Theo các tiêu chí định tính

Một phần của tài liệu Đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam (Trang 147 - 158)

6. Kết cấu luận án

3.3.2.Theo các tiêu chí định tính

3.3.2.1. Những thành quả đạt được

Trong giai đoạn 2007 – 2015, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam diễn ra sôi động. Quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2015 cho thấy đất nước đã đạt được những thành quả quan trọng về kinh tế, đảm bảo ở một mức độ nhất định tính ổn định của nền kinh tế, hoá giải những nguy cơ, rủi ro đe doạ an ninh kinh tế. Những thành quả cơ bản thể hiện trên các khía cạnh sau đây:

Về xây dựng chiến lược hội nhập và thể chế kinh tế trong quá trình hội nhập gắn với đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia

Nghiên cứu quá trình xây dựng chủ trương, chiến lược của Việt Nam trong quá trình hội nhập và xử lý các vấn đề an ninh kinh tế nảy sinh, có thể thấy mỗi một giai đoạn, khi tình hình và các nhân tố mới đe doạ an ninh quốc gia nói chung và an ninh kinh tế nói riêng xuất hiện, Việt Nam đều có sự điều chỉnh, bổ sung các quan điểm và nội hàm an ninh quốc gia cho phù hợp với tình hình mới. Từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, có nhiều vấn đề mới đe doạ an ninh kinh tế xuất hiện, đặc biệt là trào lưu toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, sự biến đổi theo chiều hướng xấu của khí hậu, tình trạng cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng xấu tới các điều kiện phát triển kinh tế xã hội. Nhiều vấn đề trong nước phát sinh từ quá trình chuyển đổi nền kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế, công nghiệp hoá, đô thị hoá… đã tích tụ, phát triển thành những vấn đề phức tạp đe doạ sự ổn định kinh tế xã hội như phân hoá thu nhập, ô nhiễm môi trường, thiên tai dịch bệnh, vấn

137

đề an ninh năng lượng, lương thực, nguồn nước… Đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước đã được bổ sung phát triển. Việt Nam đã coi trọng đảm bảo an ninh kinh tế, coi đó là bộ phận không tách rời của an ninh quốc gia, và đề cao các biện pháp đối phó tổng hợp bằng chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật, bằng nội lực kết hợp với hợp tác quốc tế.

Trong chiến lược phát triển, để đối phó với những nguy cơ gây bất ổn kinh tế, Việt Nam đã coi trọng và nhấn mạnh quan điểm phòng ngừa là chính, thể hiện bằng việc quản lý nền kinh tế theo pháp luật, tăng cường kiểm tra giám sát và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm. Có chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bền vững, tích cực thực hiện các dự án, chương trình quốc gia để chủđộng đối phó với những nguy cơ đe doạ an ninh kinh tế, đồng thời xây dựng những lực lượng chuyên trách để ứng phó kịp thời khi nguy cơ đe doạ an ninh kinh tế xuất hiện. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế, phòng chống tội phạm… mởđường cho kinh tế phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Việt Nam đã tạo được môi trường, điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, thực hiện thành công nhiều chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án, chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng trật tự pháp luật và kỷ cương xã hội trong các hoạt động kinh tế, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh tế, giải quyết hài hoà các quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trong nền kinh tế thị trường.

Trong quá trình hội nhập, nước ta đã tham gia nhiều tổ chức quốc tế đa phương như WTO, ASEAN, tham gia nhiều thoảước, công ước quốc tế và khu vực về biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, nhân quyền, kiểm soát hải quan… và nhiều hoạt động song phương với các nước. Nhờ vậy, vị thế của Việt Nam được nâng lên trên trường quốc tế do thái độ tích cực tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu. Cũng nhờđó mà Việt Nam chủđộng hơn trong việc đối phó với những nguy cơ gây bất ổn kinh tế quốc gia từ trong nước và quốc tế.

