TÍNH PHỨC HỢP CỦA LẬP LUẬN

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: Cấu trúc ngữ nghĩa và cấu trúc lập luận trong câu ghép (qua tác phẩm “Miếng ngon Hà Nội” của Vũ Bằng) (Trang 51 - 55)

(QUA TÁC PHẨM MIẾNG NGON HÀ NỘI CỦA VŨ BẰNG)

3.1.TÍNH PHỨC HỢP CỦA LẬP LUẬN

Tiêu chí để xác định một lập luận là kết luận, do vậy, tính phức hợp của lập luận là dựa vào số lượng kết luận có mặt trong một lập luận. Theo đó, căn cứ vào tính phức hợp của một lập luận, nhìn chung có hai dạng cơ bản là lập luận đơn và lập luận phức.

Lập luận đơn là lập luận chỉ có một kết luận. Các thành phần còn lại đều là luận cứ. Mô hình cấu trúc câu ghép chứa lập luận đơn như sau:

p, q -> r hoặc p1, p2, p3,...,pn -> r

Lập luận phức là lập luận có hai kết luận trở lên. Lập luận phức có hai cấu trúc như sau:

p1, q1 -> r1 -> r2 -> r3....-> rn -> R hoặc p1, q1 -> r1 p2, q2 -> r2 p3, q3 -> r3 ... -> R pn, qn -> rn

Ở cả hai mô hình của lập luận phức, R là kết luận chung (có thể tường minh hoặc hàm ẩn), r1, r2, r3 là những kết luận bộ phận. Trong mô hình lập luận phức thứ nhất, từ luận cứ p1 và q1 ta có kết luận r1. Kết luận r1 lại đóng

vai trò luận cứ để có kết luận r2. Kết luận r2 lại đóng vai trò làm luận cứ để có kết luận r3, cứ thế tiếp tục cho đến khi chúng ta có kết luận R. Trong mô hình lập luận phức thứ hai, các luận cứ p1, q1 hướng tới kết luận r1; luận cứ p2, q2 hướng đến kết luận r2; luận cứ p3, q3 hướng đến kết luận r3; luận cứ pn,qn hướng đến kết luận rn. Các kết luận r1,r2,r3,...,rn đều trở thành những luận cứ để hướng đến kết luận R.

Khảo sát ngữ liệu câu ghép trong tác phẩm Miếng ngon Hà Nội, dựa vào tính phức hợp của lập luận, chúng tôi đưa ra bảng kết quả như sau:

Kiểu lập luận Số lượng (ngữ liệu) Tỉ lệ (%)

Lập luận đơn 237 66,8 Lập luận phức (118 ngữ liệu, chiếm 33,2 %) Cấu trúc 1 8 2.3 Cấu trúc 2 110 30,9 3.1.1. Lập luận đơn

[] Có ai đã xa Hà Nội lâu ngày, một chiều hiu hắt vọng về Hà Nội nhớ từng cái ngõ, từng cái nhà, nhớ từng vườn Bách Thảo, hồ Hoàn Kiếm nhớ đi, nhớ từ những hoa sấu rụng ở trên đường mùa thu nhớ xuống, mà tự nhiên ở đâu có người tìm đến mang “một chút quà Hà Nội” đến cho mình, người ấy mới có thể biết “quà Hà Nội” giá trị như thế nào!

Trong ngữ liệu trên, chúng ta có thể thấy:

Luận cứ p1:“ Có ai đã xa Hà Nội lâu ngày, một chiều hiu hắt vọng về Hà Nội nhớ từng cái ngõ, từng cái nhà, nhớ từng vườn Bách Thảo, hồ Hoàn Kiếm nhớ đi, nhớ từ những hoa sấu rụng ở trên đường mùa thu nhớ xuống”.

Luận cứ p2: “tự nhiên ở đâu có người tìm đến mang “một chút quà Hà Nội” đến cho mình” .

Kết luận r: “người ấy mới có thể biết “quà Hà Nội” giá trị như thế nào!”. Như vậy, những lập luận xuất phát từ một hoặc nhiều luận cứ đưa đến một kết luận được coi là một lập luận đơn. Tương tự, chúng ta có các ví dụ sau:

[] Một gian nhà đổ căng một cái bạt, bắc vài cái ghế; một cổng đình chắn một tấm phên tre; một cái ngõ che mấy tấm tôn và kê một hai tấm ghế dài: thế là đã thành một cửa hàng rồi, ngồi ăn được, mà rất có thể lại ngon lành là khác.

