Câu ghép có các vế biểu hiện sự tình cùng loạ

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: Cấu trúc ngữ nghĩa và cấu trúc lập luận trong câu ghép (qua tác phẩm “Miếng ngon Hà Nội” của Vũ Bằng) (Trang 29 - 35)

(QUA TÁC PHẨM MIẾNG NGON HÀ NỘI CỦA VŨ BẰNG) 2.1 THEO LOẠI SỰ TÌNH MÀ CÁC VẾ TRONG CÂU GHÉP

2.1.1.Câu ghép có các vế biểu hiện sự tình cùng loạ

Bảng kết quả khảo sát câu ghép có các vế biểu hiện sự tình cùng loại

(Số lượng câu ghép có các vế biểu hiện sự tình cùng loại là: 167 câu ghép) Loại sự tình Số lượng (ngữ liệu) Tỉ lệ (%)

Sự tình hành động 29 17,4

Sự tình quá trình 2 1,2

Sự tình trạng thái 111 66,5

Sự tình quan hệ 25 14,9

2.1.1.1. Câu ghép có các vế biểu hiện sự tình hành động

Sự tình hành động là sự tình có đặc trưng [+động] và [+chủ ý]. Theo đó, nó biểu thị một hành động nào đó do chủ thể tự ý thực hiện và loại sự tình này có thể xác định được thời điểm bắt đầu hay kết thúc của hành động. Trong câu ghép, các sự tình hành động có thể có quan hệ thời gian đồng thời hoặc quan hệ thời gian nối tiếp.

Đối với các sự tình biểu hiện quan hệ thời gian đồng thời thì các sự tình hành động nêu ở các vế của câu ghép cùng song song diễn ra vào một thời điểm trên trục thời gian. Qua thực tế khảo sát ngữ liệu, chúng tôi nhận thấy sự xuất hiện của câu ghép biểu thị sự tình hành động có quan hệ thời gian đồng thời ở ví dụ sau:

[] Đây, một ông rượu đã ngà ngà kêu bún; đó, một gia đình phàn nàn gọi mãi “hai chục gắp chả mà chưa thấy mang lên”, lại này, một cậu bé hầu bàn nói như bắc loa để cho mọi người nghe tiếng: “Thưa các cụ, hết cả chả lòng rồi ạ!”.

[] Người nội trợ gia mắm, muối vừa vặn ngon thì chồng đã thay quần áo xong rồi, mà người nhà cũng bày bàn kê ghế đâu vào đó.

Các ví dụ trên là những câu ghép cùng diễn đạt sự tình hành động xảy ra đồng thời và có quan hệ ngữ pháp bình đẳng với nhau. Các sự tình này hoàn

toàn có thể đổi chỗ cho nhau mà không ảnh hưởng tới nội dung ý nghĩa và vai trò ngữ pháp của chúng ở trong câu. Tuy nhiên, việc lựa chọn sự tình nào đứng trước, sự tình nào đứng sau còn phụ thuộc vào sự đánh giá của người viết, vai trò thông báo của các sự tình (sự tình nào quan trọng thường đứng ở vế sau) và nhịp điệu của câu văn (vế nào nhiều sự tình và sự tình được diễn đạt dài hơn thường đứng sau).

Xét ví dụ [] thì cùng một khoảng thời gian và thậm chí trong cùng một không gian có ba sự tình hành động ở ba vị trí khác nhau là:

Sự tình 1: một ông rượu đã ngà ngà kêu bún

Sự tình 2: một gia đình phàn nàn gọi mãi “hai chục gắp chả mà chưa thấy mang lên”

Sự tình 3: một cậu bé hầu bàn nói như bắc loa để cho mọi người nghe tiếng: “Thưa các cụ, hết cả chả lòng rồi ạ!”.

Ở ví dụ này, thứ tự các vế phụ thuộc vào việc vế nào diễn đạt sự tình dài hơn nhằm đáp ứng yêu cầu về nhịp điệu cho câu văn. Còn ở ví dụ [] thì do người nói muốn dồn vị trí tiên quyết cho sự tình đầu và dẫn theo sự phù hợp, vừa đúng lúc ở hai sự tình sau.