138

Về đảm bảo ổn định những yếu tố nguồn lực cơ bản cho nền kinh tế

Đảm bảo an ninh kinh tế trước hết là đảm bảo được sự phát triển bền vững của nền kinh tế, tăng cường khả năng thích ứng và ít bị tổn thương của nền kinh tế trước những biến động của tình hình quốc tế. Trong quá trình hội nhập và đẩy mạnh phát triển kinh tế giai đoạn 2007-2015, thị trường yếu tố sản xuất thế giới có rất nhiều biến động, đặc biệt là giá dầu thô tăng giảm thất thường. Tuy vậy, những yếu tố đầu vào thiết yếu cho nền kinh tế về cơ bản được đảm bảo ổn định. Việt Nam đã bước đầu có chiến lược và biện pháp hợp lý trong vấn đề tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả, đồng thời tích cực tìm kiếm các nguồn năng lượng mới cho phát triển kinh tế trong tương lai dựa trên quan điểm kết hợp hài hoà giữa hiệu quả kinh tế, an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường. Cụ thể là, khai thác hợp lý, đa dạng nguồn tài nguyên trong nước, kết hợp với xuất nhập khẩu hợp lý trên cơ sở giảm dần, tiến đến không xuất khẩu nhiên liệu sơ cấp, đáp ứng nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn nhiên liệu và bảo đảm an ninh năng lượng cho tương lai.

Về đảm bảo an ninh lương thực, quá trình 30 năm Đổi mới cho thấy rõ những thành tựu to lớn của Việt Nam trong xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đồng thời duy trì vị thế của nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, góp phần vào đảm bảo an ninh lương thực thế giới. Ngành nông nghiệp của Việt nam đã đạt được các thành tựu rất đáng kể và đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, chiếm gần 21% GDP của đất nước và có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của gần 80% dân số cả nước. An ninh lương thực quốc gia ở quy mô toàn quốc đang được đảm bảo, trong đó vai trò của sản xuất, cung ứng lúa gạo là quan trọng.

Về đảm bảo ổn định, an toàn cho hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia

Tài chính, ngân hàng là công cụ điều hành nền kinh tế quan trọng của nhà nước, là kênh huy động vốn cho các chương trình, dự án, thực hiện các mục tiêu kinh tế và thực thi chính sách tiền tệ. Trong xu thế tự do hoá tài chính và toàn cầu hoá kinh tế, các nước phải đối mặt với rủi ro về tài chính ngày càng lớn. Mặc dù

139

vậy, kết quả hoạt động tài chính ngân hàng của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2015 đã có nhiều thành tựu, góp phần quan trọng vào ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, kiềm chế lạm phát, đảm bảo khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng.

Về phòng chống các loại tội phạm kinh tế

Trong bối cảnh đất nước đứng trước nhiều khó khăn thách thức từ bên ngoài và từ nội tại nền kinh tế, công tác phòng, chống tội phạm kinh tếđã được chú trọng cả về biện pháp phòng ngừa và điều tra xử lý tội phạm. Các lực lượng chức năng, tiêu biểu là lực lượng công an đã tham mưu, đề xuất nhiều chủ trương, giải pháp khắc phục vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng, quản lý thị trường vàng, xử lý nợ xấu, quản lý, cấp phép khai thác tài nguyên khoáng sản… góp phần đảm bảo ổn định thị trường, chống thất thoát tài sản của nhà nước. Các lực lượng chức năng đã phối hợp xác minh làm rõ năng lực tài chính của nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài có dự án hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, qua đó tham mưu lựa chọn các đối tác có năng lực tài chính, công nghệ cao, chủ động ngăn chặn kịp thời các đối tượng lợi dụng đầu tưđể lừa đảo hoặc có hoạt động phương hại đến lợi ích kinh tế, an ninh quốc gia. Điều tra, xác minh, đấu tranh xử lý những hành vi sai phạm nghiêm trọng liên quan đến hoạt động của các ngân hàng, góp phần giữổn định hệ thống tổ chức tín dụng. Đề xuất chính phủ chỉ đạo khắc phục kịp thời những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước về kinh tế, ngân sách, bình ổn giá cả thị trường, thực hiện hiệu quả chủ trương tái cấu trúc nền kinh tế, không để tội phạm lợi dụng hoạt động phạm tội. Các lực lượng chức năng cũng đã phối hợp triển khai cao điểm đấu tranh chống tội phạm buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, góp phần kiềm chế, làm giảm hoạt động buôn lậu trên các tuyến, các địa bàn trọng điểm, chống thất thu thuế cho nhà nước.

