0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

Tiêu chí đánh giá đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia

Một phần của tài liệu ĐẢM BẢO AN NINH KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM (Trang 83 -86 )

6. Kết cấu luận án

2.2.4. Tiêu chí đánh giá đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia

Đểđánh giá tình hình đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia trong từng giai đoạn cụ thể, có thể căn cứ vào các tiêu chí định tính và các tiêu chí định lượng. Udovic (2006) đưa ra một số yếu tố vĩ mô để làm căn cứ đánh giá tình trạng bảo đảm an ninh kinh tế quốc gia. Đó là các yếu tố như: Sựổn định của các loại thị trường, mức độ thương mại tự do, năng lực cạnh tranh cao, phát triển bền vững, tăng trưởng kinh tế, tỉ lệ lạm phát và thất nghiệp thấp, tỉ giá hối đoái ổn định, cán cân thanh toán cân bằng, nợ công trong giới hạn kiểm soát, sự ổn định các yếu tố sản xuất (như dầu lửa, khí đốt…), khả năng ngăn ngừa và phản ứng với các cuộc tấn công được dự báo trước, giải quyết các vấn đề liên quan tới tội phạm ma tuý, buôn lậu… Những yếu tố quan trọng này là những chỉ báo căn bản về mức độ đảm bảo an ninh kinh tế cho phép đo lường, kiểm soát và lập kế hoạch ứng phó.

Senkus và Raczkowski (2013) cũng đề xuất và mô tả các yếu tố và tiêu chí đánh giá an ninh kinh tế ở cả ba cấp độ quốc gia, doanh nghiệp và cá nhân. Ở cấp độ quốc gia, an ninh kinh tế có thểđo bằng 10 chỉ tiêu cụ thể (bảng 2.1.)

Bảng 2.1. Những yếu tố và thước đo tình trạng an ninh kinh tế

STT Yếu tố/Thước đo Trạng thái mong đợi Mô tả

1 Hiệu quả chi tiêu Kết quả - Chi phí ≥ 0 Đầu tư cho kinh tế, xã hội, môi trường theo dự án có thể tính toán hiệu quả ở từng giai đoạn và so sánh với kế hoạch dự kiến (có tính đến hiệu quả xã hội và chi phí thay

73

thế) 2 Sự đa dạng của

nguồn năng lượng

Đa dạng của nguồn năng lượng, đa dạng của nguồn năng lượng nhập khẩu.

Một trong những điều kiện của an ninh kinh tế cấp quốc gia là sự đang dạng về năng lượng. Năng lượng cung ứng không chỉ cần phong phú về chủng loại mà còn phong phú về nguồn cung nếu là từ nhập khẩu. 3 Các kế hoạch

quản lý rủi ro

Quản lý được rủi ro về kinh tế, xã hội, sinh thái.

Chính phủ không chỉ thực hiện dự báo chiến lược mà còn cần chuẩn bị các phương án phòng chống khi có rủi ro xảy ra

4 Chỉ số phúc lợi con người

Chỉ số cần được quy chuẩn với các nước khác

Chỉ số này cần được đối chiếu, so sánh với các nước phát triển hơn 5 Việc làm và sự

bình đẳng

Chỉ số cần được quy chuẩn với các nước khác

Chỉ số này cần được đối chiếu, so sánh với các nước phát triển hơn 6 Tuổi thọ Chỉ số cần được quy

chuẩn với các nước khác

Chỉ số này cần được đối chiếu, so sánh với các nước phát triển hơn 7 Giáo dục Chỉ số cần được quy

chuẩn với các nước khác

Chỉ số này cần được đối chiếu, so sánh với các nước phát triển hơn 8 Cấu trúc thất

nghiệp

Thất nghiệp cơ cấu ở mức thấp

Cấu trúc thất nghiệp là yếu tố rất quan trọng đối với an ninh kinh tế. Mức độ cao của thất nghiệp cơ cấu tạo ra rủi ro lớn về bất ổn và mất an ninh kinh tế.

9 Nợ công Thấp trong mức có thể Xu hướng của nợ công cũng cần được theo dõi

74

10 Quản lý chất thải Tỷ lệ tái chế Khi tỷ lệ tái chế cao thì tỷ lệ ô nhiễm môi trường thấp

Nguồn: Senkus và Raczkowski (2013)

Các tác giả Senkus và Raczkowski (2013) cũng lưu ý rằng các tiêu chí nêu trên có tính mở và còn có thể tranh luận, đồng thời nhấn mạnh nếu có quá nhiều yếu tố và thước đo cũng có nghĩa là rất dễ mất kiểm soát đối với những yếu tố đó. Trên thực tế, chỉ nên chọn khoảng 5 đến 6 yếu tố chiến lược để xây dựng thước đo và kiểm soát tình hình đảm bảo an ninh kinh tế.

Trên cơ sở những tiêu chí đánh giá vềđảm bảo an ninh kinh tế quốc gia được đề xuất trong những nghiên cứu quốc tế nêu trên, đồng thời căn cứ vào các nội dung của khung lý thuyết về đảm bảo an ninh kinh tế đã phân tích ở mục 2.2.3, tác giả luận án lựa chọn những tiêu chí sau đây để đánh giá mức độ đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia:

Các tiêu chí định lượng

Sựổn định, an toàn và tăng trưởng của nền kinh tế qua các giai đoạn chính là biểu hiện của mức độ an ninh kinh tếđược đảm bảo và có thểđược đo bằng các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (không thấp nhưng cũng không quá cao đến mức tăng trưởng “nóng”); Tỷ lệ lạm phát dưới hai con số và hợp lý so với tỷ lệ tăng trưởng GDP; Tỷ giá hối đoái ổn định; Tỷ lệ nợ công/GDP hợp lý, đảm bảo khả năng trả nợ, có cơ chế quản lý nợ hữu hiệu...

Các tiêu chí định tính

Căn cứ vào nội dung đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia trong bối cảnh hội nhập, có thể đánh giá mức độ đảm bảo an ninh kinh tế theo mức độ thực hiện các nội dung đó như: Mức độ phù hợp của chiến lược và thể chế kinh tế trong quá trình hội nhập; mức độ đảm bảo ổn định các yếu tố nguồn lực kinh tế thiết yếu như năng lượng, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nước, lương thực...; mức độ đảm bảo ổn định, an toàn cho hệ thống tài chính, tiền tệ; thành quả và hạn chế của việc phòng chống các loại tội phạm kinh tế gây ảnh hưởng đến an ninh kinh tế.

75

2.3. Kinh nghiệm đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tếở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐẢM BẢO AN NINH KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM (Trang 83 -86 )

×