Đối với các sự tình biểu hiện quan hệ thời gian nối tiếp thì các sự tình hành động nêu ở các vế nối tiếp nhau trên trục thời gian: có hành động xảy ra trước, có hành động xảy ra sau. Lúc này, trật tự các vế của câu ghép cũng thể hiện theo trật tự trước sau của các sự tình. Đây là kiểu quan hệ xuất hiện với số lượng nhiều hơn sự tình biểu hiện quan hệ thời gian đồng thời trong số những câu ghép biểu hiện sự tình hành động.

[] Có một hôm nào đó, đi qua một cửa hiệu buồn vắng khách ở phố Hàng Bè, Mã Mây, / tình cờ ta thấy một hai người đàn bà trẻ tuổi gọi hàng bánh đúc nộm vào ăn thì / ta mới quan niệm được có những người Hà Nội thích ăn bánh đúc nộm như thế nào.

Trong ví dụ này, câu ghép diễn đạt ba sự tình hành động, trong đó khoảng trống thời gian giữa các sự tình là mờ nhạt thì giữa các vế biểu hiện quan hệ bằng những quan hệ từ diễn đạt ý nghĩa tiếp nối mà...thì. Sự tình ở vế 1 đang trong quá trình tiếp diễn thì sự tình ở vế 2 bất ngờ cắt ngang làm cơ sở để xuất hiện sự tình ở vế 3. Ngoài ra, ở những ví dụ khác có thêm quan hệ từ và, rồi, vừa..thì như:

[] Ăn nóng thì ăn ngày vào lúc bánh vừa ở nồi múc ra đĩa, khói lên nghi ngút; ta rưới một ít hành chưng mỡ nước, rồi xắn từng miếng chấm nước mắm pha giấm ớt, ăn với đậu rán.

[] Khi ăn, nhúng thịt vào trong nước giấm, cho thịt tái, rồi ăn với các thứ rau chấm với tương Lào làm bằng nước mắm, nước cốt dừa, sả, ớt, đường và lạc rang.

[] Người vợ vừa nói vừa lấy rau trong rổ cho vào vấu: rau cải cho vào trước, rồi đến rau cần, cuối cùng là thìa là, tất cả trộn lẫn, vừa tái thì bắc ra, đập một quả trứng, đảo lên vài nhát nữa rồi trút ra bát lớn.

Đa phần các sự tình hành động có quan hệ thời gian nối tiếp trong câu ghép ở tác phẩm Miếng ngon Hà Nội thiên về việc diễn tả quá trình làm và thưởng thức các món ngon.

2.1.1.2. Câu ghép có các vế biểu hiện sự tình quá trình

Sự tình quá trình là sự tình mang đặc trưng [+động] và [-chủ ý]. Đặc trưng này làm cho sự tình quá trình có những đặc điểm gần với sự tình hành động. Theo đó, nếu tất cả các vế cùng biểu hiện sự tình quá trình thì các sự tình cũng thường nằm trong quan hệ thời gian với nhau, có thể là quan hệ thời gian đồng thời hoặc nối tiếp. Dù không hiển lộ quan hệ quá trình cụ thể giữa các vế nhưng cũng có thể được thể hiện thông qua các hư từ.

[] Vào những dịp trăng thượng huyền, tháng Giêng, tháng Hai, nước biển rút xuống: những con rươi đẻ trứng ở ruộng; trứng đó ở cách sâu dưới đất chừng bốn, năm mươi phân.

[] Vào tuần trăng hạ huyền, nước biển dâng cao, tràn vào các ruộng; trứng rươi nở ra con rồi nhô ở dưới đất lên và dứt ra từng đoạn như hầu hết các giống sâu bọ khác.

