Cấu trúc lập luận quy nạp

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: Cấu trúc ngữ nghĩa và cấu trúc lập luận trong câu ghép (qua tác phẩm “Miếng ngon Hà Nội” của Vũ Bằng) (Trang 74 - 77)

(QUA TÁC PHẨM MIẾNG NGON HÀ NỘI CỦA VŨ BẰNG)

3.3.2.Cấu trúc lập luận quy nạp

Cấu trúc này có số lượng 149 lập luận trong ba cấu trúc nói trên, chiếm 41,8 % trên tổng số lập luận và chiếm tỉ lệ 67,4 % trên tổng số lập luận đầy đủ thành phần.

[] Một gian nhà đổ căng một cái bạt, bắc vài cái ghế; một cổng đỉnh chắn một tấm phên tre; một cái ngõ, che mấy tấm tôn và kê một hai tấm ghế dài: thế là đã thành ra một cửa hàng rồi, ngồi ăn được, mà rất có thể lại ngon lành là khác.

Trong lập luận này, ta thấy:

p1: “Một gian nhà đổ căng một cái bạt, bắc vài cái ghế”. p2: “một cổng đỉnh chắn một tấm phên tre”.

p3: “một cái ngõ, che mấy tấm tôn và kê một hai tấm ghế dài” đứng trước. Kết luận r: “thế là đã thành ra một cửa hàng rồi, ngồi ăn được, mà rất có thể lại ngon lành là khác” đứng sau.

[] Thịt thì mềm, bánh thì dẻo, thỉnh thoảng lại thấy cay cái cay của gừng, cay cái cay của hạt tiêu, cay cái cay của ớt; thỉnh thoảng lại thấy thơm nhè nhẹ cái thơm của hành hoa, thơm hang hắc cái thơm của rau thơm, thơm dìu dịu cái thơm của thịt bò tươi và mềm...rồi thì hòa hợp tất cả những vị đó lại, nước dùng ngọt cứ lừ đi, ngọt một cách hiền lành, êm dịu, ngọt một cách thành thực, thiên nhiên, không có chất gì là hóa học...không, ông phải thú nhận với tôi đi: “Có phải ăn một bát phở như thế thì khoan khoái quá, phải không?

Xét lập luận trên, ta thấy:

thơm nhè nhẹ cái thơm của hành hoa, thơm hang hắc cái thơm của rau thơm, thơm dìu dịu cái thơm của thịt bò tươi và mềm...rồi thì hòa hợp tất cả những vị đó lại, nước dùng ngọt cứ lừ đi, ngọt một cách hiền lành, êm dịu, ngọt một cách thành thực, thiên nhiên, không có chất gì là hóa học”.

Đưa đên kết luận r: “ông phải thú nhận với tôi đi: “Có phải ăn một bát phở như thế thì khoan khoái quá, phải không?”

[] Một bát phở vừa tái vừa chín ngon, chưa đủ để định giá trị của hàng phở được; muốn biết chân giá trị của nó, theo lời người biết ăn phở, phải là thứ phở chín không thôi, phở chín mà ngon thì mới thật là ngon đấy.

Trật tự các thành phần của lập luận này như sau:

Luận cứ p1: “Một bát phở vừa tái vừa chín ngon, chưa đủ để định giá trị của hàng phở được”.

Luận cứ p2: “muốn biết chân giá trị của nó, theo lời người biết ăn phở, phải là thứ phở chín không thôi”.

Kết luận r: “phở chín mà ngon thì mới thật là ngon đấy”.

Kết luận r của lập luận đứng sau luận cứ, đúng với logic của một lập luận quy nạp.

[] Cây chuối con thái ra thật mỏng, được ít nào thì cho vào một chậu nước lã có đánh một tí phèn, đặt vào đĩa, trông như những cái đăng ten trắng muốt; ngổ Canh và kinh giới thì xanh màu ngọc thạch; rau thơm sẫm hơn, còn tía tô màu tím ánh hồng: tất cả những thứ rau đó không cần phải ngửi cũng đã thấy thơm thơm ngan ngát lên rồi, mà mát, mà mát quá!

Trong lập luận, ta có:

Luận cứ p1: “Cây chuối con thái ra thật mỏng, được ít nào thì cho vào một chậu nước lã có đánh một tí phèn, đặt vào đĩa, trông như những cái đăng ten trắng muốt”.

Luận cứ p2: “ngổ Canh và kinh giới thì xanh màu ngọc thạch”.

Các luận cứ này dẫn đến một kết luận tất yếu: “tất cả những thứ rau đó không cần phải ngửi cũng đã thấy thơm thơm ngan ngát lên rồi, mà mát, mà mát quá!”.

Tương tự, ta có thể bắt gặp cấu trúc theo logic quy nạp này ở một số ngữ liệu như sau:

[] Đương ngồi ở trong nhà bỗng nghe tiếng những người đàn bà lanh lảnh rao: “Ai mua rươi! Ai mua rươi ra mua!” người ta bỗng thấy lòng tưng bừng như có muôn đóa hoa hé cánh và người ta vội vàng chạy ra cửa gọi mua: “Rươi! Rươi!”.

Luận cứ p: “Đương ngồi ở trong nhà bỗng nghe tiếng những người đàn bà lanh lảnh rao: “Ai mua rươi! Ai mua rươi ra mua!”” đứng trước.

Dẫn đến kết luận r: “người ta bỗng thấy lòng tưng bừng như có muôn đóa hoa hé cánh và người ta vội vàng chạy ra cửa gọi mua: “Rươi! Rươi!”” đứng sau.

[] Lo cho con học, vợ hỏi tiền làm giỗ; phắc tuy đèn chưa trả; nhân tình dọa bỏ đi; cuối tháng, lại phải đến chủ nhà hỏi xem hắn có bằng lòng thuê nữa hay không...bao nhiêu nỗi lo âu khốn nạn làm cho lòng người ta day dứt!

p1: “Lo cho con học, vợ hỏi tiền làm giỗ”. p2: “phắc tuy đèn chưa trả”.

p3: “cuối tháng, lại phải đến chủ nhà hỏi xem hắn có bằng lòng thuê nữa hay không...” đứng trước.

Đưa đến kết luận r: “bao nhiêu nỗi lo âu khốn nạn làm cho lòng người ta day dứt!”.

[] Ngày xưa ngon có tiếng là nhà cả Thủy, nhưng về sau, nghe thấy nói rằng vì bà cụ mẹ vợ cả Thủy mất đi, cả Thủy chơi bời cờ bạc, không chăm chút cửa hàng như cũ nên mỗi ngày số khách vào ăn hàng mỗi kém đi.

chút cửa hàng như cũ” đứng trước.

Và kết luận r: “mỗi ngày số khách vào ăn hàng mỗi kém đi” đứng sau.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: Cấu trúc ngữ nghĩa và cấu trúc lập luận trong câu ghép (qua tác phẩm “Miếng ngon Hà Nội” của Vũ Bằng) (Trang 74 - 77)