Lập luận chỉ hiện diện thành phần kết luận

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: Cấu trúc ngữ nghĩa và cấu trúc lập luận trong câu ghép (qua tác phẩm “Miếng ngon Hà Nội” của Vũ Bằng) (Trang 66 - 70)

(QUA TÁC PHẨM MIẾNG NGON HÀ NỘI CỦA VŨ BẰNG)

3.2.2. Lập luận chỉ hiện diện thành phần kết luận

Căn cứ vào sự hiện diện của các thành phần lập luận, trong ngữ liệu câu ghép mà chúng tôi khảo sát, dạng lập luận chỉ hiện diện thành phần kết luận có 134 ngữ liệu, chiếm 37,8 % tổng số ngữ liệu.

Dạng lập luận chỉ hiện diện thành phần kết luận lại có ba cấu trúc cơ bản sau:

Cấu trúc 1: Lập luận chỉ hiện diện một kết luận tường minh: r.

Cấu trúc 2: Lập luận hiện diện hai kết luận tường minh trở lên : r1, r2,...,rn.

Cấu trúc 3: Lập luận hiện diện hai kết luận tường minh trở lên và một kết luận hàm ẩn:

r1, r2, ..., rn -> R

Sau đây, chúng tôi sẽ đi vào phân tích lần lượt từng mô hình.

3.2.2.1. Cấu trúc 1

r

[] Chính cũng vì lẽ đó, có nhiều ông ở nhà quê làm dựa mận ngon chết đi được rồi, mà vẫn không chịu ăn ngay, lại còn cầu kì muốn cho nó phải

“đông” mới thú.

[] Thật vậy, thịt cầy ở nước ta không phải là một món ăn như thịt dê, thịt lợn, nhưng nó lại còn là một niềm tin tưởng trong dân gian nữa.

Các lập luận dẫn ở trên đều có cấu tạo trực tiếp từ một kết luận. Đây là dạng cấu trúc xuất hiện với tần suất khá nhiều trong toàn bộ ngữ liệu mà chỉ hiện diện thành phần kết luận, bởi nó là những đúc rút tinh túy mà vô cùng ngắn gọn, hàm súc khi đánh giá một đối tượng nào đó, điều này mang đặc trưng của kí – thể loại ghi chép nhanh sự vật, hiện tượng nghe thấy, nhìn thấy, cảm thấy.

3.2.2.2. Cấu trúc 2

r1, r2,..rn

[] Người đi bộ đỡ chết mà ông vặn lái ô tô cũng thích.

[] Người ta bâng khuâng nhớ một cái gì đã mất và chính người ta không biết là cái gì.

[] Màu thời gian tim tím, hương mùa xuân xanh xanh.

[] Mỗi thứ nhắc lại cho ta một kỉ niệm vui hay buồn, mỗi thứ nhắc lại cho ta một thời kì đã qua đi không trở lại.

[] Cái ngon thiên hình vạn trạng làm cho người ta cảm thấy say sưa cuộc sống còn; cái ngon làm người ta thương mến nước non, thương mến từ cái cây, ngọn cỏ thương đi, thương mến từ con cá, miếng thịt của đồng bào mà thương lại; cái ngon làm cho người ta tự bắt buộc phải quý hóa từ mấy lá thìa là, cải cúc, từ một xóc cua đồng, từ mấy ngọn hung láng của những người nơi thôn ổ đã chăm chút trồng nên.

Các lập luận nêu trên đều có cấu tạo trực tiếp từ hai kết luận tường minh trở lên. Sức thuyết phục và hấp dẫn người đọc của dạng cấu trúc lập luận này không chỉ đến từ bản thân mỗi lập luận r như trong cấu trúc 1 mà còn đến từ sự tổng hòa, tương tác, cộng hưởng của hai lập luận sóng đôi.

r1, r2, ..., rn -> R

[] Phở Nhà thương Phủ Doãn ăn được nhưng nước hơi nhạt; phở Đông Mỹ ở phố Mới ăn êm nhưng tẩy gừng hơi quá tay; phở Cống Vọng, kéo xe, ngon, nhưng nước dùng hơi hôi; phở Mũ Đỏ ở đằng sau miếu chợ Hôm vô thưởng vô phạt, ăn khá, nhưng chưa có gì quyến rũ.

Các kết luận tường minh được trình bày trong ví dụ trên là : r1: “Phở Nhà thương Phủ Doãn ăn được nhưng nước hơi nhạt”. r2: “phở Đông Mỹ ở phố Mới ăn êm nhưng tẩy gừng hơi quá tay” r3: “phở Cống Vọng, kéo xe, ngon, nhưng nước dùng hơi hôi”.

r4: “; phở Mũ Đỏ ở đằng sau miếu chợ Hôm vô thưởng vô phạt, ăn khá, nhưng chưa có gì quyến rũ”.

Các kết luận ấy hướng đến kết luận R hàm ẩn: Phở là món ăn phổ biến ở mọi nơi của Hà Nội, mỗi nơi lại có một đặc trưng riêng, có những điểm ngon và có những điểm chưa ưng ý được khi thưởng thức.