Ở những ví dụ trên, các quá trình có quan hệ thời gian đồng thời, giữa các vế không có từ nối. Trong sự tình quá trình được diễn đạt ở các vế của câu ghép, chủ thể trải qua quá trình là những chủ thể không có nhận thức, mang nét nghĩa [-người], đó là những vật vô tri thuộc về tự nhiên (sinh vật, nước biển). Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy chỉ có hai trường hợp câu ghép có các vế biểu hiện sự tình quá trình.

2.1.1.3. Câu ghép có các vế biểu hiện sự tình trạng thái (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự tình trạng thái là sự tình được biểu hiện bằng vị tố mang đặc trưng [+động] và [-chủ ý]. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, có hai kiểu quan hệ trong câu ghép biểu hiện sự tình trạng thái là quan hệ liệt kê và quan hệ tương phản.

Kiểu quan hệ liệt kê thường xuất hiện trong câu ghép nhiều vế, giữa các vế không dùng những phương tiện từ ngữ cụ thể để nối kết. Lúc này, việc lựa chọn sự tình nào đứng trước, sự tình nào đứng sau là tùy thuộc vào cách cảm nhận, sắp xếp, quan niệm của người viết và ngữ cảnh giao tiếp.Ví dụ:

[] Tôi nhớ đến miến lươn vàng, thơm phưng phức mà bùi, ăn vào, sợi miến cứ quánh lấy nhau; tôi nhớ đến thời kì làm báo “Vịt Đực”, buổi sáng thu, ăn chả cốm nóng hôi hổi ở hàng Bông Thợ Nhuộm.

[] Cây chuối con thái ra thật mỏng, được ít nào thì cho vào một chậu nước lã có đánh một tí phèn, đặt vào đĩa, trông như những cái đăng ten trắng muốt; ngổ Canh và kinh giới thì xanh màu ngọc thạch; rau thơm sẫm hơn, còn tía tô tím ánh hồng: tất cả những thứ rau đó không cần phải ngửi cũng đã thấy thơm ngan ngát lên rồi, mà mát, mà mát quá!

Trong các ví dụ trên, các vế của câu ghép đều biểu hiện sự tình trạng thái, nêu ra tính chất cũng như trạng thái của các chủ thể. Tất cả các sự tình

đều có mối quan hệ đẳng lập với nhau cho nên có thể diễn đạt khác mà không làm thay đổi nội dung biểu đạt của câu. Chẳng hạn như:

- Tôi nhớ đến thời kì làm báo “Vịt Đực”, buổi sáng thu, ăn chả cốm nóng hôi hổi ở hàng Bông Thợ Nhuộm; tôi nhớ đến miến lươn vàng, thơm phưng phức mà bùi, ăn vào, sợi miến cứ quánh lấy nhau.

- Tất cả những thứ rau đó không cần phải ngửi cũng đã thấy thơm ngan ngát lên rồi, mà mát, mà mát quá, ngổ Canh và kinh giới thì xanh màu ngọc thạch; rau thơm sẫm hơn, còn tía tô tím ánh hồng; cây chuối con thái ra thật mỏng, được ít nào thì cho vào một chậu nước lã có đánh một tí phèn, đặt vào đĩa, trông như những cái đăng ten trắng muốt.

Tuy nhiên, do bị chi phối bởi các bình diện như ngữ âm, sự phân bố thông tin làm cơ sở cho nhau, ... cho nên sự sắp xếp các sự tình này cũng được người viết lựa chọn sao cho phù hợp nhất.

Kiểu quan hệ tương phản thường xuất hiện trong câu ghép có hai vế, giữa các vế thường xuất hiện các liên từ (nhưng (mà), còn, mà,...), các cặp liên từ (tuy, mặc dầu, dù, dẫu...nhưng, thì,...) làm cơ sở để đối chiếu hai sự việc đối lập nhau. Ví dụ như:

[] Ngô tẻ ăn hơi bứ, ngọt một cái ngọt hơi sắt, nhưng ngô nếp thì mềm, nhai cứ lừ răng đi, cái ngọt của nó thì “trinh tiết” quá.

[] Ông Tây nhứt định là không biết ăn lòng lợn, tiết canh rồi, còn ông Tàu thì chỉ biết độc có một món là làm thành “lù mỵ” cặp vào bánh mì ăn hay lấy một que tăm xiên từng miếng nhắm vào tới ba xị đế.

