6. Kết cấu luận án
1.3.1. Về nghiên cứu lý thuyết
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến nội hàm của khái niệm an ninh kinh tế với tư cách là một thành tố của an ninh quốc gia, hay là một kiểu an ninh của thời đại mới: an ninh phi truyền thống, tuy nhiên, cũng cần làm rõ hơn nội hàm của khái niệm an ninh kinh tế và đặc điểm của an ninh kinh tế quốc gia trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế dưới góc độ kinh tế chính trị;
Trong bối cảnh mới của toàn cầu hoá và hội nhập trong thế kỷ XXI, cần làm rõ khung lý thuyết về các nội dung đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia và vai trò của nhà nước đối với đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, cần làm rõ các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến việc đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế. Cần xem xét nhìn nhận đúng những tác động bên ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia và những tác động từ bối cảnh khách quan cũng như những yếu tố nội tại của nền kinh tế, của xã hội, của văn hoá, tập quán truyền thống… và của bộ máy quản lý nhà nước tới việc đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó, về lý luận cũng cần chỉ ra những điều kiện cần thiết đểđảm bảo an ninh kinh tế quốc gia trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Trên cơ sở phân tích các nội dung của an ninh kinh tế và đảm bảo an ninh kinh tế, cần đề xuất được các tiêu chí đánh giá đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập. Đây là những vấn đề mang tính lý luận làm căn cứ lý thuyết cho các phân tích về thực trạng đảm bảo an ninh kinh tế của Việt Nam trong quá trình hội nhập vừa qua.