3.3.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân

140

của nền kinh tế thế giới tác động ngày càng trực tiếp tới an ninh kinh tế Việt nam. Đặc biệt trong giai đoạn 2010 đến 2015, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nhất là khủng hoảng nợ công ở một số nước châu Âu, những bất ổn chính trị tại nhiều khu vực như Trung Đông, Thái Lan, Ucraina, Campuchia… làm cho giá cả các mặt hàng trọng yếu trên thế giới như vàng, dầu mỏ tăng giảm thất thường đã ảnh hưởng tới sự ổn định và quá trình phục hồi kinh tế Việt nam. Bối cảnh này làm bộc lộ rõ hơn những hạn chế, yếu kém nội tại của công tác bảo đảm an ninh kinh tế.

* Những hạn chế trong đảm bảo an ninh kinh tế:

Thứ nhất, xét về tổng thể, thể chế và luật pháp Việt Nam chưa đáp ứng được với sự phát triển của đất nước nói chung và sự phát triển kinh tế nói riêng. Việt Nam chưa có hành lang pháp lý đủ mạnh để đối phó với những nguy cơ đe doạ an ninh kinh tế. Trong điều kiện mở cửa, hội nhập quốc tế, cần sớm bổ sung các luật quan trọng như Luật về các tình trạng khẩn cấp, các vấn đề về người nước ngoài nhập cảnh, cư trú, thực hiện các hoạt động kinh tế trên lãnh thổ nước ta. Một số luật vừa ban hành đã phải sửa đổi do không đáp ứng được tình hình hoặc chế tài không cao như Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường… Bên cạnh đó, việc thực thi pháp luật cũng còn nhiều vấn đề cần chấn chỉnh.

Thứ hai, việc đảm bảo nguồn cung các yếu tốđầu vào thiết yếu cho nền kinh tế như năng lượng, lương thực, nước sạch của Việt Nam còn hạn chế và đang đứng trước những vấn đề lớn, do áp lực của tăng trưởng kinh tế, do sử dụng kém hiệu quả các nguồn tài nguyên này. Về tình trạng hiệu quả sử dụng năng lượng thấp, có thể kể đến những vấn đề như: rào cản kỹ thuật (do công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ và chậm đổi mới, tỷ lệ hao hụt quá cao trong khâu truyền tải, thiếu hiểu biết và thiếu ý thức của con người); rào cản kinh tế (thiếu vốn đầu tư, phát triển công nghệ trong ngành năng lượng); rào cản thể chế chính sách (chính sách thúc đẩy đầu tư và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả…). Theo dự báo, cán cân cung – cầu năng lương sơ cấp sẽ thiếu hụt từ khoảng năm 2015 trở đi, Việt Nam sẽ trở thành nước

141

nhập khẩu năng lượng trước năm 2020 làm xuất hiện những rủi ro mới đe doạ an ninh kinh tế từ giác độ an ninh năng lượng.

An ninh lương thực của Việt Nam cũng đứng trước thách thức về tính bền vững khi còn có sự chênh lệch về tiếp cận lương thực giữa các nhóm, và giữa một số vùng trong cả nước; Sản xuất lương thực chịu sự tác động mạnh từ tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu và các cú sốc từ thị trường lương thực thế giới do tác động của toàn cầu hoá; yêu cầu phát huy lợi thế so sánh từđịa vị quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu để gia tăng năng suất và thu nhập cho người sản xuất lương thực. Nhận thức về vai trò của nông nghiệp bị ảnh hưởng của xu thế phát triển công nghiệp thế giới và tâm lý chủ quan, coi nhẹ, thiếu quan tâm đến nông nghiệp của một số nhà quản lý và hoạch định chính sách. Ở nhiều địa phương có tình trạng sẵn sàng “hy sinh” nông nghiệp để phát triển công nghiệp, dịch vụ vì lợi ích trước mắt.