[] Huống chi thịt chó lại còn ngon và bổ; vì thế tôi cho rằng mặc dầu người ta đàm tiếu thế nào đi nữa, thịt chó vẫn cứ là một món ngon bất diệt của dân ta và tôi tin rằng: “Nước ta còn, thịt chó còn” mà văn hóa ẩm thực của ta mai sau hay, dở là ở điểm có biết duy trì thịt chó hay không vậy.

Ngữ liệu trên có thể phân tích thành ba kết luận tường minh là: r1: “thịt chó lại còn ngon và bổ”.

r2: “tôi cho rằng mặc dầu người ta đàm tiếu thế nào đi nữa, thịt chó vẫn cứ là một món ngon bất diệt của dân ta”.

r3: “tôi tin rằng: “Nước ta còn, thịt chó còn” mà văn hóa ẩm thực của ta mai sau hay, dở là ở điểm có biết duy trì thịt chó hay không vậy”.

Tất cả những kết luận tường minh đó hướng đến một kết luận R hàm ẩn là: Đối với cá nhân tác giả thì thịt chó là “quốc túy”.

nước chấm, ăn sậm sựt mà lạ miệng; gỏi tôm nhúng giấm dùng với bánh đa, rau và tương ngọt ăn thơm ngát, bùi, hơi béo, nhưng không vì thế mà không mát ruột.

Ở ví dụ trên, tương tự như cách phân tích ví dụ [] thì ta có thể thấy tồn tại ba kết luận tường minh là:

r1: “Gỏi trứng sam, làm khéo – đừng để dập mật và ruột sam – ăn mát và ngọt”.

r2: “gỏi sườn lợn, bóp thính và giã tỏi cho vào trộn đều với lá lộc và nước chấm, ăn sậm sựt mà lạ miệng”.

r3: “gỏi tôm nhúng giấm dùng với bánh đa, rau và tương ngọt ăn thơm ngát, bùi, hơi béo, nhưng không vì thế mà không mát ruột”.

Ba kết luận tường minh đó cùng thể hiện kết luận R hàm ẩn là: gỏi có thể được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau, với mỗi nguyên liệu đều có cách chế biến, cách thưởng thức và tính chất riêng.

[] Rươi là cái hàn thử biểu; rươi là vị thuốc bách giải mà người ta gán cho một sức công hiệu như thần; nhưng rươi còn là một mối bí mật để cho người ta hỏi lẫn nhau trong mấy ngày ngắn ngủi có rươi ăn.

Tương tự như vậy, trong ngữ liệu này, từ: Kết luận r1: “Rươi là cái hàn thử biểu”.

Kết luận r2: “rươi là vị thuốc bách giải mà người ta gán cho một sức công hiệu như thần”.

Kết luận r3: “rươi còn là một mối bí mật để cho người ta hỏi lẫn nhau trong mấy ngày ngắn ngủi có rươi ăn”.

Suy ra được kết luận R hàm ẩn: Rươi là món ăn có nhiều công dụng cả về sức khỏe, cả về tinh thần.

Qua các phân tích trên đây, một cách khái quát, chúng ta có thể nhận thấy trong văn bản nghệ thuật, chúng ta luôn có thể có điều kiện để khôi phục luận cứ và kết luận, luôn có thể nhận diện kết luận tường minh và kết luận

hàm ẩn. Một mặt vì mỗi lập luận đều gắn kết với nhau tạo nên mạch lạc cho văn bản cả về nội dung lẫn hình thức. Mặt khác, chính vì đặc trưng của thể loại kí cũng đã có những tác động đáng kể trong việc xây dựng lập luận tường minh để người đọc có thể dễ dàng nhận diện vấn đề, cũng như việc xây dựng những kết luận hàm ẩn có thể kích thích sự tìm tòi, khám phá của người đọc đối với tác giả và đối với vấn đề được nói tới. Ở đây, chúng tôi nhắc đến hai khía cạnh của lập luận khi phân chia theo tiêu chí sự hiện diện của các thành phần lập luận là lập luận đầy đủ thành phần và lập luận chỉ hiện diện thành phần kết luận không đồng nghĩa với việc không tồn tại lập luận chỉ hiện diện thành phần luận cứ. Nhưng xét rằng, trong văn bản nghệ thuật, khi tác giả đưa ra một luận cứ, tất yếu sẽ phải hướng tới một kết luận nào đó, khó có thể để luận cứ tồn tại một cách dư thừa, vô nghĩa. Chính vì thế, người viết cho rằng, chính mỗi lập luận như thế bản thân nó đã là một kết luận tường minh. Nói cách khác, xét các lập luận chỉ hiện diện thành phần kết luận, nếu bản thân nó lại có thể đóng vai trò làm luận cứ cho một kết luận hàm ẩn khác thì bản thân lập luận này vừa đóng vai trò làm luận cứ, vừa đóng vai trò làm kết luận.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: Cấu trúc ngữ nghĩa và cấu trúc lập luận trong câu ghép (qua tác phẩm “Miếng ngon Hà Nội” của Vũ Bằng) (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w