếp tục chú

90

trọng việc đàm phán và ký kết các hiệp định mở cửa thị trường với một sốđối tác chọn lọc, có tính đến các yếu tố chiến lược trong quan hệ giữa Việt Nam với đối tác đó cũng như với khu vực và với toàn cầu.

91

Kết luận chương 2

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, khi các quốc gia đều nhấn mạnh nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế thì những xung đột, đối kháng lợi ích kinh tế giữa các quốc gia diễn ra thường xuyên hơn, hình thức đa dạng hơn và tính chất ngày càng phức tạp. Các nước trên thế giới đều phải đối mặt với những thách thức mới đe doạ an ninh và ổn định. Đó là những vấn đề về an ninh tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh mạng... với những đối tượng mới như công ty xuyên quốc gia, giới đầu cơ quốc tế, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia về kinh tế... Những vấn đề đó khiến cho việc đảm bảo an ninh kinh tế càng trở thành vấn đề trung tâm trong đảm bảo an ninh quốc gia, an ninh khu vực và an ninh quốc tế. Đảm bảo an ninh kinh tế bao gồm việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và thể chế kinh tế đáp ứng yêu cầu hội nhập; Đảm bảo ổn định những yếu tố nguồn lực thiết yếu của nền kinh tế; Đảm bảo ổn định an toàn cho hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia và phòng chống các loại tội phạm kinh tế gây ảnh hưởng tới an ninh kinh tế quốc gia. Nhận biết được cơ sở lý thuyết, những yếu tố ảnh hưởng tới đảm bảo an ninh kinh tế và những điều kiện đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia là cần thiết để có thể triển khai phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp đảm bảo an ninh kinh tếở Việt Nam.

92

Chương 3

Một phần của tài liệu Đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam (Trang 97 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)