Về an ninh nguồn nước, ngoài đặc thù về địa lý, địa chất ảnh hưởng tới nguồn cung nước ở Việt Nam thì thiên tai (hạn hán) và biến đổi khí hậu đang đe doạ nghiêm trọng đến yếu tốđầu vào quan trọng này của nền kinh tế. Tuy vậy còn phải kểđến hạn chế từ phía chủ quan, sự kém hiệu quả, thiếu đồng bộ trong quản lý tài nguyên rừng, tài nguyên nước. Do quy hoạch, quản lý, dự báo xây dựng thuỷ điện tràn lan, nóng vội nên tài nguyên rừng bị tàn phá, bão lũ bất thường, tài nguyên nước cạn kiệt, nguồn nước bị ô nhiễm, hệ sinh thái nghèo kiệt, xói mòn đất nghiêm trọng.

Thứ ba, với xuất phát điểm thấp của nền kinh tế và công cuộc cải cách hệ thống ngân hàng mới thật sự bắt đầu từ hơn 20 năm qua, những yếu kém trong cơ chế quản lý và năng lực giám sát của hệ thống ngân hàng nước ta là khó tránh khỏi. Trước xu thế cạnh tranh và hội nhập sâu rộng, hoạt động giám sát tài chính của Việt Nam vẫn đang đối mặt với những tồn tại cần khắc phục. Cụ thể, mặc dù nội dung, phương pháp thanh tra có thay đổi song vẫn chưa đáp ứng kịp yêu cầu quản lý. Vấn đề cốt lõi ở chỗ yêu cầu giám sát ngân hàng hiện nay không những cần nhận dạng được rủi ro của ngân hàng mà còn cần đánh giá được cả khả năng quản trị rủi ro và chiến lược phòng ngừa rủi ro của ngân hàng. Điều này

142

nội dung giám sát của thanh tra NHNN chưa đầy đủ cũng như trình độ đội ngũ chuyên gia ngân hàng còn hạn chế. Hoạt động của các tổ chức kinh doanh chứng khoán (các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ) rất phức tạp, chưa được kiểm sát chặt chẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sự phát triển lành mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam. hoạt động của khối doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn biến rất phức tạp, trong đó nổi lên là hành vi chuyển giá và nợđọng thuế ở mức cao, gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ tư, tình hình tội phạm kinh tế vẫn có những diễn biến phức tạp, khó lường với thủ đoạn đa dạng, xảy ra trên nhiều lĩnh vực từ sản xuất đến thương mại và dịch vụ gây bất ổn cho an ninh kinh tế. Ngoài các dạng tội phạm kinh tế truyền thống như lừa đảo tín dụng “đen”, buôn bán hàng giả, tiền giả, buôn lậu, hiện nay đã gia tăng loại tội phạm kinh tế sử dụng công nghệ cao, tội phạm có yếu tố nước ngoài và những hình thức phạm tội mới như rửa tiền, lừa đảo tín dụng ngân hàng trong nước và lừa đảo tài chính quốc tế. Những hình thức tội phạm kinh tế mới này gây ra thiệt hại lớn cho nền kinh tế, ảnh hưởng xấu tới quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các nước.

Ngoài ra, còn có thể thấy những hạn chế về đảm bảo an ninh kinh tế liên quan đến hạn chế về nội lực của nền kinh tế Việt Nam. Đó là sự duy trì quá lâu mô hình tăng trưởng theo chiều rộng nên năng suất lao động, giá trị gia tăng, hiệu quả kinh tế thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực, từ đó ảnh hưởng tới “sức đề kháng” của nền kinh tế và khả năng đầu tư, trong đó có đầu tư cho đảm bảo an ninh. Bên cạnh đó, an ninh ở những lĩnh vực khác như an ninh xã hội, an ninh môi trường

Một phần của tài liệu Đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam (Trang 147 - 158)