(QUA TÁC PHẨM MIẾNG NGON HÀ NỘI CỦA VŨ BẰNG)
3.3.3. Cấu trúc lập luận tổng phân hợp
Cấu trúc lập luận theo kiểu tổng phân hợp trong câu ghép chiếm 0.8 % trong tổng số ngữ liệu đã khảo sát và chiếm 1,4% trong tổng số lập luận đầy đủ thành phần.
[] Nhưng bây giờ thì thang và cuốn đã được bình dân hóa, ngày nào cũng có bán ở các cửa hiệu, ở chợ, ở các hàng “cơm tám giò chả” và bán cũng chưa được lấy gì làm đắt; tuy vậy, thang và cuốn cũng vẫn chẳng lấy gì làm phổ thông.
Trong ngữ liệu trên, ta có kết luận r đứng đầu: “bây giờ thì thang và cuốn đã được bình dân hóa”.
Luận cứ p giải thích cho kết luận r đứng sau: “ngày nào cũng có bán ở các cửa hiệu, ở chợ, ở các hàng “cơm tám giò chả” và bán cũng chưa được lấy gì làm đắt”.
Luận cứ p và kết luận r nói trên lại trở thành luận cứ để dẫn đến kết luận R đứng cuối lập luận: “thang và cuốn cũng vẫn chẳng lấy gì làm phổ thông”.
Như vậy, câu ghép trên có cấu tạo là một lập luận ở dạng tổng phân hợp. Đây là một trong ba trường hợp câu ghép có cấu trúc tổng phân hợp trên tổng số 355 ngữ liệu mà chúng tôi tiến hành khảo sát.
[] Thực ra, người con gái ấy mạnh vô cùng, bởi vì dám nói cái xấu ra, tuy là người con gái đã tin chắc vào cái đẹp của mình rồi; mà tin vào cái đẹp của mình, nhưng vẫn cứ nói ra thế, âu cũng là một cách làm duyên để cho chồng thương hơn.
Trong lập luận trên, kết luận r: “người con gái ấy mạnh vô cùng” đứng đầu. Luận cứ p giải thích cho kết luận đó đứng liền sau: “tuy là người con gái đã tin chắc vào cái đẹp của mình rồi; mà tin vào cái đẹp của mình, nhưng vẫn cứ nói ra thế”.
Kết luận chung R được nêu ra ở cuối lập luận là: “âu cũng là một cách làm duyên để cho chồng thương hơn”.
[] Ờ, ra từ hôm Tết đến nay vợ chồng túi bụi, người thì lo đi lễ, người thì lo tiếp khách, vợ chồng quên mất cả nhìn mặt nhau.
Trong lập luận trên, kết luận r: “ra từ hôm Tết đến nay vợ chồng túi bụi” đứng trước.
Luận cứ p: “người thì lo đi lễ, người thì lo tiếp khách” đứng sau.
Từ kết luận r và luận cứ p suy ra kết luận R: “vợ chồng quên mất cả nhìn mặt nhau”.
Kiểu lập luận tổng phân hợp chúng ta thường gặp trong đời sống, đặc biệt là trong những văn bản nghị luận hay những văn bản thuần túy là cung cấp kiến thức, cung cấp những trải nghiệm, cảm nhận, quan điểm và nhận định. Trong đó, các thành phần r, p, q, R đều hiển thị tường minh.
Văn bản Miếng ngon Hà Nội cũng không ngoài đặc trưng của thể loại Kí cung cấp, trình bày những điều”mắt thấy tai nghe” một cách trực tiếp. Dù cấu trúc tổng phân hợp xuất hiện không nhiều, cụ thể là ba ngữ liệu câu ghép nhưng phần nào qua việc khảo sát, chúng ta có thể thấy rằng, ở văn bản này nói riêng và những văn bản Kí của Vũ Bằng nói chung, cấu trúc lập luận quy nạp và diễn dịch được ưu tiên hơn cả. Một phần vì tính chất của kiểu loại văn bản, một phần vì văn phong của tác giả, khi đưa ra một nhận định nào đó luôn cố gắng chứng minh, lí giải nó hay khi đưa ra những thông tin cũng đều hướng đến một kết luận chủ chốt cho vấn đề được nói đến.
TIỂU KẾT
Ở chương 3, khóa luận đã vận dụng các lí thuyết đã nêu để chỉ ra các cấu trúc lập luận, tỉ lệ, đặc điểm của từng cấu trúc lập luận dựa vào ba tiêu chí lớn.
chóng, ngắn gọn, hàm súc của thể loại kí thì trong văn bản Miếng ngon Hà
Nội, lập luận đơn chiếm ưu thế so với lập luận phức. Điều này được quyết
định bởi số lượng của kết luận tường minh. Theo đó, khảo sát câu ghép dựa trên tiêu chí này, chúng tôi có thể đưa ra kết luận rằng thể loại kí nói chung và văn bản Miếng ngon Hà Nội nói riêng có tần suất kết luận cũng như hàm lượng thông tin được đề cập đến khá lớn, hầu như là chiếm ưu thế.
Về sự hiện diện của các thành phần lập luận, chúng tôi thấy trong câu ghép có hai cấu trúc lớn là lập luận đầy đủ thành phần và lập luận chỉ có thành phần kết luận. Lập luận đầy đủ thành phần và lập luận chỉ nêu thành phần kết luận lại được phân chia tiếp thành một số dạng khác nhau dựa trên số lượng luận cứ, kết luận và dựa trên tính chất hàm ẩn hay tường minh của kết luận trong lập luận. Dựa vào tiêu chí cụ thể này, loại lập luận đầy đủ thành phần chiếm tỉ lệ cao (62,2%).
Về vị trí của các thành phần lập luận, chúng tôi thấy trong câu ghép có ba loại cấu trúc là cấu trúc diễn dịch, cấu trúc quy nạp và cấu trúc tổng phân hợp. Tuy nhiên, các dạng lập luận này có tỉ lệ cụ thể khác nhau. Trong đó, loại lập luận tổng phân hợp chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Cấu trúc lập luận diễn dịch chỉ chiếm gần 1/3. Đại đa số là lập luận quy nạp. Điều này một lần nữa nhấn mạnh đặc trưng tường minh thông tin và cách lập luận trong một văn bản nghệ thuật là để đưa ra một kết luận, cần có hệ thống chứng minh, diễn giải cho nó, nói khác đi, khi trình bày những thông tin thì không bao giờ để dư thừa mà luôn hướng đến một kết luận nào đó hoặc là tường minh hoặc là hàm ẩn.
KẾT LUẬN