Ở câu ghép trên, ta thấy:

Luận cứ p1: “Một gian nhà đổ căng một cái bạt, bắc vài cái ghế”. Luận cứ p2: “một cổng đình chắn một tấm phên tre”.

Luận cứ p3: “một cái ngõ che mấy tấm tôn và kê một hai tấm ghế dài” . Đưa đến kết luận r: “thế là đã thành một cửa hàng rồi, ngồi ăn được, mà rất có thể lại ngon lành là khác”.

[] Một nhúm bánh phở; một ít hành hoa thái nhỏ, điểm mấy ngọn rau thơm xanh biêng biếc; mấy nhát gừng màu vàng thái mướt như tơ; mấy miếng ớt mỏng vừa đỏ màu hoa hiên vừa đỏ sẫm như hoa lựu...ba bốn thứ màu sắc đó cho ta cảm giác được ngắm một bức họa lập thể của một họa sĩ trong phái văn nghệ tiền chiến dùng màu sắc hơi lố lỉnh, hơi bạo quá, nhưng mà đẹp mắt.

Trong câu trên, chúng ta có thể thấy xuất hiện bốn luận cứ : p1: “Một nhúm bánh phở”.

p2: “một ít hành hoa thái nhỏ, điểm mấy ngọn rau thơm xanh biêng biếc”, “mấy nhát gừng màu vàng thái mướt như tơ”, “mấy miếng ớt mỏng vừa đỏ màu hoa hiên vừa đỏ sẫm như hoa lựu...”

Và một kết luận r: “ba bốn thứ màu sắc đó cho ta cảm giác được ngắm một bức họa lập thể của một họa sĩ trong phái văn nghệ tiền chiến dùng màu sắc hơi lố lỉnh, hơi bạo quá, nhưng mà đẹp mắt”.

Trong lập luận đơn, chỉ tồn tại duy nhất một kết luận còn luận cứ dẫn đến kết luận có thể nhiều hoặc ít tùy vào ngữ cảnh, văn phong, lẽ thường,...để diễn giải. Theo đó, trong tác phẩm Miếng ngon Hà Nội, chúng ta có thể kể đến rất nhiều lập luận đơn, theo khảo sát, có thể nói rằng lập luận đơn chiếm đa số trong toàn bộ tác phẩm. (219 câu ghép / 355 câu ghép). Một số ví dụ tiêu biểu như sau:

[] Tôi đã đi nhiều chợ quê, ăn thử hết các mặt bánh cuốn, nhưng hoặc là bánh tráng dày quá, hoặc là bột xay nồng quá, hoặc là hành mỡ gia thô quá nên bánh nào cũng vậy, chỉ làm cho tôi nhớ đến bánh cuốn Thanh Trì.

p1: “Tôi đã đi nhiều chợ quê, ăn thử hết các mặt bánh cuốn”

p2: “hoặc là bánh tráng dày quá, hoặc là bột xay nồng quá, hoặc là hành mỡ gia thô quá”

r: “bánh nào cũng vậy, chỉ làm cho tôi nhớ đến bánh cuốn Thanh Trì”.

[] Đậu mềm, tương dịu ngọt, bánh đúc mỡ màng, cầm tay mà ăn vào một buổi trưa hè thanh nhã, xa xa có tiếng ve kêu rền rền – không, tôi đoan chắc với ông rằng: ta có thể ăn như thế mãi mà không biết chán.

p1: “Đậu mềm”, p2: “tương dịu ngọt”, p3: “bánh đúc mỡ màng”, p4: “cầm tay mà ăn vào một buổi trưa hè thanh nhã, xa xa có tiếng ve kêu rền rền”, r: “ta có thể ăn như thế mãi mã không biết chán”.

Chúng ta có các lập luận đơn trên đây đều bao gồm một kết luận tường minh. Kết luận này có thể được rút ra từ nhiều luận cứ khác nhau dựa trên sự trải nghiệm của tác giả. Điều này cho chúng ta thấy rằng, xét về kiến trúc câu ghép, Vũ Bằng thường sử dụng kiểu kiến trúc câu đơn giản, luận cứ có thể nhiều tầng bậc nhưng được khai thác khá linh hoạt, phong phú bằng nhiều cách diễn đạt để chở tải hết nguồn cảm xúc dồi dào, nóng hổi của tác giả. Hơn nữa, xét về phong cách thể loại thì việc sử dụng lập luận đơn, người đọc có thể dễ dàng nắm bắt được những đúc rút chính một cách ngắn gọn dựa trên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: Cấu trúc ngữ nghĩa và cấu trúc lập luận trong câu ghép (qua tác phẩm “Miếng ngon Hà Nội” của Vũ Bằng) (Trang 51 - 55)