[] Dù bận rộn hay háu ăn đến thế nào đi nữa, người ta cũng nhởn nha gắp từng bộ phận của con heo.

Ở ví dụ [], ngoài dấu hiệu hình thức có chức năng chỉ dẫn quan hệ nghịch đối giữa hai vế trong câu ghép, đó là liên từ nhưng, còn có thể nhận thấy ý nghĩa đối lập của chúng khi hai sự tình nói về hai chủ thể có đặc điểm, tính chất khác nhau. Tương tự ở ví dụ [], ngoài dấu hiệu nhận biết sự tương

phản là liên từ còn thì trong nội dung sự tình cũng đã phản ánh chủ thể ở vế đầu chắc chắn không biết đến một đối tượng nào đó thì chủ thể ở vế sau còn chỉ biết một phần rất nhỏ thuộc về đối tượng được nói đến. Hay ở ví dụ [], ngoài dấu hiệu nhận biết là từ thì vế đứng trước – vế phụ nêu lên một sự kiện được coi như bất lợi, một sự cản trở sự kiện được nêu ở vế sau – vế chính, mặc dù vậy, vế chính lại khẳng định kết quả ngược lại bất chấp cản trở.

2.1.1.4. Câu ghép có các vế biểu hiện sự tình quan hệ

Sự tình quan hệ là sự tình mang đặc trưng [-động] và [-chủ ý]. Đặc trưng này làm cho sự tình quan hệ gần với sự tình trạng thái, tuy nhiên, câu ghép có các vế biểu hiện sự tình quan hệ luôn cần hai tham thể quan hệ mới đủ điều kiện để đảm bảo cho câu trọn nghĩa trong khi câu ghép có các vế biểu hiện sự tình trạng thái thường chỉ cần một tham thể. Qua khảo sát ngữ liệu, chúng tôi thấy câu ghép có các vế biểu hiện sự tình quan hệ thường xuất hiện kiểu quan hệ đồng nhất. Ví dụ như:

[] Rươi cái hàn thử biểu; rươi vị thuốc bách giải mà người ta gán cho một sức công hiệu như thần; nhưng rươi còn một mối bí mật để cho người ta hỏi lẫn nhau trong mấy ngày ngắn ngủi có rươi ăn.

[] Kết cục con rươi đực chết (kiếp nam nhi có mong manh!) nhưng có một điều an ủi là đã để lại cho đời một kỉ niệm: những cái trứng chìm sâu xuống đất để sang năm lại sinh ra một lũ rươi con, nối dõi tông đường, lo việc hương khói nhà rươi và cũng để làm một ... món ăn đặc biệt cho những khách sành ăn nơi Bắc Việt.

[] Nước ta một nước sống bằng nghề nông, mà rươi một sản phẩm của ruộng đất bao la Bắc Việt, cũng như là gốm.

[] Thật vậy, thịt cầy ở nước ta không phải một món ăn như thịt dê, thịt lợn, nhưng nó lại còn một niềm tin tưởng trong dân gian nữa.

Mỗi câu ghép ở ví dụ trên gồm hai vế, mỗi vế biểu hiện một sự tình quan hệ được biểu hiện bằng vị tố chỉ quan hệ đồng nhất . Các sự tình trong mỗi câu ghép có quan hệ ngữ pháp ngang hàng nhau, bình đẳng với nhau và quan hệ ngữ nghĩa đồng loại. Theo đó, mỗi sự tình đều có cương vị độc lập và hoàn toàn có thể tách thành những câu đơn. Tuy nhiên chúng vẫn có mối quan hệ liệt kê nên người viết liên kết chúng lại để hợp thành một thể thống nhất trong khuôn khổ một câu ghép.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: Cấu trúc ngữ nghĩa và cấu trúc lập luận trong câu ghép (qua tác phẩm “Miếng ngon Hà Nội” của Vũ Bằng) (Trang 29 - 35)