Bối cảnh mới của hội nhập và phát triển kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam (Trang 158 - 160)

6. Kết cấu luận án

4.1.1. Bối cảnh mới của hội nhập và phát triển kinh tế Việt Nam

Trong tiến trình tiếp tục hội nhập kinh tế thế giới đến 2025 và giai đoạn tiếp theo, Việt Nam đứng trước những thời cơ quan trọng nhưng cũng phải đổi mặt với những nguy cơ không nhỏ để bảo đảm an ninh kinh tế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có thể kểđến những thời cơ, thuận lợi cần tích cực khai thác và tận dụng sau đây:

Trước hết, thông qua việc thực hiện các cam kết đã ký với các tổ chức, định chế quốc tế trong quá trình hội nhập, Việt Nam có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong tham gia và hoạch định chính sách thương mại toàn cầu. Như vậy, Việt Nam có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế thế giới mới công bằng, hợp lý hơn. Đồng thời, Việt Nam cũng có điều kiện để bảo vệ lợi ích kinh tế của đất nước, của doanh nghiệp và thực hiện chiến lược đan xen, cân bằng lợi ích kinh tế có lợi cho sự phát triển ổn định, bền vững của nền kinh tế.

Hai là, tiếp tục hội nhập toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới thông qua các định chế như WTO, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới giúp Việt Nam mở rộng thị trường thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư do được hưởng những ưu đãi từ chế độ “đối xử tối huệ quốc” (MFN) và “đối xử quốc gia” (NT) với mức thuế suất thấp của các nước thành viên. Điều đó sẽ góp phần bảo đảm sự cung cấp các yếu tố đầu vào thiết yếu cho nền kinh tế, đồng thời bảo đảm thị trường đầu ra, làm chỗ dựa cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Sự giảm dần các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, các phân biệt đối xử chính thức và phi chính thức, kinh tế và phi kinh tế sẽ tạo cơ hội không chỉ cho các công ty lớn, mà còn cho cả các

148

công ty nhỏ của Việt Nam tham gia bình đẳng vào guồng máy kinh tế thế giới. Đây là thời cơ để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu và thay thế dần một số mặt hàng nhập khẩu, nâng cao khả năng bảo đảm an ninh kinh tế quốc gia.

Ba là, tiếp tục hội nhập quốc tế sâu rộng sẽ tạo ra những mối quan hệ đa dạng với các nước có điều kiện kinh tế - chính trị khác nhau, tăng cường sự đan xen, phụ thuộc giữa Việt Nam và các nước trong cộng đồng quốc tế, góp phần nâng cao vị thế quốc tế và tạo điều kiện để Việt Nam thực hiện có hiệu quảđường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa. Trên cơ sở đó, Việt Nam có thể tham gia bình đẳng trong giao lưu và thực hiện các quan hệ kinh tế, chính trị quốc tế. Việt Nam có thể tận dụng mạng lưới và các nguồn lực quốc tếđể đẩy mạnh hợp tác ứng phó với những đe doạ an ninh kinh tế trên các lĩnh vực như ứng phó với biến đổi khí hậu, phối hợp phòng chống tội phạm kinh tế xuyên quốc gia, phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô trong khu vực và toàn cầu để xử lý biến động bất thường của nền kinh tế… Đây là điều kiện thuận lợi để chúng ta có thể chủ động bảo đảm an ninh kinh tế quốc gia.

Bốn là, với mối giao lưu quốc tế ngày càng rộng mở, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm trong việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế của các nước đi trước, tránh được những sai sót, tìm các biện pháp rút ngắn thời gian để thực hiện CNH, HĐH đất nước. Hội nhập kinh tế quốc tế còn tạo điều kiện để Việt Nam dần điều chỉnh các chính sách và thể chế kinh tế theo chuẩn mực của các tổ chức và các định chế kinh tế quốc tế, tạo môi trường thuận lợi hơn cho việc đẩy mạnh chuyển giao công nghệ từ các nước vào Việt Nam; theo đó, mở ra thời cơ rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Năm là, hội nhập kinh tế quốc tế là thời cơ quan trọng đồng thời đặt ra yêu cầu bức thiết để các doanh nghiệp Việt Nam chấn chỉnh tổ chức quản lý sản xuất, đổi mới công nghệ, nắm bắt thông tin, tăng cường khả năng cạnh tranh không những trên thị trường thế giới mà ngay cảở thị trường nội địa, từ đó nâng cao sức mạnh kinh tế của các doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế. Điều đó không chỉ bảo đảm cho sự phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tế, mà còn có thể ngăn

149

ngừa, đối phó có hiệu quả với những biến động của môi trường kinh tế trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu Đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam (Trang 158 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)