VỊ TRÍ CỦA CÁC THÀNH PHẦN LẬP LUẬN

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: Cấu trúc ngữ nghĩa và cấu trúc lập luận trong câu ghép (qua tác phẩm “Miếng ngon Hà Nội” của Vũ Bằng) (Trang 70 - 72)

(QUA TÁC PHẨM MIẾNG NGON HÀ NỘI CỦA VŨ BẰNG)

3.3.VỊ TRÍ CỦA CÁC THÀNH PHẦN LẬP LUẬN

Theo logic học thì có ba thao tác tương ứng với ba kiểu lập luận như sau: - Lập luận theo kiểu diễn dịch:

Diễn dịch là một thao tác tư duy logic, từ một nguyên lí chung suy ra những hệ luận, những đoán định cụ thể. Dưới góc độ lập luận, diễn dịch là cách trình bày, tổ chức, sắp xếp các ý từ cái chung, cái khái quát đến cái riêng, cái cụ thể. Nói cách khác, xét về vị trí của các thành phần lập luận, đây là kiểu lập luận mà thành phần kết luận đứng trước, các luận cứ giải thích, chứng minh cho kết luận đứng sau.

Cấu trúc lập luận diễn dịch: r <- p, q - Lập luận theo kiểu quy nạp:

Cũng như diễn dịch, quy nạp vừa là một thao tác tư duy logic, vừa là một cách trình bày lập luận. Với tư cách là một thao tác tư duy, quy nạp là quá trình đi từ những bộ phận, đối tượng riêng lẻ, tìm ra mối liên hệ bản chất giữa chúng với nhau, từ đó nâng lên thành những nhận định khái quát về những đặc điểm, tính chất chung của chúng. Với tư cách là một cách trình bày lập luận, quy nạp là cách đi từ các ý kiến, dẫn chứng cụ thể, riêng lẻ, rồi sau mới đến sự tổng hợp và khái quát về các ý kiến, các sự kiện riêng lẻ đó. Nói cách khác, xét theo vị trí của các thành phần lập luận, đây là kiểu lập luận có thành phần luận cứ đứng trước, kết luận đứng sau.

Cấu trúc lập luận quy nạp: p, q -> r - Lập luận theo kiểu tổng phân hợp:

Đây là một trong những biểu hiện của sự kết hợp giữa cách trình bày diễn dịch với cách trình bày quy nạp. Kiểu trình bày này bắt đầu bằng việc nêu vấn đề có tính chất tổng hợp, khái quát. Tiếp theo là phân tích, lí giải, chứng minh bằng lí lẽ, dẫn chứng và minh họa cụ thể. Cuối cùng lại đánh giá khái quát, tổng hợp, nâng cao hoặc mở rộng vấn đề được nêu ra ban đầu. Xét theo vị trí của các thành phần trong lập luận, đây là kiểu lập luận mà kết luận cuối cùng được nâng ở tầm khái quát cao hơn.

Cấu trúc lập luận tổng phân hợp: r <- p, q -> R

Khảo sát ngữ liệu câu ghép trong tác phẩm Miếng ngon Hà Nội, dựa trên vị trí của các thành phần lập luận, chúng tôi đưa ra bảng kết quả như sau:

Kiểu lập luận Số lượng (ngữ liệu) Tỉ lệ (%) Trong tổng ngữ liệu khảo sát Trong tổng lập luận đầy đủ thành phần Lập luận diễn dịch 69 19,4 31,2 Lập luận quy nạp 149 41,8 67,4 Lập luận tổng phân hợp 3 0,8 1,4

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: Cấu trúc ngữ nghĩa và cấu trúc lập luận trong câu ghép (qua tác phẩm “Miếng ngon Hà Nội” của Vũ Bằng) (Trang 70 - 72)