Tăng cường nhận thức về an ninh kinh tế, định dạng rủi ro kinh tế để có

Một phần của tài liệu Đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam (Trang 169 - 172)

6. Kết cấu luận án

4.3.1. Tăng cường nhận thức về an ninh kinh tế, định dạng rủi ro kinh tế để có

để có đối sách xử lý phù hợp

Trước hết, các thách thức an ninh kinh tếđang nổi lên và diễn biến phức tạp do mặt trái của toàn cầu hoá, của kinh tế thị trường và của việc sử dụng thành tựu khoa học, công nghệ. Trên cơ sở các quan điểm bảo đảm an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập, cần nâng cao nhận thức của toàn xã hội, trong đó có các chủ thể chịu trách nhiệm quản lý như các cơ quan nhà nước, các đối tượng chịu tác động trực tiếp của bất ổn kinh tế như doanh nghiệp và người dân về các thách thức, tác động, ảnh hưởng của bất ổn an ninh kinh tếđối với đời sống mỗi người, với cộng đồng và với an ninh quốc gia. Từ đó, mỗi chủ thể từ trách nhiệm của mình mới có thể chủ

159

động phòng ngừa và ứng phó với những rủi ro kinh tế có thể gặp phải. Bởi vì nhiều vấn đề an ninh kinh tế có thể phát sinh từ yếu tố nhân tạo nên việc phòng ngừa với các mối đe doạ an ninh có thể bắt đầu bằng việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của từng cá nhân và cộng đồng xã hội, thông qua những hành vi cụ thể như: ý thức tích cực trong bảo vệ môi trường sinh thái, tỉnh táo trước mặt trái của kinh tế thị trường và toàn cầu hoá, tôn trọng các giá trị khác biệt và chia sẻ lợi ích giữa các nhóm cộng đồng... Trên nền tảng ý thức được nâng cao mới có thể ứng phó hiệu quả với các rủi ro đe doạ an ninh kinh tế ở những cấp độ cao hơn như xây dựng đồng bộ thể chế, cơ chế, chính sách, bộ máy và con người cụ thể.

Nâng cao nhận thức cho các thành phần trong xã hội về mối đe doạ an ninh kinh tế có thể bằng những cách thức khác nhau. Trước hết là thông qua các hình thức truyền thông để tác động đến nhận thức cho cộng đồng xã hội. Tiếp đến là lồng ghép các biện pháp giáo dục, nâng cao nhận thức cho người dân, doanh nghiệp trong các chương trình, dự án phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên để có sức lan toả và bền vững, các vấn đề nhận thức về an ninh kinh tế phải được đưa vào chương trình đào tạo từ bậc đại học trở lên đối với một số chuyên ngành đặc thù về kinh tế, an ninh, quản lý nhà nước, từ đó thúc đẩy nghiên cứu chuyên sâu và truyền bá tri thức có hệ thống đối với vấn đề an ninh kinh tế nói riêng và an ninh phi truyền thống nói chung.

Thứ hai, do nguồn gốc của những rủi ro, nguy cơ đe doạ an ninh kinh tế rất phức tạp, hình thức của những bất ổn cũng đa dạng nên để có đối sách tốt cần định dạng từng loại bất ổn kinh tế với đặc điểm khác nhau để xác định những cơ chế, phương thức xử lý phù hợp. Có thể phân loại các mối đe doạ an ninh kinh tế theo những nguồn gốc như: rủi ro phát sinh từ thị trường và do những yếu kém nội tại của nền kinh tế; rủi ro phát sinh từ mặt trái của toàn cầu hoá, rủi ro từ mặt trái của việc sử dụng thành tựu khoa học công nghệ; và những rủi ro phát sinh từ việc tranh chấp tài nguyên, năng lượng, nguồn nước.

160

Đối với các mối đe doạ an ninh kinh tế phát sinh từ rủi ro của thị trường và những yếu kém nội tại của nền kinh tế (như an ninh tài chính, tiền tệ) thì việc chủ động và tích cực ứng phó phải bắt đầu bằng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cấu trúc lại chức năng của nhà nước nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của thị trường khi rơi vào khủng hoảng. Quy luật của kinh tế thị trường là tự do cạnh tranh, các chủ thể kinh tế bình đẳng trước pháp luật, kể cả chủ thể nước ngoài. Trong khi kinh tế nhà nước được xác định là giữ vai trò chủđạo thì hiệu quả kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thời gian qua không hiệu quả, lợi nhuận thấp, tham nhũng tiêu cực diễn biến phức tạp đang đặt ra yêu cầu cấp bách phải tái cơ cấu. Trong thời gian tới, kinh tế thế giới được dự báo sẽ tiếp tục khó khăn, suy thoái kinh tế toàn cầu chưa phục hồi, tiềm ẩn nhiều nhân tố gây bất ổn. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam chưa có bước đột phá, kết quả kém, sức cạnh tranh thấp, thiếu bền vững. Thị trường tài chính, tiền tệ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, gây ảnh hưởng, tác động lớn đến an ninh kinh tế trong giai đoạn tái cơ cấu hiện nay. Quá trình tái cơ cấu nền kinh tế một mặt tạo ra những tác dụng tích cực, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển. Tuy nhiên, cần triển khai đồng bộ, quyết liệt và có cơ chế giám sát hiệu quả để hạn chế phức tạp, rủi ro như thất thoát tài sản nhà nước, hình thành các nhóm lợi ích, phân hoá giàu nghèo... ảnh hưởng xấu đến phát triển và gây khó khăn cho quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô.

Đối với một số mối đe doạ phát sinh từ mặt trái của toàn cầu hoá, tính chủ động, tích cực thể hiện ở việc thúc đẩy hợp tác quốc tế để phòng ngừa, ứng phó ngay từ gốc rễ vấn đề, từ quốc gia có thể phát sinh, lan truyền mối đe doạđó.

Đối với các mối đe doạ an ninh kinh tế phát sinh từ mặt trái của việc sử dụng thành tựu khoa học, công nghệ, cần chủ động xây dựng đội ngũ chuyên gia tinh nhuệ, có trình độ công nghệ cao, đủ năng lực phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Đối với các mối đe doạ an ninh kinh tế phát sinh từ tranh chấp tài nguyên, các yếu tốđầu vào quan trọng của nền kinh tế hoặc từ năng lực sử dụng tài nguyên chưa hiệu quả, tính chủ động tích cực thể hiện ở việc định hình chiến lược thay thế hoặc hạn chế khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao hiệu quả sử

161

dụng tài nguyên, đàm phán với các đối tác trong chia sẻ, khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên.

Đối với các mối đe doạ an ninh kinh tế do tai biến môi trường, biến đổi khí hậu... do tính thất thường của nó, tính chủđộng tích cực thể hiện ở việc xây dựng hệ thống cảnh báo, dự báo, phòng ngừa, bố trí lực lượng ứng phó và xử lý.

Một phần của tài liệu Đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam (Trang 169 - 172)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)