6. Kết cấu luận án
1.1.2. An ninh quốc gia theo cách tiếp cận hiện đại
Kể từ những năm 1990 trởđi, an ninh quốc gia được tiếp cận theo những góc nhìn mới. Xuất hiện nhiều khác biệt trong nhận thức về an ninh, chủ thể của an ninh, và sự mở rộng nội hàm của khái niệm an ninh. Nếu an ninh truyền thống coi an ninh quốc gia là bảo vệ đất nước trước các mối đe doạ và tấn công bằng chính trị, quân sự từ bên ngoài và bên trong thì an ninh theo cách tiếp cận hiện đại coi trọng không chỉ chủ quyền quốc gia mà còn bảo vệ con người, bảo vệ cộng đồng. Nó mang tính xuyên quốc gia do những mối uy hiếp, đe doạ của các nhân tố bên trong và bên ngoài đối với môi trường sinh tồn và phát triển của cộng đồng xã hội và công dân của mỗi quốc gia trong mối quan hệ chặt chẽ với khu vực và thế giới. Nguyên nhân xuất hiện cách tiếp cận mới về an ninh quốc gia là do những thay đổi trong bối cảnh quốc tế, đặc biệt là dưới tác động của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và quá trình toàn cầu hoá.
Sự xuất hiện một số lượng lớn các vấn đề an ninh mới làm nảy sinh một số khái niệm an ninh mới mẻ trong các nghiên cứu về an ninh. Chẳng hạn như khái niệm “an ninh xuyên quốc gia” (Transnational Security) đề cập đến những nguy cơ, uy hiếp ảnh hưởng đến một số quốc gia, khu vực và toàn cầu như chủ nghĩa khủng bố, bệnh dịch, tội phạm xuyên quốc gia, ô nhiễm môi trường (Nguyễn Văn Hưởng, 2014). Hay khái niệm “an ninh tổng hợp” (Comprehensive Security) đã được sử dụng rộng rãi ở châu Á – Thái Bình Dương theo sáng kiến của chính phủ Nhật Bản, trong đó “nội dung mà khái niệm an ninh tổng hợp quan tâm ngoài lĩnh vực quân sự còn bao gồm chính trị, kinh tế, xã hội và các vấn đề khác” (ARF, 1995). Quan niệm an ninh tổng hợp cho rằng, an ninh của cá nhân, khu vực và quốc gia là đa tầng nấc, trong tất cả các lĩnh vực; các mục tiêu an ninh muốn thực hiện được cần phải thông qua phương thức hợp tác giữa các quốc gia. Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (Báo cáo phát triển con người, 1994) lại đưa ra khái niệm “an ninh con người” (Human Security), trong đó Liên hợp quốc coi an ninh con người là một vấn đề hạt nhân, là điều kiện quan trọng để thực hiện và bảo đảm an ninh toàn cầu và hoà bình
16
thế giới. Báo cáo Phát triển con người (1994) nêu lên bảy phương diện đề cập đến an ninh con người như an ninh kinh tế (bảo đảm thu nhập cơ bản), an ninh lương thực (bảo đảm cung cấp lương thực đầy đủ), an ninh sức khoẻ (tránh một cách tương đối bệnh tật truyền nhiễm), an ninh môi trường (có thể giành được nguồn nước tinh khiết, bầu không khí trong lành và đất canh tác không bị thoái hoá), an ninh nhân thân (tránh khỏi bạo lực và uy hiếp), an ninh chung (an ninh bản sắc văn hoá), và an ninh chính trị (nhân quyền và tự do cơ bản được bảo đảm).
Đặc biệt, xuất hiện khái niệm “an ninh phi truyền thống” (Non-Traditional Security) liên quan chặt chẽ với sự thay đổi trong nghiên cứu an ninh của các nước phương Tây sau Chiến tranh lạnh. Khái niệm này có hàm ý phân biệt cách tiếp cận về an ninh trong bối cảnh mới (Hậu chiến tranh lạnh) khác với cách tiếp cận truyền thống về an ninh quốc gia đã nêu trên. Sự khác biệt thể hiện chủ yếu ở hai phương diện sau: Một là, sự mở rộng theo chiều ngang của nội hàm khái niệm an ninh. Nghiên cứu an ninh không chỉ tập trung vào an ninh quân sự vốn có mà bắt đầu quan tâm đến những uy hiếp an ninh mang tính phi quân sự có phạm vi ảnh hưởng rộng hơn, phức tạp hơn. Hai là, mục tiêu đảm bảo an ninh mở rộng theo chiều dọc, không chỉ nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và ngăn chặn sự xâm lược của bên ngoài mà còn nhằm mục tiêu bảo đảm sự ổn định và phát triển quốc gia, khu vực và toàn cầu trong mối tương quan với an ninh của từng con người, công dân cũng như nhân loại nói chung (Nguyễn Văn Hưởng, 2014). Như vậy, “an ninh phi truyền thống” xác định lại phạm vi an ninh. Nó quan tâm tới nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, môi trường. Trọng tâm an ninh nhằm vào bảo vệ sinh mệnh, sức khỏe, hạnh phúc của con người và quan tâm đến vận mệnh của toàn thế giới chứ không chỉ nhấn mạnh sự tồn tại, phát triển riêng biệt của một quốc gia.
Như vậy, với việc mở rộng nội hàm của khái niệm an ninh quốc gia, các nghiên cứu về an ninh quốc gia đã được triển khai theo nhiều góc độ và tạo ra nhiều nhánh mới.
17